Nhiều ĐH “đối phó” với kiểm định chất lượng Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của 20 trường ĐH “tốp đầu” đang chờ lãnh đạo Bộ GD-ĐT duyệt lần cuối rồi công bố. Theo đó, không trường nào đạt yêu cầu 100% tiêu chí và đa số các trường còn có tâm lý “đối phó” với công tác kiểm định. Bình quân các tr ường mới chỉ đạt được hơn 80% yêu cầu của tiêu chí mà H ội đồng thẩm định đ Thầy đọc – trò chép vẫn phổ biến Theo dự thảo báo cáo đánh giá chung về 20 trường ĐH “tốp đầu” do Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục ĐH thực hiện, các ĐH của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, cần phải khắc phục mới theo kịp các trường của các nước trong khu vực. Tình trạng thầy đọc – trò chép vẫn phổ biến ở các trường. Chỉ duy nhất trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) được công nhận là tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định. Đặc biệt, cả 20 trường đã tổ chức nhiều hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy nhưng kết quả khảo sát khẳng định SV không hài lòng với chất lượng giảng dạy của trường. Điều này được các trường lý giải do tình trạng quá tải về số lượng SV trong các lớp tại các trường ĐH hiện nay, giáo trình không đủ về số lượng, chủng loại và không được cập nhật, giảng viên ít nghiên cứu khoa học nên kiến thức không sâu và mới. Bên cạnh đó, hầu hết thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị của các trường còn nghèo nàn lạc hậu. Trình độ ngoại ngữ của phần lớn giảng viên và sinh viên tốt nghiệp ĐH hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giao tiếp và đọc tài liệu nghiên cứu. Việc liên kết đào tạo chưa có những quy định chặt chẽ nên các liên kết đào tạo của các trường chạy theo số lượng, dẫn đến chất lượng của một số chương trình liên kết chưa đạt yêu cầu về chuẩn mực đào tạo. Cá biệt, có chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ nước ngoài nhưng giảng dạy bằng tiếng Việt và chỉ học trong vòng 10 tháng. Hầu hết các trường đều không có kế hoạch ngắn hạn phát triển nguồn nhân lực đối với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí. Theo đó, bình quân các trường mới chỉ đạt được hơn 80% yêu cầu của tiêu chí mà Hội đồng thẩm định đưa ra. Vẫn đang là “đối phó”… Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Vì vậy, kiểm định chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và không nhằm để xếp hạng các cơ sở giáo dục. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH gồm có 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí, bao quát tất cả các hoạt động của các trường ĐH. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở mức: đạt mức 2 là đạt toàn bộ yêu cầu của tiêu chí; đạt mức 1 là mới đạt một phần yêu cầu của tiêu chí (khoảng 50% yêu cầu của tiêu chí) hoặc không đạt. GS Nguyễn Mậu Bành, thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng cho biết: “Kết quả đánh giá cho thấy, tuy các trường ĐH tham gia những đợt đánh giá ở trên là những trường được lựa chọn trong số những trường hàng đầu, nhưng kết quả chưa cao. Trong số các trường ĐH được đánh giá, số trường có trên 80% số tiêu chí đạt mức 2 chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1/40. Phần lớn các trường ĐH có từ 60-80% số tiêu chí đạt mức 2. Điều này được giải thích là các trường ĐH mới chỉ quan tâm đến việc hoàn thành báo cáo tự đánh giá gần như để đối phó mà chưa quan tâm đến việc khắc phục những tồn tại của nhà trường được chỉ ra trong quá trình tự đánh giá”. Cũng theo GS Bành, các trường ĐH ở Hoa Kỳ thường phải mất ít nhất 18 tháng để tự đánh giá và khắc phục các tồn tại trước khi đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. Ở nước ta, các trường ĐH chỉ dành khoảng 6 tháng để làm việc này, nhưng chưa toàn tâm, toàn ý nên kết quả còn hạn chế. Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục đã họp và nhất trí thông qua kết quả đánh giá ngoài của 20 trường ĐH và đã đề nghị Bộ trưởng ra quyết định công nhận 20 trường ĐH đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Hội đồng cũng đã có văn bản gửi từng trường ĐH để thông báo kết quả kiểm định, những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy và những tồn tại cần khắc phục. GS Bành đề nghị: “Ngoài việc gửi cho các trường kết quả kiểm định đó thì Bộ nên công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cho xã hội biết chất lượng của từng trường vì hiện nay thương hiệu của các trường ĐH vẫn còn rất mù mờ, chỉ truyền miệng là trường này tốt, trường kia chưa tốt nhưng ai xác nhận”. Không trường nào đạt yêu cầu 100% tiêu chí Trong 20 trường được kiểm định, không có trường nào đạt yêu cầu 100% tiêu chí, 16 trường đạt 80% tiêu chí mức 2 và 4 có ít nhất 80% tiêu chí đạt mức 1. Dự kiến, trong 16 trường đạt cấp độ 2 thì đứng đầu là trường ĐH Sư phạm Hà Nội, rồi đến ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐHSP TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH SPKT TPHCM, ĐHBK (ĐHQG TPHCM), ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH KTQD, ĐH Ngoại thương, ĐH Thủy sản, ĐH Thương Mại, ĐH Đà Lạt. 4 trường ĐH có ít nhất 80% tiêu chí mức 1 là ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Dân lập Văn Lang và ĐH Hàng hải. . Nhiều ĐH “đối phó” với kiểm định chất lượng Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của 20 trường ĐH “tốp đầu” đang chờ lãnh đạo Bộ GD-ĐT duyệt. trường ĐH Sư phạm Hà Nội, rồi đến ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐHSP TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH SPKT TPHCM, ĐHBK (ĐHQG TPHCM), ĐH Nông. Lâm TPHCM, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH KTQD, ĐH Ngoại thương, ĐH Thủy sản, ĐH Thương Mại, ĐH Đà Lạt. 4 trường ĐH có ít nhất 80% tiêu chí mức 1 là ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, ĐH Dân lập