1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bìm bìm và vị thuốc khiên ngưu tử potx

3 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 65,78 KB

Nội dung

Bìm bìm và vị thuốc khiên ngưu tử Bìm bìm mọc hoang khắp nơi ở nước ta; thường thấy trong các bụi rậm, ven đường; còn hay được trồng làm cảnh và làm giàn che nắng. Bìm bìm còn mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc. Trong Đông y, hạt bìm bìm được gọi là “khiên ngưu tử”. “Khiên” là dắt, “ngưu” là trâu, “tửu” là hạt; tương truyền thời xưa có người dùng hạt bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc, nên vị thuốc từ hạt bìm bìm mới có tên là “khiên ngưu tử”. “Khiên ngưu tử” còn gọi là “hắc sửu” hoặc “bạch sửu”. “Hắc sửu” có nghĩa là trâu đen, chỉ thứ hạt màu đen, “bạch sửu” - trâu trắng, chỉ hạt màu trắng. Bìm bìm là một loại dây leo bằng thân cuốn. Thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim, xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, cuống dài, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, 3 ngăn; hạt có 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn; màu đen hay trắng tùy theo loài. Vào các tháng 7-10, quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô sẽ có vị thuốc với tên “khiên ngưu tử”. Các nghiên cứu về dược lý cho thấy, khiên ngưu tử có tác dụng tẩy mạnh, tăng sức co bóp của ruột và trừ diệt giun. Theo Đông y, khiên ngưu tử có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng. Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước thũng (phù), sát trùng. Trong thực tế, khiên ngưu thường dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật, đôi khi dùng trị giun. Liều dùng mỗi ngày 4-8g. Kiêng kỵ: Người cơ thể hư nhược, phụ nữ đang có thai không dùng được. Theo tài liệu cổ: không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu. Đơn thuốc có hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) Chữa các chứng thũng trướng Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Bài 2: Cũng chỉ dùng một vị thuốc khiên ngưu, đem tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Bài 3 (châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn 1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít (Thực dụng Trung dược thủ sách). Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2-3 ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Chữa phù do viêm thận Khiên ngưu tử 100g - nghiền mịn, hồng táo (táo tàu) 80g - hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g - giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: sáng - trưa - chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách). Thuốc trị giun đũa Khiên ngưu tử (sao) 20g, tân lang (hạt quả cau) 4g, sử quân tử (quả giun) 25g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách). Sát trùng chỉ thống (làm hết đau) dùng trong trường hợp đau bụng do giun đũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: khiên ngưu tử 8g, tân lang (vỏ quả cau) 8g, đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3-4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách). . Bìm bìm và vị thuốc khiên ngưu tử Bìm bìm mọc hoang khắp nơi ở nước ta; thường thấy trong các bụi rậm, ven đường; còn hay được trồng làm cảnh và làm giàn che nắng. Bìm bìm còn mọc. y, hạt bìm bìm được gọi là khiên ngưu tử . Khiên là dắt, ngưu là trâu, “tửu” là hạt; tương truyền thời xưa có người dùng hạt bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc, . được. Theo tài liệu cổ: không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu. Đơn thuốc có hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) Chữa các chứng thũng trướng Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w