Con vịt và vị thuốc gia áp pps

2 305 0
Con vịt và vị thuốc gia áp pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con vịt và vị thuốc gia áp Vịt, tên thuốc trong y học cổ truyền là gia áp, cung cấp hầu hết các bộ phận để làm thuốc. Thịt vịt chứa 23% protid, 5% lipid, 6mg% Ca, 65mg% P, 4mg% Fe, có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt đực chặt nhỏ, nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm ít vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hàng ngày chữa nóng trong, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi. Trứng vịt có 13% protid, 14,2% lipid, 71mg% Ca, 210mg% P, 3,2mg% Fe, 0,15mg% vitamin B1, 0,30mg% B2, 0,1mg% vitamin PP. Trứng vịt lộn chứa 13,6% protid, 12,4% lipid, 82mg% Ca, 212mg% P, 3mg% Fe, 0,12mg% vitamin B1, 0,25mg% vitamin B2, 0,8mg% vitamin PP và cung cấp 187 calo. Dược liệu có vị mặn, hơi lạnh, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu đờm, tăng tiết sữa. Trứng vịt luộc chín, ăn với muối vừng chữa thiếu sữa. Trứng vịt lộn là món ăn bồi dưỡng cao cấp cho mọi lứa tuổi, được nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Đông Nam Á khác rất ưa chuộng. Mật vịt có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng tả hỏa, tiêu độc, chống kinh phong co giật. Để chữa viêm họng, khó nuốt, dùng mật vịt trắng (1 cái) hấp chín trộn với băng phiến (2g), thạch cao phi (4g) và sữa người (10g) bôi vào họng, ngày vài lần. Gan vịt 1 bộ, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với lá bìm bìm non hoặc lá dâu non 50g, cho chín nhừ. Ăn cái uống nước một ngày, chữa quáng gà. Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, các bộ phận của con vịt được dùng dưới dạng món ăn-vị thuốc như sau; Thịt vịt 100-200g hầm với gừng tươi, ăn làm thuốc bổ âm, bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ; với nhân hạt hồ đào và đường phèn, ăn liên tục 3 ngày, chữa thở khò khè; với đông trùng hạ thảo hoặc hạt khiếm thực 15g, chữa đái đường; với sa sâm 30g, ngọc trúc 30g, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy. Tiết vịt thêm ít muối, hấp cách thủy cho chín. Cho 200ml rượu nếp hoặc rượu hà thủ ô vào tiết hấp trong một phút. Ăn sau bữa ăn, làm thuốc bổ máu. Trứng vịt 1-2 quả, đánh nhuyễn; mộc nhĩ trắng 10g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín với nước 100ml, rồi đổ trứng vào, thêm đường phèn cho đủ ngọt. Khuấy đều cho chín trứng. Để nguội, ăn cái uống nước, chữa ho có đờm. Để chữa viêm họng mạn tính, lấy trứng vịt 2 quả, hành hoa 4-5 cây, mật ong 30ml, nước 200ml. Đun sôi nước, cho hành đã thái nhỏ, mật ong và đập trứng vào. Đun tiếp cho chín trứng. Ăn làm một lần trong ngày. Mề vịt bổ đôi, bỏ hết cặn bã (để nguyên màng) rửa sạch, thái nhỏ, hầm với mạch nha 15- 20g cho chín nhừ. Ăn nóng. Chữa khó tiêu. Chú ý: Không ăn thịt vịt và trứng vịt bệnh. . Con vịt và vị thuốc gia áp Vịt, tên thuốc trong y học cổ truyền là gia áp, cung cấp hầu hết các bộ phận để làm thuốc. Thịt vịt chứa 23% protid, 5% lipid, 6mg% Ca, 65mg% P, 4mg% Fe, có vị. các bộ phận của con vịt được dùng dưới dạng món ăn -vị thuốc như sau; Thịt vịt 100-200g hầm với gừng tươi, ăn làm thuốc bổ âm, bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ; với nhân hạt hồ đào và đường phèn,. vịt luộc chín, ăn với muối vừng chữa thiếu sữa. Trứng vịt lộn là món ăn bồi dưỡng cao cấp cho mọi lứa tuổi, được nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Đông Nam Á khác rất ưa chuộng. Mật vịt

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan