Giáo dục giới tính, bao giờ mới thành môn học? Những thông tin giới tính mù mịt P.N (PTTH Trần Phú) tâm sự: “Bài học đầu tiên mang “hơi thở” của bọn tớ - hơi thở giới tính – bắt đầu từ năm lớp 6 - một buổi ngoại khoá được một hãng BVS tài trợ, bởi vậy nên chỉ có tụi con gái được học. Và chỉ vỏn vẹn về chuyện “nguyệt san là cái gì” (xem qua băng), thế thôi!” “Tớ thấy hình như bọn con gái luôn được ưu tiên hơn trong chuyện này. Còn con trai chúng tớ, nếu như môn sinh lớp 9 không có một chương nói về sinh sản thì có lẽ bọn tớ cũng không biết mình sinh ra bằng cách nào.” T.T (PTTH Trần Nhân Tông) bức xúc. Đúng là có hẳn một chương trong sách, nhưng thực tế thì thầy cô cũng chỉ dạy cho có. Và người lớn lại làm theo cái “lý” riêng của mình Thực tế là thầy cô nào cũng tỏ ra “ngại” khi nhắc đến vấn đề này. Chỉ giảng những điều bình thường như: cấu tạo cơ thể, hay quá trình “tạo ra” chúng ta mà mặt cô đã “ửng hồng” rồi. L.T (THCS TV) kể: “Cô nói là về nhà đọc sách giáo khoa sẽ… tự hiểu! Thế thì còn ai dám thắc mắc?” Bọn tớ mang bức xúc này đi hỏi một số thầy cô dạy Sinh, cô LA (trường NT) nói: “Ngay cả trong trường Đại học các cô cũng đâu được học môn giáo dục giới tính, vậy làm sao đủ trình độ chuyên môn để dạy các em. Hơn nữa, cấp trên cũng không có chỉ định, nó không quan trọng lắm! Các em cứ lo học tốt mấy môn thi tốt nghiệp và Đại học đi!” ý kiến của cô cũng hợp lý, cô không thể lấy kinh nghiệm bản thân để làm kiến thức cho bài giảng. Nhưng như vậy thì không biết đến bao giờ “cấp trên mới có chỉ định” để bọn mình có được những thầy cô được đào tạo chuyên môn để dạy giáo dục giới tính. Hậu quả tất yếu Thậm chí ở thành phố, nơi có điều kiện tiếp xúc nhiều thông tin, tình hình cũng rất… tình hình! Có biết đấy, nhưng không hiểu hoặc hiểu sai. Mới hôm trước thôi, email của HHT vẫn còn nhận được một bức thư của một bạn sinh viên đang học năm thứ 3 Đại học lo lắng cuống quít không biết liệu bạn có “dính thai” không, lý do là vì bạn và bạn trai mặc nguyên si quần áo nhưng lại nằm… hơi sát nhau quá! Do tò mò, nhiều bạn vẫn tìm đọc sách, báo, tranh ảnh, hay mò mẫm vào những trang web bẩn, có nội dung không lành mạnh. Đôi khi do bị kích động, nhiều bạn đã làm những điều dại dột, gây tổn thương đến người khác và đến cả chính mình. Đứa bạn tớ du học Hàn Quốc có kể, vừa rồi trường nó mới “khai trương” cả một trang web, chỉ giải đáp những thắc mắc về giới tính do chính các thầy cô đảm nhiệm nội dung. Còn ở nước ta, thầy cô mới chỉ khuyến cáo dân teen đừng truy cập vào những trang web bẩn, chứ chưa hề cung cấp được cho chúng mình những trang web sạch về vấn đề này. Vậy dân teen có thể được tiếp cận đầy đủ kiến thức và thông tin về sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở trường học nào đây? . Giáo dục giới tính, bao giờ mới thành môn học? Những thông tin giới tính mù mịt P.N (PTTH Trần Phú) tâm sự: “Bài học đầu tiên mang “hơi thở” của bọn tớ - hơi thở giới tính. thì không biết đến bao giờ “cấp trên mới có chỉ định” để bọn mình có được những thầy cô được đào tạo chuyên môn để dạy giáo dục giới tính. Hậu quả tất yếu Thậm chí ở thành phố, nơi có. đâu được học môn giáo dục giới tính, vậy làm sao đủ trình độ chuyên môn để dạy các em. Hơn nữa, cấp trên cũng không có chỉ định, nó không quan trọng lắm! Các em cứ lo học tốt mấy môn thi tốt