1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map

14 754 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Các bản đồ hiện có trong phần mềm này là: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khoáng sản Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Bản đồ đất – thực vật Việt Nam

Trang 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỊA LÍ DB - MAP

I GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ĐỊA LÍ DB - MAP

Địa lí GIS do Viện Công nghệ Thông tin của Trung tâm KHTN & CN Quốc Gia xây dựng từ năm 1992 Phần mềm này đã phát huy được những tính năng ưu việt của nó và đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều dự án có liên quan đến địa lí ở nước ta và quốc tế như dự án của tỉnh Sơn

La, của Thành phố Hà Nội, của khu di tích cố đô Huế và của cơ quan quản lí về Giáo dục của UNESCO v.v

Năm 1998 được sự cộng tác của một số cán bộ Viện Công nghệ Thông tin, chúng tôi xây dựng thành một phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy địa lí trong các trường phổ thông Phần mềm này

đã trở thành một phương tiện dạy học mới, có hàm lượng khoa học cao và chắc chắn nó sẽ giúp ích nhiều cho các giáo viên Địa lí ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học Dưới đây là một số

đặc tình của phần mềm db – Map

1 Phần mềm db-Map rất gọn, nhẹ, dễ sử dụng, cài đặt hết sức dễ dàng và thuận lợi trong các

máy tính, thích hợp với các thiết bị của các trường phổ thông ở nước ta hiện nay

2 Nội dung của phần mềm này có 2 đơn vị nội dung lớn:

Phần Map Editor (phần biên soạn, nhập bản đồ) và phần Map View (phần xem và khai thác bản

đồ) Hiện nay, trong chương trình đã có vẽ và nhập được 13 bản đồ Việt Nam, làm cơ sở cho việc giảng dạy chương trình Địa lí Việt Nam ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học Tuy nhiên, số bản đồ này còn có thể tăng thêm về mặt số lượng và chất lượng (điều chỉnh và cập nhật) tuỳ theo nhu cầu và khả năng của người sử dụng

3 Trong phần mềm này đã có 13 bản đồ Việt Nam được số hoá từ bản đồ hành chính Việt Nam

có tỉ lệ 1: 1.750.000 của Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1993 Các bản đồ khác

được số hoá từ các bản đồ trong tập Atlát Địa lí Việt Nam của Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo khoa để thống nhất nội dung với các bản đồ đã có trong nhà trường phổ thông

Các bản đồ hiện có trong phần mềm này là:

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Bản đồ khoáng sản Việt Nam

- Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Bản đồ đất – thực vật Việt Nam

- Bản đồ dân cư và dân tộc Việt Nam

- Bản đồ nông nghiệp chung Việt Nam

- Bản đồ các vùng nông nghiệp Việt Nam

- Bản đồ lâm- ngư nghiệp Việt Nam

- Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam

- Bản đồ giao thông Việt Nam

- Bản đồ câm (trống) Việt Nam

Một trong số tính năng ưu việt của phần mềm db-Map là nó cho phép cập nhật, sửa chữa các

bản đồ đã có trong phần mềm tuỳ theo lượng số liệu mà người dùng thu thập được và có trong tay Ngoài ra, nó cũng cho phép nhập thêm vào các loại bản đồ mới nếu sử dụng bàn số hoá (digitizer) hoặc nếu có các bản đồ được xây dựng với các chương trình khác như AutoCad, Atlát GIS v.v

Trên mỗi bản đồ, các đối tượng được vẽ riêng biệt trên các lớp (layer) khác nhau Tối đa có thể

tới 100 lớp Ví dụ: Bản đồ hành chính Việt Nam có 4 lớp:

- Một lớp vẽ lãnh thổ các tỉnh với các đường ranh giới của chúng

Trang 2

- Một lớp vẽ lãnh thổ các huyện với các đường ranh giới của chúng.

- Một lớp vẽ vị trí các thành phố

- Một lớp vẽ bảng chú giải của bản đồ

Khi cần sữa chữa hoặc vẽ lại nội dung nào, chỉ cần làm việc với lớp có chứa nội dung đó

4 Đối với mỗi bản đồ, ngoài phần sử dụng chung như phóng to, thu nhỏ một khu vực… còn có thể sử dụng một số tính năng riêng Ví dụ, trong Bản đồ hành chính Việt Nam, ngoài việc hiển thị

các tỉnh, các huyện, ở các mức độ thu, phóng khác nhau, còn có thể tính được diện tích, chu vi các lãnh thổ đó Trong Bản đồ giao thông Việt Nam, ngoài việc hiển thị các mạng đường giao thông như: đường ôtô, đường xe lửa, đường biển, đường sông, còn có thể tìm được con đường ngắn nhất

nối 2 địa điểm đã xác định… Nói chung, phần mềm db-Map 3.0 là một phần mềm rất quý và tốt có

thể dùng để dạy địa lí Việt Nam ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học trong điều kiện chúng

ta mới bước đầu làm quen với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại

II KHỞI ĐỘNG DB-MAP

Từ nhóm db-Map 3.0 kích đúp chuột vào biểu tượng Desktop, db-Map sẽ khởi động Màn hình

chính của db-Map như sau:

Hình 5 Màn hình chính của db-Map khi khởi động

Phần mềm db-MAP bao gồm 2 mô đun chính: MapEdit và MapView Từ menu File của màn hình

chính người sử dụng có thể chọn Map Editor để làm việc với mô đun MapEdit hoặc chọn Map

View để làm việc với mô đun MapView.

Trong phạm vi của tài liệu này mục tiêu của tác giả là giới thiệu về các tính năng của db-Map, còn phần hướng dẫn sử dụng chi tiết sẽ có tài liệu riêng Sau đây là sơ lược về tính năng của 2 mô đun này

1 MapEdit

MapEdit là mô đun tạo lập bản đồ bao gồm các công việc như: số hóa bản đồ; định nghĩa các

lớp của bản đồ với các thực thể vùng (area), mạng (net), điểm (point); thiết lập cơ sở dữ liệu và

hình ảnh; kết nối các thực thể trên bản đồ với các số liệu khác, hình ảnh và đồ họa tương ứng Màn hình chính của MapEdit như sau :

Trang 3

Hình 6 Màn hình chính của MapEdit

Do bản đồ được lưu trữ ở dạng vector, nên người sử dụng có thể nắn chỉnh từng điểm Một bản

đồ bao gồm nhiều lớp (layer), mỗi lớp là các vùng, các đường, các điểm hoặc các đối tượng Đường

khép kín tạo thành vùng, trên mỗi đường là tập các điểm, số lượng điểm trên một đường là không hạn chế, số lượng điểm trên đường càng nhiều thì đường đó càng tinh Cấu trúc đó cho phép phóng

to, thu nhỏ bản đồ một cách dễ dàng mà chất lượng bản đồ không thay đổi

MapEdit cho phép người sử dụng tạo mới, sửa đổi, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ thường xuyên

và không mấy khó khăn Điều đó đảm bảo được tính thời điểm của thông tin địa lí Với mô đun này db-Map cho phép người sử dụng có thể tạo lập các hệ thông tin địa lí từ đơn giản đến phức tạp, đó chính là tính năng "mở" của db-Map Ví dụ, nếu như có số liệu gốc và đầu tư thời gian để số hóa người sử dụng có thể có một cơ sở dữ liệu bản đồ rất lớn với các số liệu cụ thể và chi tiết đến từng bản làng

Với đầy đủ các tính năng của một hệ thông tin địa lí và giao diện thân thiện, dễ sử dụng, không

đòi hỏi người sử dụng phải có chuyên môn cao về tin học Chắc chắn MapEdit sẽ đáp ứng được yêu

cầu đặt ra

2 MapView

MapView là mô đun khai thác bản đồ và cơ sở dữ liệu: Tính toán trên bản đồ, tìm kiếm các đối

tượng trên bản đồ theo các điều kiện: thiết lập các bản đồ chuyên đề theo cơ sở dữ liệu: tô màu bản

đồ (hatch map), vẽ đồ thị (graph map), bản đồ mật độ (densiti map) , thể hiện biểu tượng trên bản

đồ (symbol map); nhập và xuất bản đồ với nhiều các khuôn dạng bản đồ và cơ sở dữ liệu khác nhau:

ASCII, AtlasGIS, AutoCAD, MapInfor , chồng ghép các lớp bản đồ Tạo bản đồ dạng raster từ bản

đồ dạng vecter

Màn hình chính của MapView như sau:

Trường sa

Trang 4

Hình 7 Màn hình chính của Mapview

Đây chính là mô đun khai thác cơ sở dữ liệu bản đồ mà mô đun MapEdit đã tạo lập được Với

các phép tìm kiếm các đối tượng trên bản đồ, tìm kiếm dữ liệu hay hình ảnh tương ứng của các đối tượng, tính toán chu vi, diện tích của các vùng, độ dài các mạng đường trên bản đồ; đặc biệt là tính toán tổng diện tích từng loại vùng trong một lớp cho các vùng trong lớp thứ hai, tìm đường đi ngắn nhất giữa 2 điểm trong một mạng đường, in bản đồ theo các chế độ in và tỉ lệ khác nhau, có thể in toàn bộ hoặc từng phần một bản đồ…

III CÁCH KHAI THÁC CÁC BẢN ĐỒ TRONG PHẦN MAP VIEW

1 Mở phần (môdun) Map View

- Bấm chuột vào File, rồi vào Map View Trên màn hình xuất hiện

2 khung trắng, bên phải có lưới dành cho bản đồ xuất hiện, còn bên trái là bảng dữ liệu

- Nếu muốn cho bản đồ xuất hiện trên toàn màn hình , có thể đưa trỏ chuột về di chuyển trên đường ranh giới giữa 2 khung hình Khi mũi trỏ chuột biến thành mũi tên có 2 đầu thì rê nó chuyển

về phía bên phải của màn hình Màn hình sẽ mở rộng dành cho bản đồ

- Cũng có thể bấm vào trình đơn View, vào Worksheet, rồi vào None trong hộp chọn nhỏ

Khung dành cho bản đồ cũng sẽ chiếm trọn màn hình

2 Mở danh mục các bản đồ tuỳ chọn và sử dụng một số tính năng chung đối với các bản

đồ

- Trước hết bấm trỏ chuột vào trình đơn File, rồi Open sau khi màn hình db-Map đã mở Một danh sách có 13 bản đồ với đuôi map xuất hiện.

- Cũng có thể bấm trỏ chuột vào biểu tượng thứ 2 ( quyển sách mở ) trên thanh công cụ Danh sách các bản đồ tuỳ chọn cũng xuất hiện Nếu cần mở bản đồ nào thì bấm chuột đưa thanh chọn

mầu sẫm về tên bản đồ đó Ví dụ, Bản đồ hành chính

Trường sa

Trang 5

Hình 8 Danh mục bản đồ

- Khi bản đồ xuất hiện, nếu khung chứa chưa được mở rộng thì bản đồ sẽ bị che lấp một phần

- Nếu cần, có thể di chuyển bản đồ về giữa khung bằng cách sử dụng thanh cuốn ở dưới bản đồ

- Bản đồ khi mới mở, do tỉ lệ nhỏ nên rất khó nhìn Vì vậy phải phóng to các khu vực cần làm việc là rất cần thiết Trên màn hình, ở thanh trình đơn có 3 biểu tượng: kính lúp có dấu cộng (thứ 5), kính lúp có dấu trừ (thứ 6) và 2 hình vuông lồng vào nhau (thứ 7) Biểu tượng thứ 5 có tác dụng phóng to bản đồ gấp đôi, biểu tượng thứ 6 có tác dụng ngược lại là thu nhỏ một nửa bản đồ , còn biểu tượng thứ 7 có tác dụng phóng to một khu vực nhỏ cần quan sát lên nhiều lần

- Sau khi bấm mũi trỏ chuột vào các biểu tượng, mũi trỏ chuột sẽ thay đổi hình dạng Đưa nó vào trong bản đồ, ở khu vực định phóng to hoặc thu nhỏ rồi bấm đúp vào nút trái Tỉ lệ bản đồ lập tức sẽ thay đổi

- Nếu không dùng biểu tượng, mà bấm chuột vào View ở thanh trình đơn thì Zoom in sẽ có tác dụng như bấm vào biểu tượng 5, Zoom out sẽ có tác dụng như bấm vào biểu tượng 6, còn Zoom

rect thì có tác dụng như bấm vào biểu tượng 7.

- Khi bản đồ đang được phóng to, mà muốn thu nhỏ để có thể nhìn được toàn bộ thì ta có thể

bấm chuột vào trình đơn View, và All Pages Bản đồ sẽ tự động thu nhỏ lại trong phạm vi nửa màn

hình

Hình 9 Màn hình sau khi bấm mục chọn AllPages

- Mỗi bản đồ thường có nhiều lớp thông tin (layers) Mỗi loại đối tượng được vẽ và biểu hiện

Trang 6

trên một lớp thông tin riêng Ví dụ, Bản đồ Hành chính Việt nam có 5 lớp thông tin, Bản đồ các vùng Nông nghiệp có 3 lớp v.v… Muốn biết bản đồ có mấy lớp thông tin, trước hết cần bấm chuột

vào trình đơn Set Trên hộp thoại thả xuống, bấm tiếp vào các Layer…

Hình 10 Bảng biểu hiện số lượng các layer của bản đồ

- Trong bảng Layer… ở bên trái có danh sách tên các lớp như: lớp tỉnh, lớp huyện, lớp thành phố ở giữa có 2 ô chọn: Visible (nhìn thấy) và Editable (sửa chữa được) Nếu trên bản đồ hành

chính Việt nam, người dùng chọn một lớp nào đó (bấm chuột vào tên lớp) thì lớp đó sẽ đổi màu

Nếu ta đánh dấu vào 2 ô Visible và Editable thì lúc này lớp thông tin của các lớp sẽ hiển thị và có

thể sủa chữa được

3 Mở và khai thác bản đồ

3.1 Bản đồ Hành chính Việt Nam

- Để mở Bản đồ Hành chính Việt Nam , trước hết bấm trỏ chuột vào File, vào phần Map View

trong hộp chọn và sau đó vào biểu tượng cuốn sách mở (biểu tượng thứ 2) trên thanh công cụ

Trong bảng danh sách các bản đồ mở ra trên màn hình, bấm trỏ chuột vào dòng hanhchinh.map.

Bản đồ hành chính Việt Nam sẽ mở ra ở nửa màn hình bên trái, còn nửa màn hình bên phải là bảng

dữ liệu

Hình 11 Bản đồ Hành chính Việt nam

Trang 7

- Để xem bản đồ trên toàn màn hình, bấm trình đơn View/Worksheet rồi None, bảng dữ liệu sẽ

ẩn đi, chỉ còn phần bản đồ chiếm toàn bộ màn hình

- Để xem được kĩ từng khu vực của bản đồ, nhất thiết phải phóng to nhiều lần lên Có thể bấm trỏ chuột vào biểu tượng kính lúp có dấu cộng (biểu tượng thứ 5), rồi đưa trỏ chuột (đã đổi dạng) vào trong bản đồ rồi kích đúp chuột Bản đồ sẽ được phóng to gấp 2 lần Sau đó phải đưa trỏ chuột vào biểu tượng bấm lại, rồi mới đưa vào trong bản đồ để phóng thêm 2 lần nữa Như vậy là mỗi lần muốn phóng bản đồ to gấp đôi, phải làm lại động tác bấm trỏ chuột vào biểu tượng

- Nếu muốn phóng to một khu vực nhỏ ngay trên bản đồ, thì phải bấm trỏ chuột vào biểu tượng thứ 7 Mũi trỏ chuột biến thành hình mũi tên có hình chữ nhật ở đuôi Dùng mũi tên có hình chữ nhật, to nhỏ tuỳ ý Đó là khu vực đã xác định cần được phóng to

- Muốn xem Bản đồ hành chính Việt Nam có bao nhiêu lớp thông tin, thì bấm trỏ chuột vào

trình đơn Set Một hộp thoại chọn được thả xuống Bấm tiếp vào mục Layer… Bảng liệt kê các lớp

thông tin xuất hiện Bản đồ Hành chính Việt nam có tất cả 5 lớp: Tỉnh, Huyện, Thành phố, Chú giải Hành chính và Đường biên các nước Bình thường khi bản đồ Hành chính được mở, thì 5 lớp thông tin trên đã được chồng ghép lên nhau, nên trên bản đồ đã biểu hiện đầy đủ tất cả 5 loại đối tượng Nếu chỉ muốn xem riêng sự phân bố hành chính của 1 hoặc 2đối tượng, thì phải làm theo các trình

tự sau:

- Mở Set/Layer, sau đó trên bảng liệt kê các lớp (layer), mở từg lớp để xoá bỏ dấu chọn ở ô

Visible.

- Nếu muốn xem sự phân bố các tỉnh ở nước ta, chỉ đánh dấu chọn vào 2 lớp thông tin: Đường

biên các nước và Tỉnh, rồi bấm OK Bản đồ các tỉnh ở nước ta sẽ xuất hiện.

- Nếu muốn xem sự phân bố các huyện ở nước ta, thì xoá bỏ dấu chọn Visible ở lớp Tỉnh, thay

bằng dấu chọn ở lớp Huyện Bản đồ các huyện ở nước ta sẽ xuất hiện

- Nếu muốn xem bản đồ có sự phân bố cả các tỉnh, các huyện ở nước ta thì đánh dấu chọn vào ô

Visitble ở cả 3 lớp: Đường biên các nước, Tỉnh và Huyện, còn 2 lớp kia vẫn xoá Bản đồ các tỉnh và

huyện ở nước ta sẽ xuất hiện

- Trên Bản đồ hành chính Việt Nam, có thể tính được diện tích và chu vi các tỉnh và các huyện Cách làm như sau:

+ Trước hết chọn lớp thông tin Tỉnh hoặc Huyện

+ Tiếp theo, bấm trỏ chuột vào trình đơn Find Một hộp chọn được thử xuống, trong đó có 2 mục: Area square (diện tích vùng) và Area perimeter (chu vi vùng) Nếu muốn tính diện tích bấm chuột, đánh dấu vào Area square, còn nếu muốn tính chu vi, bấm chuột vào Area perimeter.

Hình 12 Tình chu vi và diện tích của tỉnh và huyện

Hoàng sa

Trang 8

Sau đó đưa mũi trỏ chuột kích đúp chỉ vào vùng ( tỉnh hoặc huyện ) Lúc này mũi trỏ chuột đã đổi hạng thành bàn tay có ngón trỏ Vùng được chỉ sẽ chuyển sang màu đen và đồng thời cũng xuất hiện một hộp ghi rõ số đo diện tích hoặc chu vi của vùng

Hình 13 Hộp chọn diện tích hoặc chu vi

3.2 Bản đồ Hình thể (tự nhiên) Việt Nam

- Để mở Bản đồ hình thể Việt nam, trong bảng danh sách các bản đồ, bấm trỏ chuột vào tên bản

đồ: Hinhthe Map

- Bản đồ này có 4 lớp thông tin: Đường biên quốc gia, Tỉnh, Hành chính hình thể và Chú giải

- Cách mở xem các lớp thông tin trong bản đồ này cũng tương tự như trong Bản đồ hành chính Việt Nam

- Lớp thông tin quan trọng nhất là lớp hành chính-hình thể Địa hình được chia làm 6 bậc: từ trên 0m đến trên 2.500m

Hình 14 Một khu vực được phóng to trên bản đồ địa hình Việt Nam

3.3 Bản đồ địa chất Việt Nam

- Cách mở Bản đồ Địa chất cũng tương tự như cách mở các bản đồ nói trên, nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ

- Bản đồ này có 3 lớp thông tin: Đường biên các nước, Địa chất và Chú giải Địa chất Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản đồ trước

Trang 9

Hình 15 Bản đồ địa chất

3.4 Bản đồ đất Việt Nam

- Cách mở Bản đồ đất Việt Nam cũng tương tự như cách mở bản đồ các bản đồ nói trên, nghĩa

là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ

- Bản đồ này có 3 lớp thông tin: Đường biên các nước, đất, chú giải

3.5 Bản đồ khoáng sản Việt Nam

- Cách mở Bản đồ Khoáng sản cũng tương tự như cách mở các bản đồ nói trên, nghĩa là cũng phải chọn tên bản đồ trong danh sách chọn sau khi đã kích chuột vào biểu tượng thứ 2 trên thanh công cụ

- Bản đồ này có 4 lớp thông tin: Đường biên các nước, địa chất, khoáng sản và chú giải địa chất Cách mở từng lớp thông tin cũng giống như trong các bản đồ trước

- Cách mở các lớp thông tin cũng giống như các bản đồ trên

Hình 16 Bản đồ khoáng sản

Trang 10

3.6 Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Cách mở bản đồ Khí hậu Việt nam cũng tương tự như mở các bản đồ trên

- Bản đồ này có 6 lớp thông tin: Đường biên các nước, Các trạm khí tượng, Đồ thị nhiệt độ, Biểu đồ lượng mưa, Khí hậu và chú giải khí hậu

- Trong 6 layer nói trên có thể mở xem được 2 layer về sự phân bố các trạm khí tượng và các

khu vực khí hậu Cách làm là xoá bỏ các dấu chọn Visible ở các layer khác, chỉ để lại dấu chọn ở

layer Đường biên các nước và layer Các trạm hoặc Khí hậu.

- Trong bản đồ này có trang tính, có các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa Có thể tạo các biểu

đồ về hai yếu tố này để đưa lên bản đồ Cách làm như sau: Mở phần MapView, lấy bản đồ khí hậu, sau đó bấm trỏ chuột vào nút Browse trên thanh trình đơn Chọn Images rồi bấm chuột Bảng Set

Images Tables xuất hiện

Hình 17 Bảng Set Images

Nếu muốn xem bảng số liệu về lượng mưa thì bấm khí hậu Còn nếu muốn xem bảng số liệu về

nhiệt độ thì bấm chuột vào Nhiệt độ Sau khi OK, trang tính với các số liệu liên quan đã xuất hiện bên

phải màn hình

Hình 18 Xem lượng mưa trên Bản đồ khí hậu

Nếu muốn vẽ biểu đồ nhiệt hoặc lượng mưa, thì bấm vào trình đơn Gallery và mục Graph Map ở

cuối hộp chọn Bảng Graph Map xuất hiện Tiếp tục chọn Select Variables Hộp Select Variables xuất

hiện Chọn tên các tháng để lập biểu đồ ở trong bảng Nếu lấy biểu đồ cả năm thì chọn cả 12th

Khi chọn, tên các tháng sẽ đổi màu Chọn xong, bấm OK Biểu đồ sẽ xuất hiện với mầu của mỗi

Hoàng sa

Ngày đăng: 06/07/2014, 06:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 7. Màn hình chính của Mapview - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 7. Màn hình chính của Mapview (Trang 4)
Hình 9. Màn hình sau khi bấm mục chọn AllPages - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 9. Màn hình sau khi bấm mục chọn AllPages (Trang 5)
Hình 8. Danh mục bản đồ - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 8. Danh mục bản đồ (Trang 5)
Hình 11. Bản đồ Hành chính Việt nam - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 11. Bản đồ Hành chính Việt nam (Trang 6)
Hình 10. Bảng biểu hiện số lượng các layer của bản đồ - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 10. Bảng biểu hiện số lượng các layer của bản đồ (Trang 6)
Hình 12. Tình chu vi và diện tích của tỉnh và huyện - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 12. Tình chu vi và diện tích của tỉnh và huyện (Trang 7)
Hình 13. Hộp chọn diện tích hoặc chu vi - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 13. Hộp chọn diện tích hoặc chu vi (Trang 8)
Hình 14. Một khu vực được phóng to trên bản đồ địa hình Việt Nam - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 14. Một khu vực được phóng to trên bản đồ địa hình Việt Nam (Trang 8)
Hình 16. Bản đồ khoáng sản - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 16. Bản đồ khoáng sản (Trang 9)
Hình 15. Bản đồ địa chất - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 15. Bản đồ địa chất (Trang 9)
Hình 18. Xem lượng mưa trên Bản đồ khí hậu - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 18. Xem lượng mưa trên Bản đồ khí hậu (Trang 10)
Hình 17. Bảng Set Images - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 17. Bảng Set Images (Trang 10)
Hình 21. Bản đồ Khí hậu - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 21. Bản đồ Khí hậu (Trang 11)
Hình 22. Bản đồ dân cư Việt Nam - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 22. Bản đồ dân cư Việt Nam (Trang 12)
Hình 23.  Bản đồ nông nghiệp - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 23. Bản đồ nông nghiệp (Trang 12)
Hình 26. Bản đồ giao thông - Hướng dẫn sử dụng phần mềm địa lý DB - Map
Hình 26. Bản đồ giao thông (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w