Tổ tò vò và vị thuốc thổ phong sào Tò vò Sphex sp.. Thân dài chia hai phần: phần lưng – ngực phẳng, đầu rộng có 2 râu hình sợi cong, mắt lồi, hai đôi cánh mỏng trong suốt, đôi trước dài
Trang 1Tổ tò vò và vị thuốc thổ phong sào
Tò vò (Sphex sp.) là loài côn trùng cánh màng Thân dài chia hai phần: phần lưng – ngực phẳng, đầu rộng có 2 râu hình sợi cong, mắt lồi, hai đôi cánh mỏng trong suốt, đôi trước dài hơn đôi sau Phần bụng hình quả trám có ngấn Giữa phần lưng – ngực và phần bụng có một chỗ thắt nhỏ Chân có 3 đôi Toàn thân màu đen hoặc xanh tím
Nhiều loài thuộc các chi khác nhau đôi khi cũng được sử dụng
Tò vò có ở nhiều nơi thuộc đồng bằng, trung du và miền núi, thường sống và làm
tổ ở tường nhà hoặc dưới mái hiên Tổ được xây bằng đất có mái khum Đến mùa sinh sản, tò vò đẻ trứng lên con mồi là nhện hoặc sâu đã được chuẩn bị sẵn Sau
đó, nó lấy đất bịt kín miệng tổ Tò vò con sau khi nở, ăn xác con mồi, rồi biến thành nhộng, sau thành tò vò trưởng thành Lúc này, tò vò cắn tổ chui ra ngoài
Bộ phận dùng làm thuốc của tò vò là tổ, lấy về, phơi hoặc sấy khô Khi dùng, đốt tồn tính Tổ tò vò được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là thổ phong sào Dược liệu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trấn kinh, giải độc, tiêu sưng, làm se, tiêu thũng, thường được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa thổ tả, sốt rét: Tổ tò vò 30g, vỏ già của quả bầu rượu 30g Hai thứ đốt tồn
tính, tán bột, uống với nước gừng làm hai lần trong ngày
Chữa kém tiêu, đầy bụng ở trẻ em: Tổ tò vò 30g, xác nhện 3-4 cái, sắc với 200ml
nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày
Chữa sốt cao, trẻ em co giật: Tổ tò vò 30g, vỏ quả bầu 20g, rễ chỉ thiên 20g Tất
cả đốt thành tro, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, để lắng Gạn lấy nước trong mà uống
Chữa tràng nhạc: Tổ tò vò, vỏ quả trứng gà, tóc rối, xơ mướp, đốt thành tro, trộn
đều, hòa với nước, nặn thành bánh rồi đắp
Trang 2Chữa mụn nhọt sưng đau, lở loét: Tổ tò vò 30g, xác rắn lột 20g Hai thứ đốt tồn
tính, tán bột, uống làm hai lần trong ngày