Đề tài: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm docx

22 5.2K 13
Đề tài: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm Danh sách nhóm sinh viên: Tổ 6- Nhóm 2 –Lớp k12 Xã hội học 1. Lê Thị Thanh - Tổ trưởng. 2. Đầu Thị Thảo. 3. Trương Thị Thu. 4. Trần Thị Nhung. 5. Lê Thị Phượng. 6. Trịnh Thị Vân. 7. Phạm Văn Tùng. ĐỀ TÀI: Trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm. I. MỞ ĐẦU. “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ” 1. Tính cấp thiết của vấn đề. Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm hướng tới mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại.Việt Nam cũng là một đất nước rất đề cao khẩu hiệu này. Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường khá phát triển đã đưa Việt Nam dần hội nhập với thế giới. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dần phát triển giúp người dân có cuộc sống về tinh thần và vật chất tốt hơn so với trước kia rất nhiều. Kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng chênh lệch. Khi nông thôn được đô thị hoá thì người dân có nguy cơ thất nghiệp cao, gia đình rơi vào những khủng hoảng dẫn đến nhiều biến động. Chính vì thế mà xung đột gia đình xuất hiện cùng với kinh tế gia đình khủng hoảng, tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả của những cuộc ly hôn đó là nguyên nhân dẫn tới những đứa trẻ từ có cha mẹ trở thành những đứa trẻ lang thang đường phố. Và do hoàn cảnh gia đình nghèo đói, đã làm cho các em phải đi lao động sớm khi còn rất nhỏ. Hiện nay, quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển, báo động tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu đô thị lớn. Đó là nơi phải gánh chịu nạn di dân từ mọi miền đất nước, trẻ em lang thang cơ nhỡ rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động. Do bị bóc lột sức lao động đã làm ảnh ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của các em, tổn hại đến nhân cách và tương lai của các em. Chính vì vậy, trẻ em lang thang và lao động sớm đã và đang là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Để giúp các em có một mái ấm tình thương và trở về với mái ấm gia đình, để cho những mầm xanh, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ được chăm sóc bởi tình thương của cha mẹ và toàn xã hội. Với những tư liêụ sẵn có, đồng thời bằng phương pháp thu thập và tìm kiếm thông tin, quan sát các em để nói lên thực trạng trẻ em lang thang đường phố và trẻ em lao động sớm hiện nay. Thông qua bài viết này chúng tôi muốn mọi người có một cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng đáng báo động này, và vai trò của người nhân viên công tác xã hội. Đồng thời thông qua bài viết chúng tôi cũng kêu gọi: Mọi người hãy cùng nhau thắp lửa những mảnh đời bất hạnh, hãy đem lại những nụ cười trên những gương mặt non nớt, để một ngày không xa khắp nơi không còn tình trạng trẻ em lang thang và lao động sớm. Và “hãy lau khô giọt nước mắt bằng trái tim con người Việt Nam”. Đó chính là thông điệp mà tổ 6 chúng tôi muốn gửi tới thông qua bài viết này. 2. Mục tiêu tổng quát - mục tiêu cụ thể Thông qua bài viết này chúng tôi mong rằng mọi người sẽ nhìn nhận được tính cấp thiếp của vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm. Giúp mọi người nhìn nhận được thực trạng đáng báo động này và thấy được hậu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang, lao động sớm. Từ đó đưa các phương pháp, kiến nghị để giảm thiểu tình trạng trên, mọi người cần phải làm gì để các em được hưởng các quyền mà chính các em phải được hưởng. 3. Các phương pháp tìm hiểu. Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát - thu thập thông tin Tiến hành quan sát thực trạng trẻ em lang thang đường phố, trẻ lao động sớm ở thành phố Thanh Hoá. - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. Qua phương pháp này, chúng tôi sẽ phân tích những loại tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo và các số liệu đã công khai. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các em đi lang thang trên hè phố: trẻ em đánh giầy, bán báo… - Phương pháp tổng hợp tài liệu Tiến hành tổng hợp tài liệu sau khi đã thu thập được thông tin. II. NỘI DUNG 1. Khái niệm a. Trẻ em: Theo công ước quốc tế: “ trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Theo pháp luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo định nghĩa sinh học: “ trẻ em là con người trong giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành”. Tâm lí học cho rằng: “ trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lí- nghiên cứu con người.” Nhìn dưới góc độ xã hội học: “ trẻ em là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người. - Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dưỡng của chúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với các em này nhà không còn là trung tâm để vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày. - Trẻ em đường phố là những trẻ em hàng ngày kiếm sống đơn độc, không được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng tự bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, những mối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng thật sự là những kẻ vô gia đình. b. Trẻ em lao động sớm: Là những trẻ em phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình. Sống trong những điều kiện không an toàn, ngoài làm việc hầu như các em không có hoạt động vui chơi giải trí. c. Trẻ em lang thang:Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 “trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ tổ ấm gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định. 2. Thực trạng trẻ em lang thang và lao động sớm: * Tình trạng trẻ em lang thang: Theo thống kê của Bộ lao động - thương binh và xã hội về trẻ em lang thang: năm 1996 cả nước có 4.596 em, năm 1997 có 16.263 em, năm 1998 có 19.204 em, năm 1999 có 23.000 em, năm 2000 lên đến 25.000 em và theo số liệu điều tra mới đây của Bộ lao động – thương binh và xã hội cả nước có 22.000 em lang thang. Theo uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tính đến tháng 8/2003 số trẻ em lang thang có mặt tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là trên 10.000 em riêng tp Hồ Chí Minh có trên 8.000 em và Hà Nội có 2.000 em ( số trẻ ẹm lang thang được thống kê gồm cả trẻ em là người Hà Nội và tp Hồ Chí Minh. Số trẻ em này có trên 50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% là đi cùng gia đình và còn lại 10% là đi cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về quê hương rồi sau đó di chuyển đến nơi khác). Hiện nay các tỉnh, thành phốp tập trung trẻ đến kiếm sống là Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hoà, Thừa Thiên_Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Các địa phương có nhiều trẻ em đi lang thang gồm Quãng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hoá, Hưng Yên. Theo Bộ lao động thương binh và xã hội, trong tổng số trẻ em lang thang có 82% ra đi từ các vùng nông thôn và tập trung ở các vùng diều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế khó khăn. trong đó 71,7% trẻ ẹm lang thang ra đi vì kinh tế gia đình khó khăn. Bộ phận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa cũng là nguy cơ dẫn đến việc trẻ em đi lang thang ( trẻ em lang thang bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa chiếm 3,4% tổng số trẻ em lang thang được khảo sát ). Việt Nam vẫn là nước nghèo, theo chuẩn nghèo mới cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo chiếm 22% tổng số hộ toàn quốc; tỷ lệ đói nghèo chênh lệch lớn giữa các vùng (cao nhất là Tây Bắc 42% và Tây Nguyên 38%; thấp nhất là Đông Nam Bộ 9% ) cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp và tạo nguy cơ gia tăng trẻ em lang thang. Học vấn trẻ em lang thang nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ học sớm, thất nghiệp và thậm chí còn một số trẻ em mù chữ hoặc tái mù chữ. Theo điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 đến 16 tuổi chưa từng được đi học chiếm 4,7%, 34% bỏ học ở bậc tiểu học, 58,7% bỏ học ở cấp trung học cơ sở và 2,6% ở cấp trung học phổ thông. qua khảo sát trẻ em lang thang tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%, không biết chữ là 261% có 12,9% có học lớp 1, 39,6% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang thang có trình độ phổ thông. Như vậy, Luật phổ cập giáo dục tiểu học đã có từ lâu nhưng vẫn còn khoảng gần 40% trẻ em lang thang chưa học xong chương trình tiểu học. Và theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên cùng với uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em lang thang muốn có cơ hội được học tập không phải là ít ( dưới 15 tuổi là 50%, trên 15 tuổi là 25% ) tuy nhiên nhu cầu học tập của các em đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là học văn hoá mà còn mong muốn học nghề. Khảo sát về trẻ em lang thang về TP Hà Nội cho thấy 46,6% trẻ em lang thang chì có trình độ học vấn từ mù chữ đến bậc tiểu học. Các em có trình độ trung học cơ sở là 51,7%. Kết quả đánh giá việc trẻ em lang thang ở Hà Nội tự nguyện học văn hoá đã cho thấy 94,1% số trẻ em được điều tra thích thú với viêc đi học; 71,1% trẻ này rất thích thú với vịêc học nghề có 47% trẻ cho răng nếu được học nghề chắc chắn các em sẽ kiếm sống tốt hơn và nếu có việc làm ổn định các em sẽ không đi lang thang nữa. * Trẻ em lao động sớm: Theo số lượng mới công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hiện có khoảng 218 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới trong đó có 100 triệu là trẻ em gái và hơn một nữa số trẻ em gái này đang phải lao động trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại. ở Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ bắt đầu lao động là 10 đến 14 tuổi, số trẻ làm thuê, giúp việc nhà phổ biến ở tuổi 13,14 trẻ em vạn đò phải học chèo đò từ 5 đến 6 tuổi, 10 đến 12 tuổi phải đi làm kiếm tiền… Những đứa trẻ không có tuổi thơ: Lao động nhí khuân gạch ở An Giang . Ảnh: Kiến Giang Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm khoảng 30%, khoảng 60% trẻ lao động các cơ sở ngoài quốc doanh trong điều kiện khăn ( ăn, ngủ, sức khoẻ, vệ sinh không đảm bảo…), tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ em làm việc từ 9 đến 10h/ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ phải làm việc trong điều kiện sức khoẻ yếu. Nhóm trẻ từ độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi có tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao chiếm 63,3% so với độ tuổi. điều đáng chú ý là có khoảng 15% trẻ em làm thuê phài làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng, dân dụng. Ví dụ: Em Hoàng Thị Thanh (15 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc ) đã làm thuê cho một nhà hàng ở Hà Nội 3 năm. Thanh kể hàng ngày em và các bạn phải thức khuya dạy sớm dọn dẹp, rửa bát đĩa,quạt than, bưng bê cho khách và hàng trăm việc không tên khác. lúc nào Thanh cũng mệt bã người chì thèm ngù, xem phim giải trí là không bao giờ giám mơ. đã thế ông bà chủ còn chửi mắng bọn trẻ như cơm bữa, thậm chí bạt tai nếu chúng làm vỡ, đổ thức ăn… vất vả như vậy, nhưng ngoài nuôi cơm Thanh chỉ được trả 500.000 đồng/tháng. Em Nguyễn Thị Liên ( 16 tuổi,quê ở Quãng Xương, Thanh Hoá ) ra Hà Nội làm ôsin vì kếm hiểu biết nên đã kí hợp đồng 5 năm với mức lương 500.000 nghìn đồng/ tháng với nhà chủ từ năm 2007. Với công việc là chăm sóc cụ bà cao tuổi, giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp 4 tầng nhà quả là nặng nhọc với cô bé. đến nay, khi biết lương người giúp việc ở Hà Nội là 800.000 đến 1.000.000/ tháng, Liên đã xin thêm nhưng nhà chủ nhất định không tăng cho em. Khi em định thôi việc đi bán hàng ông chủ doạ đưa em ra pháp luật khiến em luôn sống trong tình trạng sợ hãi, bất an và không đòi được thêm bất cứ quyền lợi gì. Tại vùng mỏ Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên có hàng trăm em nhỏ vì gia đình nghèo khó phải đến đây mót tìm quặng ở các bãi quặng thải các em luôn hít thở không khí mịt mù bụi bẩn, chịu tiếng ồn cùa máy khoan, máy xúc inh tai… Trong môi trường làm việc hết sức dộc hại như vậy, các em còn non nớp lại luôn bị tai nạn lao động rình rập. Theo em Nguyễn Văn Bình ( nhà ở thị trấn Trại Cau ) đã làm quặng hơn 2 năm, thì: “ đi mót quặng ở các bãi thải bây giờ được rất ít ai cố gắng lắm được khoảng gần tạ thì được 30.000 đồng, còn như tụi em thì được 20 đến 25 ngìn đồng, bạn nào yếu chẳng được thế” Công việc nặng nhọc đòi hỏi phải tiêu hao nhiều sức lực nhưng điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi của bọn trẻ lại hết sức tạm bợ, thiếu thốn. Cơm năm, mì tôm, bánh mì là món ăn thường trực của các em. để mót được nhiều quặng có em đã làm thâu đêm. chính vì vậy, chỉ sau một thời gian sức khoẻ của các em giảm sút trầm trọng. Trẻ em chưa đến tuổi lao động phải làm việc nặng nhọc đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Việt Nam là quốc gia có lực lượng dân số trẻ chiếm tới 33% tổng dân số. Điều đáng chú ý là số trẻ em đang làm việc quá sức trong môi trường độc hại chiếm tỷ lệ khá lớn như năm 2009 cả nước có 25.000 trẻ em trong đó có 53% là trẻ em nữ có độ tuổi 5 đến 17 tuổi phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, không được trang bị bảo hộ lao động. Theo số liệu điều tra mới nhất các huyện, thành phố toàn tỉnh Bến Tre có 465 trẻ em lao động sớm trong đó có 254 trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo là 211 trẻ và còn lại là thuộc gia đình khó khăn. Trẻ lao động sớm tập trung ở các ngành nghề bán vé số, gói kẹo, đan giỏ, nhặt hạt điều, đi ghe đánh bắt cá, phục vụ quán ăn, phụ hồ, lượm phế liệu và các công việc trong gia đình khác. Đơn vị có số trẻ lao động sớm nhiều nhất là huyện Ba Tri 118 trẻ, tp Bến Tre 99 trẻ. 3. Nguyên nhân * Trẻ em lao động sớm: Trong nền kinh tế thị trường ngăn cách giàu nghèo khá rõ, nếu trong cơ chế cũ khoảng cách giữa nhóm người giàu nhất so với nhóm nggười nghèo nhất chỉ là 4-5 lần thì bây giờ là 15 lần và hơn thế nữa. Sự đối nghèo trong cơ chế cũ ở nông thôn trước đây được xử lí ngay tại thôn xã hợp tác xã bằng cách điêù hoà lương thực tại chỗ.nay mỗi hộ là một đơn vị kinh tế nên không thể điều hoà được, không thể lấy lương thực của nhà này đưa cho nhà khác. Do đói nghèo mà một bộ phận trẻ em phải li hương đi tìm kiếm việc là và lâm vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động. Do áp lực về dân số và nguồn lao động khá mạnh và do thiếu tư liệu sản xuất, trước hết là đất canh tác nên dòng người từ nông đi tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp, các cửa khẩu với số lượng lớn trong đó có nhiều lao động trẻ em. Do sùng bái ngộ nhận về sức mạnh về đồng tiền nên người ta kiếm tiền bằng mọi cách trong đó có việc bán mọn sức lao động. Do có nhiều biến cố của một số gia đình: cha mẹ bất hoà, li hôn hoặc do mải miết làm giaù bị hút theo những thứ khác nên bỏ mặc con cái và đến lượt các em phải tự lo lấy cho mình, “ bụng đói đầu gối phải mò” vì vậy, các em phải đi kiếm tiền để sống. Một nguyên nhân sâu xa hơn đó là do một số bộ phận không nhỏ các chủ doanh nghiệp tư nhân muốn tiết kiệm tư liệu sản xuất đã sử dụng nhiều lao động vị thành niên với tiền công rẻ mạt. 4. Hậu quả của việc trẻ em lang thang, lao động sớm [...]... nuôi dưỡng trẻ em lang thang, mồ côi không nơi nương tựa bằng nhiều biện pháp như: Tìm bố mẹ, gia đình thay thế cho trẻ em lang thang - Đưa trẻ em lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội - Cần lồng ghép chương trình đưa trẻ em lang thang về gia đình với các chương trính xoá đói giảm nghèo - Mở rộng các trung tâm dạy nghề- giới thiệu việc làm cho trẻ em lang thang, lao động sớm nhằm giúp các em có một... không cho tuyển dụng lao động * Đối với nhân viên công tác xã hội Thực tế cho thấy cũng khó có thể giúp trẻ em tránh được tình trạng trẻ em lao động sớm vì vấn đề Lao động trẻ em không thể gải quyết trong một sớm một chiều được nên cần có những nổ lực ở tầm quốc gia và quốc tế, tập trung ưu tiên vào việc ngăn ngừa và loại bỏ việc trẻ em tham gia vào những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến chúng Với... để trẻ em không thành trẻ em lang thang - Giúp đỡ về vật chất cho các gia đình có trẻ em lang thang lao động sớm, và mở nhiều lớp học tình thương dạy văn hoá cho các em - Gia đình cần quan tâm, giáo dục trẻ em vì chỉ có gia đình mới là nơi an toàn nhất cho trẻ III KẾT BÀI Đã là con người thì hãy làm một việc có ích, bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ có ý nghĩa là xây dựng đất nước Chúng ta nên hành động. .. trẻ ở các trường học Tổ chức các chương trình huấn luyện cho trẻ em lang thang Huấn luyện các kĩ năng sống cho trẻ, cung cấp các thông tin nguy hại mà trẻ phải tiếp xúc việc phòng ngừa cũng như các quyền mà trẻ có Điều này có thể thực hiện ngay khi ngồi trên ghế nhà trừơng hoặc thời gian học việc và phải thực hiện tốt tại nơi làm việc - Giảm tỉ lệ trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm - Giúp trẻ em. .. Lũ gạch mỏy múc thụ sơ, sử dụng lao động trẻ em, thiếu bảo hộ lao động và tai nạn ở các lũ gạch là một thực trạng nhức nhối địa phương nhiều năm qua” Xó Nhơn Phú có hơn 500 cơ sở làm gạch sử dụng hàng ngàn lao động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Em Hoàng Em nhập viện vỡ một tai nạn ở lũ gạch _ Về tinh thần: Như mọi trẻ em khác, trẻ em lang thang lao động sớm cũng có những nhu cầu được yêu thương được...Từ việc trẻ em lang thang lao động sớm ta có thể thấy được hậu quả của vấn đề này là rất nặng nề và nghiêm trọng Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của các em mà còn ảnh hưởng tới gia đình và toàn xã hội Tại sao trẻ em lại phải lên thành phố kiếm sống?Đó là câu hỏi có thể có nhiều đáp án.Phải chăng tỡnh trạng lao động sớm ở trẻ em là vấn đề khách quan mang laị?Liệu rằng các em có được đối xử... trạng trẻ em lao động sớm Trước tiên chúng ta cần đưa các chính sách, pháp luật về chăm sóc bảo vệ trẻ em vào cuộc sống Tuyên truyền cho người dân hiểu về các chính sách pháp luật này Đặc biệt là chương trình quốc gia về lao động trẻ em Chương trình này bao gồm - Đánh giá tình hình sức khoẻ của trẻ em trong các nghề độc hại, phù hợp với nhu cầu và điều kiện tại địa phương - Loại bỏ lao động trẻ em khỏi... hoạt động quỹ học bổng cho học sinh vượt khó nhằm tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến trường Nhà trường cần có chính sách không thu chi phí học tập ở mái ấm nhà trường và trong thủ tục học tập với các em này không nên đặt nặng vấn đề giấy khai sinh của các em này Thực sự là để giải quyết một cách căn bản và bền vững vấn đề trẻ em lao động sớm là một vấn dề rất phức tạp Bởi phần đông các em lao động. .. hệ lao động mới với thể lực và trí tuệ không đáp ứng được nhu cầu nhân lực có trí tuệ cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá * Giải pháp hành chính Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em Sở LĐTBXH Hà Nội đang xây dựng đề án “ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao. .. trẻ em khác hay không?Đó là vấn đề đặt ra và cần giải quyết Các em khi tham gia lao động sớm thỡ cỏc em cú thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu của xó hội Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải Ma túy, mại dâm, HIV|AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm . vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm. Giúp mọi người nhìn nhận được thực trạng đáng báo động này và thấy được hậu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang, lao động. dụng nhiều lao động vị thành niên với tiền công rẻ mạt. 4. Hậu quả của việc trẻ em lang thang, lao động sớm Từ việc trẻ em lang thang lao động sớm ta có thể thấy được hậu quả của vấn đề này là. Thực trạng trẻ em lang thang và lao động sớm: * Tình trạng trẻ em lang thang: Theo thống kê của Bộ lao động - thương binh và xã hội về trẻ em lang thang: năm 1996 cả nước có 4.596 em, năm 1997

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan