skkn Phương pháp dạy học lồng ghép Giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên trong môn sinh học 8,9

24 1.1K 5
skkn Phương pháp dạy học lồng ghép Giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên trong môn sinh học 8,9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường THCS mà chỉ được thực hiện trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học… Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, các em sẽ thích tìm tòi , học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS là rất cần thiết đối với các em. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục gia đình, vai trò của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, luật pháp của quốc gia và sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học, sinh lí học, giải phẫu học, các kĩ năng của con người để bước vào quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, hiểu rõ các thông tin cơ bản cần thiết về tình dục và sinh sản. Đối với HSDTTS thì đây thật sự là vấn đề khó vì trong phong tục tập quán và cả lối sống ngày nay vẫn còn thể hiện nhiều mặt hạn chế. Nguyên nhân chính là do còn tồn tại một số nhận thức chưa đúng đắn hoặc có thể chưa hiểu rõ về giới tính và sinh sản. Để thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học, sinh lí học, giải phẫu học, tâm lí học và các quan điểm về đời sống tình dục phải trình bày một cách công khai. Trong giảng dạy môn sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cần phải lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống, GDGT và SKSS cho HS có ý thức bảo vệ cơ thể khỏe, sống lành mạnh… Trong năm học vừa qua, để giáo dục HS có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe tôi đã lồng ghép vấn đề này trong một số bài dạy môn sinh học 8,9 và tôi nhận thấy đã đạt một số hiệu quả nhất định. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm tiếp theo với hi vọng góp phần nâng cao dược ý thức cho HS để bảo vệ cơ thể mình, từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta có trách nhiệm giúp đỡ các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Hơn thế nữa HS là đồng bào DTTS quá trình học có thể dùng lại Phan Thị Ngọc Lan 1 ở bậc THCS để rồi sau đó em ở nhà lập gia đình sớm nên việc giúp các em có những kiến thức cơ bản cần thiết làm hành trang cho cuộc sống hôn nhân sau này, thoát khỏi những quan niệm lạc hậu có thể làm suy kiệt nòi giống thì đây càng là vấn đề cần thiết phải xem trọng. Giáo dục SKSS – VTN là giáo dục VTN về tình dục và sức khỏe sinh sản cùng với những khía cạnh khác nhau của vấn đè này( như thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội…). Nó giúp nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của VTN về các mặt khác nhau của quá trình sinh sản ở loài người và những ảnh hưởng của quá trình này. Hình thức giáo dục này bắt đầu càng sớm càng tốt. 2. MỤC ĐÍCH Giúp HS tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, biết tự bảo vệ cơ thể từ đó ý thức bảo vệ sức khỏe cho người thân cũng như gia đình ở hiện tại cũng như tương lai sau này. 3. NHIỆM VỤ Trang bị trí thức, hình thành ở HS những kiến thức cơ bản có hệ thống về đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng các cơ quan cơ thể người. Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng, nhận thức cảm tính, kĩ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lí tính, kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa. Đây là những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau này. Giáo dục giới tính và SKSS cho lứa tuổi HS khối 8,9 để phòng được một số vấn đề nhạy cảm của lứa tuổi này. Giáo dục thế giới quan khoa học, vạch rõ mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. Giáo dục tình cảm đạo đức cho HS , bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp dạy học lồng ghép GDGT lứa tuổi vị thành niên trong môn sinh học 8,9 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Học sinh khối 8, 9 trường THCS Đăk Tơ Kan từ tháng 9 năm 2010 đến hết thang 12 năm 2011. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phan Thị Ngọc Lan 2 Tìm hiểu các khái niệm, thông tin và số liệu về vấn đề GDGT và sinh sản. Thực hiện soạn và dạy lồng ghép GDGT và sinh sản đối với môn sinh8, 9. Phát phiếu thăm dò ý kiến trước và sau khi nghiên cứu. Tham khảo các tài liệu chuyên môn. Tổng hợp và rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh- sinh viên nạo phá thai hay vì tình mà làm những việc không tốt ảnh hưởng tới việc học và tương lai của mình xảy ra rất là nhiều. Những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn dậy thì thường xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên. Đó là khoảng thời gian tốt nhất để giáo dục các em về sự phát triển giới tính. Nói chuyện với các em một cách cởi mở về những thay đổi tâm sinh lý có thể xảy ra trong suốt thời kỳ quan trọng này. Nhưng hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi các em, để các em tự tò mò về tình yêu, tình bạn và quá thơ ngây trước mối quan hệ khác giới. Để rồi những "dại dột" của lứa tuổi này phần nhiều là những hậu quả đáng buồn hoặc do bố mẹ không quan tâm hoặc ngại trao đổi, nên khiến con cái mất "khả năng đề kháng". Khi rơi vào những hoàn cảnh khó nói, trẻ chỉ biết làm theo bản năng. Cũng chính vì lý do này mà không may có thai, hay lỡ quan hệ với bạn trai, các cô gái cũng không dám hé răng nói với cha mẹ mà tự tìm cách "giải quyết". Cái khó nhất khi nói chuyện hay giáo dục chuyên về giới tính với các em không phải sợ các em không nhiệt tình tham gia, mà chính là ở các thầy cô giáo, họ rất e ngại khi nói về vấn đề này. Thuyết phục các thầy cô giáo trong trường giáo dục về giới tính còn khó hơn các em. Trong khi đó các em lại có rất nhiều thắc mắc và không phải chuyện gì cũng có thể tâm sự với cha mẹ. Có nhiều bà mẹ rất lấy làm ngạc nhiên vì con mình yêu, bà bảo, thật không ngờ mới 14- 15 tuổi đầu, yêu đương chúng cũng đau khổ, nhớ nhung, hò hẹn như người lớn, khiến tôi bàng hoàng hết cả người. Rồi từ chỗ đó, không ít người đã "giáo dục" con bằng cách nhốt lại hay đòn roi. Có ông bố gầm lên khi biết con yêu sớm rồi đánh con nát cả cái roi. Có bà mẹ ép buộc con gái phải dẫn mình đến nhà người yêu để "chửi cho cả nhà thằng đó một trận" Nhưng rồi hậu quả để lại chỉ là con cái họ khủng hoảng hơn mà thôi. Hay cũng có trường hợp việc đã lỡ rồi biết làm sao, thôi cho chúng nghỉ học để là đám cưới để rồi “ Trẻ con làm bố mẹ trẻ con”. Phan Thị Ngọc Lan 3 Dễ nhận thấy rằng mối quan hệ lỏng lẻo giữa cha mẹ và con cái đôi khi đưa các em vào mối quan hệ yêu đương sớm. Trong khi nhiều bậc cha mẹ vẫn tồn tại những suy nghĩ, phong kiến như trao đổi, cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy". Vì thế họ không bao giờ trao đổi với các em về những vấn đề này. Có muôn vàn lý do để những đứa trẻ mới lớn đưa ra để "biện minh" cho những việc làm đã lỡ của mình. Một điều đáng nói là, với trẻ em bây giờ, dậy thì thường xảy ra sớm, rồi bắt nguồn từ sự tò mò trẻ con, từ thôi thúc của bản năng khi có tác động ngoại cảnh, phim ảnh và biểu hiện thì muôn hình vạn trạng. Rồi bị ép chứ không đồng ý, cả hai đều yêu nhau không kiềm chế được, bạn van xin phải chứng minh tình yêu, gặp chuyện buồn trong gia đình không vượt qua được Chuyện gán ghép nhau rồi trở thành chuyện yêu như thật trong các em tuổi vị thành niên là chuyện "thường ngày ở huyện", trong đó không loại trừ các em đang ngộ nhận tình bạn khác với tình yêu. Ở lứa tuổi vị thành niên lứa tuổi được xem trẻ con không ra trẻ con người lớn không ra người lớn thì nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn, thông tin bên ngoài thì nhiều mà suy nghĩ của các em thì còn chưa chín chắn vì thế các bậc cha mẹ, các bậc thầy cô giáo cần phải làm gì để giúp các em có những hiểu biết và suy nghỉ chín chắn hơn, giúp các em tránh xa các sai lầm, nhất là các vấn đề liên quan tới giới tính, để các em trưởng thành 1 cách toàn diện và tương lai tốt đẹp hơn đến với các em. Theo tôi, trong thời đại phát triển như hiện nay, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh là vấn đề rất cần thiết, nhất là bậc học THCS và cả THPT. Không nhất thiết phải đưa “ giáo dục giới tính” thành 1 môn học chính khóa mà nên lồng ghép nhiều hơn nữa kiến thức giới tính vào 1 số môn như Giáo dục công dân hay sinh học… hoặc là nội dung, chủ đề chính của nhiều tiết học hoạt động ngoài giờ… Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức 1 tiết dạy đòi hỏi sự chuẩn bị trước. Giáo viên có thể dần 1 buổi truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm hiểu 1 số tình huống trong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở những tiết sau, cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Phan Thị Ngọc Lan 4 2.1. Thuận lợi : - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT. - Kho tư liệu phục vụ cho việc viết và báo cáo đề tài đa dạng. - Các em học sinh sắp sữa và đang ở độ tuổi vị thành niên (từ 13 đến 18 tuổi) nên nhận thức và giáo dục về vấn đề giới tính khá dễ dàng hơn. - Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiếu những kiến thức về giới tính khá dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau. - GV chuyên môn đã có những kiến thức chuyên môn có liên quan tới vấn đề GDGT và sinh sản - HS rất muốn tìm hiểu những tò mò về bản thân mà từ lâu không biết hỏi nên và cần hỏi ai. 2.2 Khó khăn : - Giáo viên và học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề cập đến nội dung giới tính. - Chương trình giáo dục giới tính chưa được thực hiện phổ biến ở trường học nhất là bậc học THCS. - Chương trình học thì càng ngày càng nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều thời giờ dành cho việc tìm hiểu kiến thức về giới tính. - Đa số HS là người DTTS, gia đình nghèo nên đa số cha mẹ bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi và quan tâm đến con em mình. - Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng “ Đó là chuyện tế nhị mà”, ngày xưa bố mẹ có nói về chuyện đó đâu, mà có ai nhắc đến thì cũng đỏ ửng mặt lên xấu hổ rồi, đâu sẽ có đó, đến tuổi thì chúng tự biết hết ấy mà". -Phần lớn phụ huynh chưa có phương pháp đúng đắn trong việc trao đổi với con trẻ về vấn đề giới tính, hơn nữa cũng chưa hiểu biết nhiều, hiểu chưa đúng, chưa sâu về vấn đề. -Phần lớn cuộc sống đồng bào DTTS vẫn còn chịu ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm , lối sống còn lạc hậu mà nguyên nhân chính đó là nhận thức sai về vấn đề hôn nhân và gia đình như nạn tảo hôn, kết hôn cùng dòng họ…. 3.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ Tuổi vị thành niên được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành từ 10-19 tuổi. Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người lớn. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ cả về thể chất, tâm lí, tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội , cộng đồng. Phan Thị Ngọc Lan 5 Tuổi dậy thì nói chung có thể chia làm ba giai đoạn ( bắt đầu, trung gian và cuối), hay tiền dậy thì, dậy thì và sau dậy thì. Sức khỏe sinh sản : Theo tổ chức Y tế Thế giới, SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất , tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ khơng phải là khơng có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Như vậy SKSS bao hàm ý nghóa là mọi người đều có thể có một cuộc sống tình dục được thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có khả năng sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm sinh con và số con. Đònh nghóa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam giới phải được thông tin, tư vấn đầy đủ và được tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng và chấp nhận được theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dòch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn. -Sức khỏe tình dục: Theo tổ chức Y tế thế giới, SKTD là trạng thái thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động tình dục chứ không phải chỉ là không có bệnh, hoạt động bất thường hay yếu ớt. SKTD đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với hoạt động tình dục và các mối quan hệ giới tính, cũng như khả năng có được cuộc sống tình dục an toàn và khoái cảm, không bò cưỡng bức, phân biệt và bạo lực. Để có và duy trì SKTD, các quyền về tình dục của tất cả mọi người phải được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. Sự phát triển về thể chất :Trong suốt thời trẻ em, các cơ quan sinh dục chăûng thay đổi bao nhiêu, song trong giai đoạn vò thành niên, sự tăng trưởng từ dạy thì đến chín muồi diễn ra theo một trình tự nhất đònh.Tuổi dậy thì được phát khởi từ vùng dưới đồi, nó kích thích tuyến yên.Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng,kích thích sự sản xuất các hoocmon của buồng trứng,tinh hoàn và tuyến thượng thận.Các tác nhân đặc hiệu của tuổi dậy thì là hoocmon giới tính Esùtrogen từ buồng trứng và Andrnogen từ tinh hoàn.Con gái thường đạt tới tuổi chín muồi sớm hơn con trai 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi, ở trẻ trai 13- 16 tuổi.Mỗi cá nhân có một thời gian biểu riêng, nam hay nữ cũng vậy thành thử có những biến thiên lớn về thời gian, song trình tự chín muồi về giới tính thì như nhau. Phan Thị Ngọc Lan 6 Sự phát triển kòch tính của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tình dục, nhưng lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tình dục của người vò thành niên. Mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, người vò thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội . Người vò thành niên tháy sợ hãi bối rói vì những cảm nghó mới mẻ về giơi tính này mà ngay cả bản thân,( và cả bậc cha mẹ) , thường cho đó là “điều xấu xa”.Người ở lứa tuổi này cần có cơ hội bày tỏ các cảm nghó đó và học cách là sao kềm chế và chuyển hướng các ham muốn tính dục của mình.Đồng thời với sự tăng trưởng về giới tính,cũng diễn ra giai đoạn”nước rút” của sự tăng trưởng toàn thân cơ rhể lớn lên từng ngày.Trong thời kỳ dâïy thì, trung bình mỗi em cao thêm khoảng 9- 20 cm.Trong giai đoạn này, cơ thể không chỉ lớn lên về mặt chiều cao và cân nặngmà còn cả về các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay ,chân tất cả các bộ phận cơ thể không lớn lên thoe cùng một tốùc độ, nên người vò thành niên trông có dáng ngượi ngòu và có phần không cân đối. 4. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi vị thành niên là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, bởi vì đây là những năm tháng quyết định đến chiều hướng thay đổi của một em bé: Em bé đó sẽ trở thành “loại” người nào? Suốt lứa tuổi vò thành niên có nhiều thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lónh vực nối trên.những thay đổi đó liên quan tới nhau ảnh hưởng lẫn nhau.Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy. Thế kỷ 20 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó tình dục học sẽ là một môn học phải được dạy ngay từ lớp 5. Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống,nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách.Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.Phim ảnh, báo Phan Thị Ngọc Lan 7 chí,những nếp sống,hoạt động không lành mạnh,ăn chơi,ma túy làm cho các em dễ bò lôi cuốn,bò sa ngã, bò xâm hại tình dục Vậy nên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với cơ thể mình. Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với bản thân, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói là cái gốc của con người. Bác Hồ từng nói “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” nghóa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về sau có thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. -Dạy sinh học 8,9 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết vềà đặc điểm cấu tạo,các bộ phận và chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thưc tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan , bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. *Các phương pháp GDGT ở trường THCS Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp GDGT có ý nghóa quan trọng trong việc bảo đảm kết quả của giáo dục.Một trong ngững nhiệm vụ của GDGT là hình thành ý thức(khái niệm, phán đoans, niềm tin cho học sinh THCS về những vấn đề có quan hệ đến giới và các quan hệ giữa những Phan Thị Ngọc Lan 8 người ở các giới khác nhau,về giới tính vai trò của chúng trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, để hình thành ý thức cho HS ý thức về các vấn đề vừa nêu trên, cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp diễn giảng, đàm thoại, tranh luận.Những phương pháp này có tác động đưa lí luận vào ý thức HS và khái quát những kinh nghiệm, những hành vi, ứng xử của HS. Tuy nhiên không được biến các phương pháp này thành các phương pháp thuyết giáo.Các phương pháp này phải làm cho HS biết tự mình phân tích và tổng kết kinh nghiệm ứng xử đối với người khác giới, đối với những vấn đề giới tính của bản thân của bạn bè, biết tự nhận thức,tự đánh giá,và biết bảo vệ những quan điểm, niềm tin và nguyên tắc mình đã tự xây dựng. 