1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Vị thuốc bạch phụ tử và lưu ý đặc biệt pdf

3 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 190,13 KB

Nội dung

Vị thuốc bạch phụ tửlưu ý đặc biệt Trong thực tế có nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau song lại mang tên giống nhau nên dễ dẫn đến lầm lẫn khi sử dụng, sẽ không đạt được hiệu quả trong điều trị. Trong số đó, cần lưu ý tới một số vị thuốc cây thuốc mang tên bạch phụ tử. Sau đây xin giới thiệu 3 loại có tên bạch phụ tử nhưng cách chế biến khác nhau tác dụng chữa bệnh khác nhau. Vị bạch phụ tử được chế biến từ sinh phụ tử (các củ nhánh), hay diêm phụ, một sản phẩm trung gian khi chế biến rễ cây ô đầu. Ô đầu là cây có độc tính lớn. Tuy nhiên các sản phẩm đã qua bào chế lại được sử dụng làm thuốc trừ hàn có giá trị cao, được Đông y ghép vào một trong 4 dược liệu quý (sâm, nhung, quế, phụ). Để có vị bạch phụ tử, người ta lấy các rễ củ, loại nhỏ, rửa sạch, ngâm trong vại sành vài ngày với các phụ liệu theo công thức: sinh phụ tử 100kg, Mg – clorid 40kg, nước sạch 20 lít. Sau đó vớt ra, rồi lấy nước ngâm trên đun tới chín củ. Bóc bỏ vỏ, thái phiến dày 3mm theo chiều dọc. Rửa nhiều lần bằng nước sạch tới hết vị cay tê. Hấp chín, phơi khô. Theo y học cổ truyền, bạch phụ tửvị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc. Quy kinh tâm, thận, tỳ, có công năng hồi dương cứu nghịch, khứ hàn chỉ thống, ấm thận hành thủy. Bạch phụ tử được dùng trong các trường hợp sau: C ần phân biệt cây bạch phụ tử (cây san hô, cây dầu mè đỏ) với vị thuốc bạch phụ tử được chế biến từ rễ cây ô đầu. - Hàn tà nhập lý, còn gọi là “trúng hàn”, cơ thể lạnh toát, chân tay co quắp, mạch nhỏ muốn tuyệt, mồ hôi, nôn nhiều, hoặc bất tỉnh nhân sự: bạch phụ tử 10g, can khương 5g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. - Trị dương khí bị hư thoát, chân tay co rút, đầu đau, khí đoản, mồ hôi, mạch hư yếu: nhân sâm 12g, bạch phụ tử 9g. Sắc uống ngày 1 thang. - Trường hợp thận hư, người phù thũng, chân tay giá lạnh: bạch phụ tử 6g, bạch linh, bạch thược, bạch truật, sinh khương mỗi vị 9g. Sắc uống ngày 1 thang. - Trị chứng mồ hôi không ngừng: phối hợp bạch phụ tử với hoàng kỳ; hoặc trị tỳ vị hư hàn, ra mồ hôi mà mạch nhỏ hư thoát, phối hợp với bạch truật. Lưu ý: không dùng bạch phụ tử cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai đang cho con bú. Cây bạch phụ tử còn gọi là độc giác liên(Typhonium giganteum Enfl.), họ ráy (Araceae). Bộ phận làm thuốc là thân, rễ. Sau khi chế biến bằng cách ngâm 1.000g các phiến thuốc sống với nước vo gạo vừa đủ trong 2 ngày (mỗi ngày thay nước 1 lần, quấy vài lần, vớt ra, rửa nhẹ đến sạch. Ngâm tiếp trong nước phèn chua 2 ngày (100g phèn chua thêm 3 lít nước, quấy tan), vớt ra rửa sạch, phơi khô. Dùng 100g gừng tươi, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt (200ml). Trộn đều vào các phiến thuốc trên. Ủ 1 giờ, sau đó sao vàng (sao với trấu) đến màu vàng đều. Theo Đông y, thuốcvị cay, ngọt, tính ôn, có tác dụng khứ phong đờm, chỉ kinh, chỉ thống, giải độc, tán kết. Độc giác liên được dùng trong các trường hợp: - Trúng phong, đờm bế, miệng mắt méo xệch, đau nửa đầu, uốn ván: dùng tương tự với vị bạch phụ tử. Có thể phối hợp với đởm nam tinh, bán hạ chế mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. - Dùng ngoài, khi các hạch lâm ba ở cổ bị sưng đau, lấy thân rễ độc giác liên giã nát, băng vào chỗ sưng đau, ngày thay thuốc 1 lần. - Trị đau dây thần kinh ở mặt, đau nửa đầu, đau răng: độc giác liên, tế tân, bạch chỉ, cảo bản, lượng bằng nhau, nghiền bột mịn, trộn mật ong, làm hoàn. Ngày uống 10g. Liều lượng chung của vị thuốc là 3 – 6g/ngày. Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra cây san hô, cây dầu mè đỏ (Jatropha multiphida L.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) cũng được gọi là bạch phụ tử. Cây nhỡ, thân cành nhẵn, lá mọc so le, xẻ thùy chân vịt, các thùy có răng hẹp nhọn. Hoa màu đỏ trông giống nhánh san hô. Quả nang, hình trứng nhẵn. Cây san hô được trồng ở nhiều địa phương nước ta để lấy rễ, lá, hạt, nhựa mủ làm thuốc làm cảnh. Theo kinh nghiệm, nhựa mủ được dùng ngoài trị vết thương nhiễm khuẩn, trị lở loét nhựa mủ có tác dụng ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Rễ khô trị khó tiêu, viêm tinh hoàn, đau nửa đầu, ngày dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc. . cần lưu ý tới một số vị thuốc và cây thuốc mang tên bạch phụ tử. Sau đây xin giới thiệu 3 loại có tên bạch phụ tử nhưng cách chế biến khác nhau và tác dụng chữa bệnh khác nhau. Vị bạch phụ tử. Vị thuốc bạch phụ tử và lưu ý đặc biệt Trong thực tế có nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau song lại mang tên giống nhau nên. phối hợp bạch phụ tử với hoàng kỳ; hoặc trị tỳ vị hư hàn, ra mồ hôi mà mạch nhỏ hư thoát, phối hợp với bạch truật. Lưu ý: không dùng bạch phụ tử cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và đang

Ngày đăng: 19/06/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN