Cò trắng và vị thuốc Lộ trang Cò trắng (Egretta garzetta garzetta L.) thuộc họ Diệc (Ardeidae), tên khác là bạch lộ, là loài chim cỡ trung bình. Mỏ dài, màu đen, mép viền vàng nhạt. Đầu hình ô van, có hai lông mảnh kéo dài. Mắt vàng, viền xanh lục nhạt. Cổ và chân dài, đuôi ngắn. Bộ lông hoàn toàn trắng. Đôi cánh trải rộng, ở nách có một lớp lông mịn như tơ màu vàng nhạt. Các loài cò khác như cò ruồi, cò bợ cũng được dùng. Cò trắng có nhiều ở các tỉnh đồng bằng, rồi đến trung du, đôi khi cả ở miền núi. Nó thường sống ở những nơi có nước như ruộng nương, đầm lầy, đơn lẻ hoặc theo bầy đàn. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, cò trắng có tên thuốc là lộ trang, cung cấp nhiều bộ phận có tác dụng chữa bệnh. Thịt cò trắng (bạch lộ nhục) có vị mặn, ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, mạnh dạ dày, giảm đau, dễ tiêu hóa, làm săn, chữa suy nhược, cơ thể ốm yếu, gầy còm, khó tiêu, đau nhức gân xương. Thường được dùng dưới dạng thức ăn – vị thuốc như xa, xáo. Lông tơ ở dưới cánh cò đắp vết thương, vết đứt để cầm máu. Tác dụng này giống như lông cu ly lấy từ thân rễ cây cẩu tích. Các lông đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông. Đầu cò để cả lông, đốt tồn tính, tán bột, đắp hằng ngày chữa lở miệng, mụn nhọt, vết thương. Theo tài liệu nước ngoài, ở Nhật Bản, người ta cho rằng ăn thịt cò thường xuyên cơ thể sẽ nhẹ nhõm, khỏe khoắn, sống lâu, chống được các bệnh thời khí, cảm mạo bốn mùa, phong thấp. . Cò trắng và vị thuốc Lộ trang Cò trắng (Egretta garzetta garzetta L.) thuộc họ Diệc (Ardeidae), tên khác là bạch lộ, là loài chim cỡ trung bình. Mỏ dài, màu đen, mép viền vàng nhạt đàn. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, cò trắng có tên thuốc là lộ trang, cung cấp nhiều bộ phận có tác dụng chữa bệnh. Thịt cò trắng (bạch lộ nhục) có vị mặn, ngọt, tính bình, không. dài. Mắt vàng, viền xanh lục nhạt. Cổ và chân dài, đuôi ngắn. Bộ lông hoàn toàn trắng. Đôi cánh trải rộng, ở nách có một lớp lông mịn như tơ màu vàng nhạt. Các loài cò khác như cò ruồi, cò bợ