Chim cốc và vị thuốc lư từ Chim cốc Phalacrocorax carbo sinensis Blumenbach thuộc họ Cốc Phalacrocoracidae, tên khác là cốc đế, cuốc, cồng cộc, là loài chim trú đông, cỡ khá lớn.. Bộ lôn
Trang 1Chim cốc và vị thuốc lư từ
Chim cốc (Phalacrocorax carbo sinensis Blumenbach) thuộc họ Cốc
(Phalacrocoracidae), tên khác là cốc đế, cuốc, cồng cộc, là loài chim trú đông, cỡ khá lớn Thân và cổ dài Mỏ thuôn tròn, đầu chóp hơi phình to và có móng cong sắc Chân ngắn nằm xa về phía sau thân, giữa các ngón có màng bơi Đuôi khá dài Cánh to rộng, sải cánh dài Bộ lông màu đen có ánh xanh lục pha tím đỏ ở phần đầu, cổ, mặt trên thân và đuôi Phần má quanh mắt và ức có một vệt khá rộng, màu trắng
Chim cốc phân bố ở các tỉnh đồng bằng, vùng núi thấp thuộc Bắc Bộ và Nam Bộ, nhất là khu vực rừng ngập mặn tỉnh Minh Hải Thường sống ở các vực nước, hồ lớn, sông suối có nhiều cá
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, chim cốc được dùng với tên thuốc
là lư từ hay lộ từ Dược liệu là thịt, lông, dãi, xương
Thịt chim (lư từ nhục) có vị chua, mặn, hơi độc, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, chữa bụng trướng đầy, phù thũng, bí tiểu tiện Dạng dùng thông thường là món ăn - vị thuốc dùng đều đặn hằng ngày với liều: 100 - 200g/ngày
Xương chim (lư từ cốt) chữa chứng loạn chẩn bằng cách lấy xương đốt tồn tính, tán nhỏ phối hợp với bột rễ bạch chỉ trộn với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi vào buổi tối, ban ngày rửa để chữa ban chẩn
Lông cánh chim (lư từ sí vũ) đốt tồn tính, hòa vào nước, khuấy đều Để yên 5-10 phút rồi lọc lấy nước trong, uống trong ngày, chữa nấc nghẹn