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn sinh học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân, đòa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh. Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Trong khi có khoảng 96,1% các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bò đầy đủ các kiến thức về tâm - sinh lí và giao tiếp ứng xử ngay trong giai đoạn THCS. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chòu. Theo bệnh viện phụ sản Từ Dũ Hà Nội: Số sản phụ chưa đến tuổi 18 đến khám phá thai ngày càng tăng. Năm 2003 gấp 2 lần năm 2001, Riêng những tháng đầu năm 2009, trung bình mỗi tháng có hơn 40 ca. Thực tế là tình trạng nạo phá thai khi chưa lập gia đình xảy ra rất phổ biến, đến mức báo động. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED), Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (Đứng thứ 3 Phan Thị Ngọc Lan 9 trên thế giới) với hơn 500.000 ca mỗi năm. Con số thực tế còn có khả năng cao hơn do báo cáo và ghi chép không đầy đủ khi tình trạng phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế tư nhân rất khó kiểm soát… Trong đó, 30% ca phá thai là ở lứa tuổi chưa lập gia đình. Đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vò thành niên. Theo đó, những bà mẹ sinh con trước 18 tuổi là khoảng 5% và khoảng 15% sinh con trước tuổi 20. Chưa kể có khoảng 65% các ca nhiễm HIV là ở những người dưới 29 tuổi và một phần không nhỏ rơi vào những đối tượng chưa lập gia đình, Cũng theo báo cáo, đây chỉ là số nổi, thực tế còn nhiều hơn vì các em không khai đúng tuổi hay không dám đến bệnh viện để xử lí. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính làm các em dễ mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc một số bệnh như: Lậu, Giang mai, sùi mào gà, AIDS. Xã• hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục THCS. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vò thành niên. Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bò cho các em các kiến thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cải. Với vai trò là một giáo viên dạy môn sinh học THCS, tôi thấy có một số nội dung trong chương trình SGK có đề cập đến một số vấn đề về dạng kiến thức GDGT. Nếu GV biết cách triển khai tốt, khai thác bổ sung thêm một số vấn đề thì sẽ trở thành một bài dạy về giáo dục giới tính rất tốt cho các em. Trước đây, chúng ta áp dụng phương pháp dạy học vấn đề, trong đó lấy giáo viên là trung tâm truyền đạt lại kiến thức cho Học sinh, do đó Học sinh học tập một cách thụ động, thiếu sáng tạo dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao. Hiện nay, công tác đổi mới phương pháp dạy học đang vận dung phương pháp dạy học khám phá, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, giám sát, đònh hướng các hoạt động của học sinh nhằm giúp các em tìm hiểu và lónh hội các kiến thức mới. Phan Thị Ngọc Lan 10 [...]... người giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách sử lý các tình huống gặp phải trong đời sống và sức khỏe của con người ,trong đó có sức khỏe sinh sản Qua các phương pháp dạy mà hình thành cho học sinh phương pháp học tậpï bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung,tạo cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công... DANH MỤC VIẾT TẮT CNTT Cơng nghệ thơng tin DTTS Dân tộc thiểu số GV Giáo viên GDGT Học sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thơng VTN Vị thành niên SGK Sách giáo khoa SKTD Sức khỏe tình dục SKSS Sức khỏe sinh sản Phan Thị Ngọc Lan 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa Sinh học 8, 9 NXB Giáo dục 2.Sách giáo viên Sinh 8, 9 NXB Giáo dục 3.Sách “GD sống khỏe mạnh và kĩ năng sống cho HS THCS 4.Báo... rằng: “ Giới tính là vấn đề các bạn học sinh nên tìm hiểu và lấy đó làm kiến thức để hỗ trợ các em trong cuộc sống, nhà trường nên quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh, nên có những buổi nói chuyện giữa giáo viên hay chun viên tư vấn với học sinh để các em giải tỏa những thắc mắc của mình, khi các em đã có sự nhận định đúng đắn về giới tính thì các em sẽ tập trung tốt hơn cho học tập... tâm vì học đường khơng chỉ giáo dục các em kiến thức mà còn cần dạy cho các em lối sống đẹp Vấn đề giới tính nó khơng xấu, nó cũng cần thiết như cần biết tính tốn, cần biết viết chữ Hiểu được vấn đề giới tính sẽ giúp giải tỏa được nhiều điều thầm kín mà khơng nói được với ai, từ đó có cách suy nghĩ tốt, sống lành mạnh III KẾT LUẬN Nên đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho các em học sinh, ... với người lao động 6.LỒNG GHÉP GDGT VÀO MỘT SỐ BÀI DẠY MƠN SINH 8,9 SINH 8-Bài 58: TUYẾN SINH DỤC Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi dậy thì ở các em trai Có 2 hoạt động nhỏ: + Tìm hiểu về vai trò của tinh hoan ở phần này Gv hướng dãn cho học sinh quan sát hình vễ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ.(GV dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho HS vò trí... tư vấn cho các em những vấn đề liên quan đến giới tính để các em có nhận thức đúng đắn và tập trung tốt vào học tập Giáo viên bộ mơn như các mơn sinh học, giáo dục cơng dân, địa lí cũng cần lồng ghép vào bài học nội dung Phan Thị Ngọc Lan 21 GDGT, kĩ năng sống cho HS Tơi hi vọng với sự tâm huyết với nghề và lòng u trẻ các thầy cơ sẽ tìm ra nhiều phương pháp hay hơn và hiệu quả hơn hữa để góp một phần... nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ) các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết đònh giới tính không thể thay đổi SINH 8- bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI Hoạt động : Tìm hiểu những điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai Gv dung tranh màu phóng to giới thiệu rõ đường đi của tinh trùng... ngoại khóa, giờ học riêng… 7.2 SAU KHI NGHIÊN CỨU Phát phiếu thăm dò ở 3 lớp 9 vào đầu học kì II năm học 2011 Có một số câu hỏi đã nhận được câu trả lời mang tính khả quan hơn Cụ thể như sau: 1.Bạn hiểu thế nào về giới tính? - Giới tính là một khái niệm để phân biệt nam và nữ - Giới tính là biểu hiện tự nhiên, tất yếu trong đòi sống biểu hiện ở các hoạt động hàng ngày, là sự khác biệt về tâm sinh lí của... em học sinh, nhất là bậc học THCS và có thể cả ở bậc THPT Giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể là lồng ghép nhiều nội dung hơn vào các mơn ngồi mơn sinh học hay đưa nội dung vào 1 số buổi ở mơn hoạt động ngồi giờ hay mỗi học kì tổ chức mời các chun viên tư vấn về nói chuyện, trao đổi với các em… Tơi mong rằng các giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến các em hơn, giáo dục và tư vấn cho các em... nguyệt của nữ giới - Cơ chế tác dụng của phương pháp tính ngày rụng trứng: Yêu cầu trình bày như phần nội dung (Học sinh dùng tranh : Sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ giới để giải thích) *Nhóm 2: Phan Thị Ngọc Lan 14 Tranh: Bao cao su dành cho nam giới va phụ nữ Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nam giới + Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới: Phan Thị Ngọc Lan 15 Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới *Nhóm . vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp dạy học lồng ghép GDGT lứa tuổi vị thành niên trong môn sinh học 8,9 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Học sinh khối 8, 9 trường. đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn sinh. trở thành một bài dạy về giáo dục giới tính rất tốt cho các em. Trước đây, chúng ta áp dụng phương pháp dạy học vấn đề, trong đó lấy giáo viên là trung tâm truyền đạt lại kiến thức cho Học sinh,

Ngày đăng: 02/08/2015, 13:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan