Địa sâm và vị thuốc sá sùng TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích Địa sâm, tên khác là sá trùng, sâm đất, đồn đột, con chặt khoai (vì ngoại hình giống củ khoai), thuộc họ sâu đất (Sipunculidae), có hai loài: Loài nhỏ, tên khoa học là Sipumculus nudus, là một loài giun biển, cỡ nhỏ dài khoảng 10cm, nặng 10-20g. Thân hình trụ thon tròn như cái ống, màu hồng nhạt. Phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc xếp bao quanh, rất linh hoạt. Một đầu thân thuôn hẹp lại thành vòi tận cùng là miệng, có nhiều xúc tu rất nhỏ bao quanh; trực tràng và hậu môn nằm gần vòi. Đầu kia thắt lại, phẳng dẹt. Loài to (Sipunculus sp.), còn có tên là địa sâm chuối, có cỡ lớn hơn, có thể nặng đến 120g, thân màu nâu nhạt, cơ dọc ở giữa thân dưới 30 sợi, hoạt động chậm chạp. Địa sâm có nhiều ở vịnh Bắc Bộ (Minh Châu, Quan Lạn, Đông Linh ), Nha Trang (Cửa Bè, Hòn Rùa, Bích Đầm), Bến Tre, Bạc Liêu, Minh Hải, Côn Đảo. Thường tập trung ở bãi biển, nơi có gò đất cao, nhiều cát pha bùn, thủy triều lên xuống, dưới tán rừng ngập mặn um tùm; thân vùi sâu trong cát có khi đến 30cm, chỉ thò vòi ra ngoài. Mùa khai thác địa sâm chủ yếu vào tháng 3-7, lúc này, địa sâm có chất lượng tốt nhất và điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi. Khi thủy triều xuống, nhặt lấy những con chui lên mặt cát hoặc dùng cuốc xẻng xắn vài nhát để thu hoạch. Đem về phải chế biến ngay vì để lâu địa sâm sẽ chết làm giảm chất lượng. Dùng một que tròn, dài như chiếc đũa luồn vào đầu kín của địa sâm cho thông suốt qua vòi miệng để lộn trái, bỏ nội tạng và đất cát, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt địa sâm có hàm lượng protid cao, nhiều glutamat, hương vị thơm ngon, nên được sử dụng làm thực phẩm và thuốc bổ dưỡng rất phổ biến trong cư dân vùng biển. Họ thường dùng dưới dạng món ăn, vị thuốc như nấu cháo, nấu canh, nướng vàng hoặc xào với củ nghệ. Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, thịt địa sâm phơi hoặc sấy khô, rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6-10g mỗi lần với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần là thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh chữa yếu sinh lý, liệt dương. . Địa sâm và vị thuốc sá sùng TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích Địa sâm, tên khác là sá trùng, sâm đất, đồn đột, con chặt khoai (vì ngoại hình giống. trong cát có khi đến 30cm, chỉ thò vòi ra ngoài. Mùa khai thác địa sâm chủ yếu vào tháng 3-7, lúc này, địa sâm có chất lượng tốt nhất và điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi. Khi thủy triều xuống,. dùng cuốc xẻng xắn vài nhát để thu hoạch. Đem về phải chế biến ngay vì để lâu địa sâm sẽ chết làm giảm chất lượng. Dùng một que tròn, dài như chiếc đũa luồn vào đầu kín của địa sâm cho thông suốt