1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm môn toán học lớp 6

26 6,4K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUI/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1/- Chủ quan : Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ trước đến nay.Trong những năm gần đây,

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1/- Chủ quan :

Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ trước đến nay.Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của xã hội đòi hỏi người giáo viên và học sinh cần có những phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá: Thầy chỉ đạo tổ chức cho học sinh hoạt động, trò tích cực hoạt

động để chiếm lĩnh kiến thức mới Ở bậc trung học cơ sở, kiến thức toán lớp 6 sẽ là vốn kiến thức hỗ trợ quan trọng trong việc học toán sau này và có ảnh hưởng liên

quan trực tiếp đến việc học tốt môn toán ở lớp 7, 8, 9

Do đó, phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh

2/- Khách quan:

Phầøn đông học sinh cho rằng toán là môn học khó nhất trong các môn, khô khan chỉ toàn là những con số tính toán đến đau đầu … Vì vậy, giáo viên dạy toán cần phải làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của toán trong đời sống và hướng dẫn các em biết nỗ lực vươn lên, biết tìm được niềm vui khi giải xong một bài toán khó, biết học tốt môn toán để nâng cao hiệu quả các môn học khác

Ngày nay, do yêu cầu phát triển của xã hội nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn hơn bởi “căn bệnh thành tích” và nạn “ngồi nhầm lớp” thì học sinh trường tôi cũng đâu ngoại lệ Học sinh bị mất kiến thức từ những phép toán cộng, trừ đơn giản thì làm sao các em có nền tảng để bước lên tiếp tục mà không bị ngã! Chính vì thế giáo viên chúng ta cần phải nỗå lực nhiều hơn trong việc nghĩ và chọn ra những phương pháp dạy học thích hợp nhất, hiệu quả nhất Đặc biệt là đối với học sinh ở

vùng sâu, vùng xa như trường Trung học cơ sở Bưng Bàng-Huyện Tân Châu chúng

tôi

Để đạt được điều đó chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, khoa học, áp dụng mọi lúc mọi nơi.Bên cạnh đó, người học sinh cũng cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập Nhưng thực tế học sinh chỉ quen với cách học truyền thống nên còn rụt rè, nhút nhát Muốn đạt được phương pháp học tập mới chúng ta cần giúp đỡ học sinh, tạo mọi động lực giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong học tập

Trang 2

Từ những lý do đó tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu sách vở và

mạnh dạn đưa ra đề tài “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm môn toán lớp 6 trường Trung học cơ sở Bưng Bàng" nhằm nâng cao hiệu quả dạy, chất lượng học để

phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục của nền giáo dục nước nhà

II/- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Từ thực tiễn giảng dạy môn Toán, đặc biệt là Toán khối 6 qua nhiều năm công tác, từ quá trình tích cực đổi mới các phương pháp trong khi dạy và học bộ môn, từ sự tham mưu với BGH, bàn bạc với Tổ CM để tìm được những phương pháp hữu hiệu, tích cực nhất trong quá trình dạy Toán.Từ sự kết hợp với phụ huynh học sinh để tìm hiểu về quá trình học tập của các em ở nhà (nhìn chung ý thức tự học ở nhà của các em là rất kém, hầu hết phụ huynh chưa quan tâm sâu sát đến việc học của con em mình) Từ những vấn đề trên đã tác động rất nhiều đến phương pháp mà tôi đã lựa chọn

III/- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :

- Dựa vào thực tế các bài dạy toán ở lớp 6

- Aùp dụng cho học sinh khối lớp 6 trường Trung Học Cơ Sở Bưng Bàng

Thời gian nghiên cứu được chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Từ đầu năm học cho đến giữa học kỳ I

- Giai đoạn 2: Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I

- Giai đoạn 3: Từ đầu học kỳ II đến giữa học kỳ II

Sau mỗi giai đoạn tôi thu thập kết quả học tập của các em một cách chính xác và cập nhật kịp thời những thông tin phản hồi từ phía học sinh để có những số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

IV/- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Nhằm giúp cho học sinh hứng thú học tập, giảm bớt sự cứng nhắc ơ ûbộ môn và tìm được niềm vui khi tham gia học toán bản thân tôi quyết tâm nghiên cứu đề tài Sau khi trao đổi vơi các đồng nghiệp, chúng tôi cùng nhau xây dựng phương pháp học tập tối ưu nhất để giúp học sinh đạt được những yêu cầu cần thiết trong học tập Mặt khác, học sinh trường tôi thiếu tính mạnh dạn, tự chủ trong mọi hoạt động nên muốn kích thích học sinh phát huy tính tư duy, sáng tạo, chủ động học tập không gì khác hơn là phải tìm ra phương pháp học tập khắc phục được tính tự ti, mặc cảm Ngoài ra, chúng tôi cũng quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ nước nhà giao phó

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp sau:

1/- Phương pháp nghiên cứu tài liệu :

Tham khảo các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và các tài liệu chỉ đạo của Ngành, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên và các loại tài

Trang 3

liệu hỗ trợ giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm; cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường đặc biệt là đ/c Hiệu trưởng.

2/- Phương pháp điều tra :

- Điều tra trên thực tế các tiết học toán ở khối lớp 6, kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động của lớp, so sánh kết quả trước và sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm

-Thống kê điểm các bài kiểm tra thường xuyên , điểm kiểm tra định kỳ… để so sánh đối chiếu kết quả

3/-Phương pháp dự giờ :

- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi với giáo viên và học sinh về tiết dạy, tiết học, tiết kiểm tra

- Dự các tiết chuyên đề, các tiết dạy mẫu của trường, của trường bạn hay của cấp trên tổ chức

4/ Phương pháp đàm thoại :

- Đàm thoại với học sinh : tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh trong các tiết học cũng như những lúc học ngoại khoá, những lúc rãnh rỗi để tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và kích thích học sinh yêu thích môn học

- Đàm thoại với đồng nghiệp trong những lúc hội họp, họp tổ chuyên môn hay lúc thư giãn để đúc kết kinh nghiệm và rút ra phương pháp dạy học tốt nhất

5/- Giả thiết khoa học :

Môn toán là môn khoa học xuất phát từ thực tế và trở về phục vụ cho đời sống khoa học kỹ thuật, cho đời sống xã hội và cho bản thân nên đòi hỏi các em phải học tốt môn toán là điều tất yếu Có học tốt môn toán, học sinh mới rèn luyện được ý thức và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, giúp học sinh xây dựng thế giới quan khoa học, góp phần tạo cho học sinh năng lực tổng hợp để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống Việc tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức còn có tác dụng gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp học sinh nắm được thực chất vấn đề, tránh việc hiểu sự kiện toán học một cách hình thức Học sinh được chủ động sáng tạo, được kiểm định kết quả qua các nhóm khác, được mạnh dạn đưa ý kiến cá nhân trước nhóm bạn đó là điều không phải học sinh nào cũng làm được

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I/- CƠ SỞ LÝ LUẬN :

Với xu hướng phát triển hiện nay, mọi lĩnh vực đều phải đổi mới cho phù hợp với thực tế đổi mới của đất nước nên việc dạy và học cũng cần có những đổi mới cụ thể, nhất là đổi mới soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy: Thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, trò chủ động hoạt động để tiếp thu kiến thức là chủ yếu

Chương trình toán ở bậc trung học cơ sở mặc dù đã được cải cách nhiều lần cho phù hợp với xu thế mới hiện nay nhưng nhìn chung cũng được dựa trên những kiến thức cơ bản đã có từ bao đời nay Môn toán khô khan, khó học, khó gần gũi nhưng lại cần nhất trong cuộc sống hằng ngày của mọi người Toán là môn khoa học cho mọi môn khoa học khác, là nền tảng cho mọi sự khởi đầu Chính vì vậy, chúng ta phải làm thế nào đó để xây dựng cho học sinh những “viên gạch” vững chắc để học tập tốt - nhất là ở lớp 6 - các em vừa chia tay với những kiến thức vỡ lòng, mới chập chững bước vào không gian quá ư là rộng lớn liệu các em có vững vàng ở mai sau không? !!!

Từ những trăn trở thực tế và chứng kiến những khó khăn về mọi mặt mà học sinh trường tôi phải chịu như thiếu thốn về vật chất, về tinh thần, về điều kiện giao tiếp với xã hội … Tôi cảm thấy rằng bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất phục vụ cho công cuộc giảng dạy hiện nay

Chính vì thế, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm ở môn toán lớp 6” này nếu được áp dụng thành công thì sẽ

giúp giáo viên rất nhiều trong dạy học và cũng giúp học sinh rất nhiều trong việc chiếm lĩnh tri thức học tập

II/- CƠ SỞ THỰC TIỄN :

Trên thực tế giảng dạy, giáo viên trường tôi nói chung và bản thân tôi nói riêng có một số khó khăn và thuận lợi như sau:

1/- Về phía học sinh :

a/- Thuận lợi :

- Đa số học sinh có đủ sách giáo khoa

- Học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, ngoan hiền, lễ phép

- Một số học sinh siêng năng, cần cù, chịu khó học tập

- Học sinh tích cực tham gia các phong trào học tập như phong trào đôi bạn cùng tiến, phong trào học nhóm, học tổ …

Trang 5

b/- Khó khăn :

- Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện tiếp cận với xã hội còn hạn hẹp thiếu thốn nhiều về vật chất cũng như tinh thần, không có sách tham khảo, không có tài liệu học tập … Mặc dù đã được sự hỗ trợ của nhà trường nhưng các em cũng còn thiếu sách giáo khoa ở mỗi lần chuyển tiếp học kỳ do không mua sắm kịp

Theo thống kê đầu năm, học sinh khối lớp 6 có 48 em trong đó có sách bài tập

30 em, có vở bài tập 20 em

- Phần lớn học sinh xuất thân từ gia đình lao động nên sau mỗi buổi đi học về là các em lao vào phụ giúp gia đình làm nhiều công việc như gỡ mũ chén, trút mũ, quét lá, cột kiềng … có khi lại phải đi làm cỏ mướn để phụ thêm thu nhập gia đình Từ đó, các em không có thời gian học tập ở nhà, không tham gia học nhóm dẫn đến học yếu, học kém, chán học vàø điều không thể tránh khỏi là bỏ học

- Đa số học sinh tính toán chậm, bản tính lại rụt rè, nhút nhát nên việc học tập

ở bạn, việc thảo luận nhóm chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến việc tiếp thu kiến thức hạn chế

- Một số học sinh lười học thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học do phải phụ gia đình

2/- Về phía phụ huynh học sinh :

a/- Thuận lợi :

- Gia đình có tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập ở nhà cũng như ở trường

- Một số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con em mình, có liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về tình hình học tập của học sinh

- Một số ít phụ huynh lơ là trong việc đi học của học sinh, thích thì đi không thích thì nghỉ thậm chí còn bắt nghỉ học để trông nhà, trông em

3/-Tình hình trang thiết bị dạy học của nhà trường :

a/- Thuận lợi :

- Nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách nâng cao, sách bồi dưỡng môn toán

- Có một số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy như: thước thẳng, thước đo góc, compa, hình ảnh …

b/ Khó khăn :

- Sách tham khảo có rất ít

- Đồ dùng dạy học còn thiếu rất nhiều như giác kế, hình ảnh, mô hình …

4/- Bản thân giáo viên :

Trang 6

a/- Thuận lợi :

- Bản thân đã tham gia giảng dạy hai mươi năm và dự giờ nhiều đồng nghiệp nên có chút ít kinh nghiệm trong công tác

- Tham gia đầy đủ các buổi triển khai chuyên đề, các buổi hội họp chuyên môn, các buổi bàn bạc thảo luận về phương pháp dạy học

- Bản thân đã đúc kết được một số phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận đạt hiệu quả ở môn học của mình

- Mạnh dạn đưa phương pháp hoạt động nhóm theo hình thức thi đua (ở phần củng cố luyện tập) đạt hiệu quả cao trong tiết dạy

- Bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo một số đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy hay hơn, sinh động hơn

- Điều kiện đi lại khó khăn nên việc sưu tầm tài liệu cũng rất ít

5/- Sự cần thiết của đề tài :

Do yêu cầu phát triển của xã hội cần có những con người mới phù hợp với nền khoa học hiện đại, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, biết giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tế một cách tốt nhất không gì khác hơn là tính năng động, linh hoạt sáng tạo của các em học sinh lớp 6 trường THCS Bưng Bàng Muốn có đầy đủ những điều kiện đó học sinh cần phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng cách: chủ động hoạt động nhóm, tổ chức nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ, giải quyết vấn đề và hướng dẫn hợp tác cùng nhau làm việc đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

III/- NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

A/- Vấn đề đặt ra :

Đối với học sinh việc hoạt động hợp tác theo nhóm không phải dễ dàng thực hiện Phương pháp dạy học này đòi hỏi học sinh phải biết nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện Trong đề tài này tôi xin được trình bày một số phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh một số cách chia nhóm thảo luận

1/ Chia nhóm theo qui mô :

• Nhóm nhỏ nhất là nhóm có 2 thành viên ngồi kề nhau Loại hình này thích hợp cho những bài tập nhanh, trả lời câu hỏi chính xác

• Nhóm nhỏ thông thường từ 3-5 HS thích hợp với nhiệm vụ thảo luận vấn đề cụ thể và nhanh chóng

Trang 7

Đối với nhóm nhỏ hai thành viên thì dạng bài tập thường có sử dụng các tính chất, tính nhẩm hay những bài tập đơn giản, dễ hiểu, dễ tìm được kết quả hoặc nhữngtrong bài.

 Ví dụ1 : Aùp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:

a/ 86 + 357 + 14b/ 72 + 69 + 128 c/ 25.5.4.27.2

d/ 28.64 + 28.36( Bài tập 27 trang 16 - sách giáo khoa Toán 6- tập 1)Loại bài tập này có sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân Do đó, trước tiên là học sinh sẽ cùng nhau xác định tính chất sẽ sử dụng trong mỗi bài

- Đối với bài tập a : sau khi hai em đã xác định tính chất sử dụng trong bài là tính chất kết hợp thì bắt tay ngay vào tính nhẩm kết quả

Giả sử, em A chọn cách tính (25 2) (5 4) 27

em B thì chọn cách là (25 4) (5 2) 27Hai em cùng nhau nhẩm kết quả nhưng rõ ràng cách làm của em B nhanh hơn, dể nhẩm hơn

- Bài tập d : 28 64 +28 36

Loại bài tập này sử dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng Nếu học sinh không nhận ra mà thực hiện theo kiểu nhân chia trước, cộng trừ sau sẽ dẫn đến tốn nhiều thời gian, thiếu chính xác do nhân số lớn nên dễ sai kết quả

Tốt nhất là giáo viên nên gợi ý cho các em nhớ lại tính chất cần sử dụng trước khi các em bắt tay vào thực hiện

Sau khi đã xác định tính chất sử dụng là tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng, hai học sinh này lại phải hội ý để đưa số về đúng dạng và xác định đâu là a ? đâu là b ? và đâu là c ?

Trang 8

Khi đã xác định được, các em sẽ thiết lập được a.b + a.c = a (b +c) và ứng dụng ngay :

- Học sinh cùng nhau xét xem từng số hạng của tổng có chia hết cho 8 hay không ?

48 chia hết cho 8

56 chia hết cho 8

Vậy 48 +56 cũng chia hết cho 8

- Tương tự học sinh xem câu b :

80 chia hết cho 8

17 không chia hết cho 8

Vậy 80 + 17 không chia hết cho 8

 Ưu điểm của phương pháp này :

- Giúp các em tự tin hơn khi làm bài tập, khi trao đổi với bạn gần gũi mình trong mỗi buổi học

- Các em sẽ mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn khi cùng với bạn hoàn thành bài tập mà giáo viên đã giao

 Hạn chế :

- Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm được trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh để sắp xếp chỗ ngồi cho thích hợp: em khá giỏi ngồi gần em trung bình yếu, hoặc em khá với khá, trung bình với trung bình, yếu với yếu … để có điều kiện theo dõi giúp đỡ

- Do yêu cầu vị trí chỗ ngồi phụ thuộc vào trình độ tiếp thu của mỗi cá nhân nên ở giai đoạn đầu năm giáo viên gặp khó khăn khá nhiều

Đối với nhóm nhỏ thảo luận có từ 3 đến 5 học sinh thì giáo viên nên đưa yêu cầu thảo luận cao hơn, lượng kiến thức cũng nhiều hơn nhưng yêu cầu các em phải nhanh chóng hoàn thành

 Ví dụ 1 : Trong các số sau đây số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5: 652,

850 ,1546 , 785 , 6321

(Bài tập 91 trang 38- sách giáo khoa toán 6-tập I)

Trang 9

Trước hết nhóm trưởng nhận nhiệm vu ïtừ giáo viên, nhóm trưởng phân công cho các bạn trong nhóm : Hai bạn tìm số chia hết cho 2, hai bạn tìm số chia hết cho 5

Sau đó, hai bạn lần lượt trao đổi kết quả với nhau để kiểm tra Khi đã thống nhất kết quả, một bạn đại diện nhóm ghi vào bảng nhóm Các thành viên khác xem xét lại lần nữa, nếu không có ý kiến thì cử đại diện trình bày trước lớp

Kết quả được ghi lần lượt như sau:

Các số chia hết cho 2 là 652 , 850 , 1546

Các số chia hết cho 5 là 850 , 785

Cuối cùng, giáo viên gọi học sinh nhóm này nhận xét bài làm của học sinh nhóm kia và đi đến kết quả chính xác của bài toán

 Ví dụ 2: Có 36 học sinh vui chơi Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm Trong các cách chia sau đây, cách nào thực hiện được?

Cách chia Số nhóm Số người ở một nhómThứ nhất

Thứ haiThứ baThứ tư

4

812

………

6

………

………

(Bài tập 114 trang 45-sách giáo khoa toán 6- tập I)

Trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định đề bài Giáo viên cho học sinh nêu nhiều tình huống khác nhau mà các em có thể chia được ở thực tế Nhưng giáo viên lại yêu cầu các em xác định theo yêu cầu đề bài, người ta chỉ chọn bốn cách chia mà thôi và có thể có cách chia không thực hiện được

Sau đó, giáo viên cho học sinh đi vào làm việc tập thể Cả 5 học sinh sẽ cùng nhau bàn bạc xem cách chia nào có thể thực hiện được ? Trong lúc học sinh thảo luận giáo viên có thể quan sát xem nhóm nào thảo luận tốt, nhóm nào gặp khó khăn cần được giáo viên hỗ trợ

Để giải được bài toán này, nhóm nhỏ 5 học sinh phải biết phân chia nhiệm vụ với nhau thì công việc của nhóm mới hoàn thành nhanh và đúng theo yêu cầu của giáo viên

Nhóm trưởng phân công các bạn đi tìm ước của 36 Có thể học sinh tìm bằng cách mỗi học sinh đều bắt tay vào, hoặc cũng có thể các em cùng nhau liệt kê tất cả các ước của 36 rồi cùng nhau chọn cách trả lời Sau khi bàn bạc xác định kết quả cả nhóm đồng ý ghi vào bảng nhóm và trình bày trước tập thể lớp

Trang 10

- Cách chia thứ ba: số nhóm là 8 không thực hiện được vì 8 không là ước của 36.

- Cách thứ tư : số nhóm là 12 cũng thực hiện được vì 12 thuộc ước của 36, mỗi nhóm sẽ có 3 người

 Ví dụ 3 : Trên một đường thẳng hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA = 2cm, VT = 3 cm Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?

Đây là bài tập hình học tuy đơn giản nhưng lượng công việc khá nhiều Muốn giải được bài tập này, học sinh phải biết phân chia công việc và hợp tác cùng nhau Nhóm trưởng sẽ chỉ định một bạn khéo tay nhất trong nhóm giữ nhiệm vụ vẽ hình, một bạn đọc đề bài và hai bạn theo dõi kiểm tra kết quả của nhóm

Khi các em thảo luận, giáo viên theo sát các nhóm và hướng dẫn nhắc nhở khi cần thiết

Sau khi các nhóm đã hoàn thành, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình và trình bày kết quả trước lớp Học sinh đại diện nhóm lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả

Giải

Điểm A nằm giữa hai điểm V và T

 Ưu điểm của phương pháp này :

- Học sinh thảo luận vấn đề khá phức tạp nhưng vẫn đảm bảo được tính nhanh chóng, chính xác

- Học sinh phát huy được năng lực làm việc cá nhân, nâng cao tinh thần tập thể

- Học sinhø biết tự mình đưa ra lập luận và bảo vệ ý kiến của mình

 Hạn chế :

Do số lượng học sinh là 5 em nên có thể không đồng đều về kiến thức giữa các nhóm dẫn đến mất khá nhiều thời gian cho thảo luận một bài tập

2/ Chia nhóm theo đặc điểm HS :

• Nhóm theo đặc điểm giới tính, cùng giới hoặc cân bằng giới

• Nhóm theo trình độ học lực: tương đương trình độ, cân bằng trình độ

Nhóm theo đặc điểm giới tính hoặc cân bằng giới tính được thực hiện như sau

:

- Cho học sinh chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 7 đến 9 học sinh đều là nam hoặc đều là nữ

- Chia học sinh đều vào các nhóm có nam và nữ với số lượng bằng nhau

 Ưu điểm của phương pháp này:

- Học sinh lựa chọn được bạn cùng học tập trong nhóm

- Học sinh gần gũi nhau hơn, dễ trao đổi hơn

Trang 11

- Học sinh có sự cọ xát nhau về kiến thức tiếp thu giữa học sinh nam và học sinh nữ, có sự đấu tranh và có sự đoàn kết hợp lực.

 Hạn chế:

- Phương pháp này thường rất sôi động nên dễ dẫn đến mất trật tự lớp trong giờ học Giáo viên cần theo dõi sâu sát giải quyết những vấn đề mà học sinh tranh cãi

Nhóm theo trình độ học lực:

Loại hình này là chúng ta sắp xếp cho học sinh ngồi cùng nhóm là những học sinh có trình độ tương đương nhau, hoặc nhóm này có trình độ ngang bằng với nhóm kia

- Trong một nhóm hiện diện đầy đủ thành phần học sinh giỏi, khá, trung bình, kém để các nhóm có trình độ tương đương nhau

 Ví dụ: Thực hiện phép tính:

a/

25

825

1+ −

c/

39

1413

6 +−

d/

18

45

4

−+

Đối với bài tập này mức độ của các yêu cầu ngang bằng nhau nên với trình độ học lực ngang bằng nhau của học sinh ở mỗi nhóm sẽ dễ dàng giải quyết bài toán Khi đó mỗi nhóm thực hiện một bài tập sẽ hoàn thành trong một lượng thời gian tương đương nhau

Khi thực hiện loại hình này đầu tiên nhóm trưởng nhận nhiệm vụ từ giáo viên phân công và đưa cho cả nhóm thực hiện

+ Bài tập a: Những học sinh khá giỏi yêu cầu cả nhóm thảo luận xem đề bài có gì cần biến đổi và những học sinh yếu kém có thể sẽ nhận ra mẫu số âm sẽ biến đổi thành mẫu số dương Học sinh khá giỏi đoán ngay được kết quả nhưng những học sinh yếu kém phải sắp xếp bài toán, nhắc lại cách làm và tính kết quả

25

8 25

7 +−

8 25

=

= (−7)25+(−8) =

Trang 12

+ Bài tập b: Tương tự như bài tập a nhưng có phần dể hơn, học sinh khá giỏi không cần gợi ý, học sinh yếu kém cũng sẽ tính được kết quả.

32646

)5(16

56

=

−+

+ Bài tập c : Với bài tập này học sinh khá giỏi cần gợi ý học sinh trong nhóm về cách qui đồng mẫu số Vì mẫu số là 13 và 39 nên các em dễ dàng nhìn và nhận ra được vì 39 là bội của 13 Cả nhóm thống nhất chọn 39 là mẫu số chung Sau đó nhóm trưởng phân công các bạn có học lực trung bình yếu thực hiện qui đồng mẫu số, các

em còn lại theo dõi và bổ sung nếu sai sót Cả nhóm hoàn thành bài tập, học sinh khá giỏi đã vừa hoàn thành thêm một nhiệm vụ nữa là giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ

39

439

(-14)18

39

1439

1839

1413

=

−+

+ Bài tập d : Ở bài tập này học sinh khá giỏi sẽ phải yêu cầu các bạn trong nhóm xác định xem phân số nào chưa tối giản và chưa có mẫu dương Những học sinh trong nhóm tiến hành công việc biến đổi phân số

Trang 13

45

)10(

36

45

1045

36

9

25

4

18

45

4

18

45

4

=

−+

=

−+

=

−+

=

−+

=

−+

 Ưu điểm của phương pháp này:

- Học sinh có tính tư duy và độc lập khi điều hành công việc

- Học sinh giúp nhau học tập tốt, nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhóm

- Học sinh yếu kém nắm được qui trình làm việc

- Giải quyết số lượng kiến thức khá nhiều

 Hạn chế :

- Học sinh mất khá nhiều thời gian thảo luận

- Học sinh khá giỏi bị hạn chế về tốc độ làm bài do phải kèm những bạn yếu kém

Trong một nhóm là những học sinh có trình độ ngang bằng nhau : Học sinh khá và học sinh khá cùng nhóm, học sinh giỏi và học sinh giỏi, học sinh trung bình và học sinh trung bình, học sinh yếu kém và học sinh yếu kém.

Với cách thành lập nhóm này giáo viên phải phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm Nhóm học sinh khá giỏi giải quyết những bài tập phức tạp hơn so với nhóm học sinh yếu kém, vì trong cùng một thời gian như nhau các em phải hoàn thành nhiệm vụ nên phải có sự sắp xếp thuận lợi để học sinh yếu kém theo kịp thời gian làm bài với học sinh khá giỏi

 Ví dụ: Qui đồng mẫu các phân số:

a/ 12011 và 407b/

146

24 và 136

c/ 307 ; 1360 và −409d/

60

17

;18

5

và 90

64

Khi tiến hành làm bài tập này giáo viên cần lựa chọn phân công nhiệm vụ cho

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w