1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

25 3,9K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một con thuyền nhỏ bé mỏng manh đang lênh đênh trên đại dương bao la,rộng lớn Một con thuyền đang mất phương hướng giữa đại dương trong mộtkhông gian mịt mù không một ánh đèn, chỉ có những tia sáng nhỏ ánh lên từ mắtcủa những người thủy thủ và một luồng sáng rực rỡ phát ra từ đôi mắt sâu thẳmcủa vị thuyền trưởng Số phận của đất nước Việt Nam trong những ngày tháng

nô lệ ấy chẳng khác nào con thuyền đang lênh đênh trên đại dương bao la khôngxác định được phương hướng Tuy nhiên “thất bại chưa thua, đầu hàng mớithua”,”còn nước còn tát” Trong thời điểm đen tối ấy vẫn có rất nhiều nhữngngười con anh hùng của đất nước An Nam nhỏ bé đi tìm đường cứu nước.Nguyễn Ái Quốc người anh hùng Nghệ An, một người An Nam nhỏ bé nhưng

đã làm chấn động cả thế giới với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị thuyền trưởng đã đưa con thuyền cách mạng ViệtNam đến với bến bờ thành công, đất nước Việt Nam đến với bến bờ độc lập, tự

do, hạnh phúc- đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở để sáng tạo nên tư tưởngcủa chính mình: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tư tưởng Hồ Chí Minh là chiếc

“la bàn” đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công và hơn thế nữa.Với tư tưởng đúng đắn sáng tạo- tư tưởng Hồ Chí Minh- đã đưa xã hội ViệtNam đến bến bờ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, một vùng đất mà ở đó mọi người dânđều làm chủ, mọi tài sản đều là của chung, một xã hội không có giai cấp, không

có bóc lột, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên mặc dù chúng

ta đang ở trên bến bờ xã hội chủ nghĩa nhưng một xã hội công bằng, dân chủ,văn minh thì vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của Đảng và dân ta

Trên cơ sở đó mà nhóm chúng em đã chọn và tiến hành nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam”, em mong rằng đề tài sẽ giúp người đọc biết rõ hơn về con

đường mà chúng ta đang đi và nhận thức về nó sâu sắc hơn, từ đó sẽ xác địnhđược những nhiệm vụ mà chúng ta cần phải làm trong tương lai Đề tài nhóm

em nghiên cứu có kết cấu như sau:

Trang 2

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam

3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ

lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay

Ở bài báo cáo này nhóm em sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh,phân tích… Trong quá trình làm bài, chúng em đã rất cố gắng nhưng do trình độ

và sự hiểu biết về lĩnh vực này còn hạn chế, vì vậy bài viết này chắc chắn sẽkhông tránh được những thiếu sót hạn chế nhất định, rất mong nhận được sựđóng góp, hướng dẫn thêm của các cô

Chúng em cũng xin chân thành cám ơn cô Phan Thị Thanh Lý đã tận tình

hỗ trợ, giảng dạy, chỉ dẫn nhóm em nói riêng và các bạn sinh viên nói chungtrong quá trình học, cũng như thực hiện bài báo cáo này

Trang 3

1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI:

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam.Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của

Mác-xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ Mác-xã hội nọ sang Mác-xã hội kia Trên cơ sởnền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội Bác cũng khẳng định, tronglịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “ khôngphải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy”.Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải quagiai đoạn tư bản chủ nghĩa

Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về chủ nghĩa xã hội từ khát vọng giải

phóng dân tộc, nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để và xu hướng phát triển của thời đại.

Trang 4

Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìmmột ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúngđắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam (Bậc cách mạng tiền bối hoặc là

có ý thức giành độc lập dân tộc lại không có ý thức canh tân đất nước; hoặc là

có ý thức canh tân đất nước lại kém ý thức chống Pháp) Cách mạng Việt Namđòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tưtưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cáchmạng Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vàokhủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại giải phóng dân tộc

Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát từ thực tiễncách mạng Việt Nam

Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiệnthực cho giải phóng dân tộc ở phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH và Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mác- xít Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

Giải quyết tốt quan hệ cá nhân và xã hội theo quan điểm của C Mác và

Ph Ăngghen trong bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mà hai ông công bốtháng 2/ 1848: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển

tự do của tất cả mỗi người

Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về từ tr chủ nghĩa xã hội truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam.

Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng là quá trình xâydựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trịtruyền thống văn hóa tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc ta, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế

Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: Nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô

lệ, mang đậm dấu ấn phong kiến phương Đông, mâu thuẫn giai cấp không gay

Trang 5

gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương Tây, do đó hình thành Quốc gia dân tộc từsớm; Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoạixâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất

và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt.Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam: Tinh thần yêu nước, yêu thương đùm bọc trong hoạn nạn đấu tranh,

cố kết cộng đồng Quốc gia dân tộc

Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hoá lấynhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hoá mang tính dânchủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọng hiền tài; hiếu học Hồ ChíMinh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhất với văn hoá, “chủ nghĩa xã hội

là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giảiphóng con người”

Từ tư duy triết học phương Đông: coi trọng hoà đồng, đạo đức nhânnghĩa Về phương diện đạo đức, Người cho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập vớichủ nghĩa cá nhân

Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợpcủa các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị,đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủnghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội từ tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ.

Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ

sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học vàtình cảm cách mạng Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hoá

Hồ Chí Minh nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội

là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá.

Trang 6

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:

 Quan điểm của các nhà kinh điển

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa xã hộikhông phải là một hình thái kinh tế -xã hội mà chỉ là một giai đoạn, một trình độphát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Lênin viết: “Xã hộicộng sản, đó là một xã hội trong đó tất cả là của chung: ruộng đất, nhà máy, laođộng chung của mọi người” Tuy nhiên, khi gọi chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩacộng sản thì Lênin đã khẳng định rằng đó chưa phải là chủ nghĩa cộng sản pháttriển trên những cơ sở của chính nó, chưa phải là chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn

Mà trái lại, đó mới chỉ là giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sảnchủ nghĩa Khi giải thích những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin viết:

“ Về mặt khoa học, thì sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản thật là rõ ràng Cái mà người thường gọi là chủ nghĩa xã hội, thì C.Mác gọi

là giai đoạn “đầu” hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa”

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xãhội với tư cách là một giai đoạn, một nấc thang của xã hội mới, là xã hội trựctiếp phát sinh ra từ chủ nghĩa tư bản thì nó không chỉ đối lập một cách chungchung với chủ nghĩa tư bản mà nó còn là một xã hội phát triển cao hơn, tốt đẹphơn so với chủ nghĩa tư bản Điều này được thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa xã hội sẽtạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản bởi mục tiêu của chủnghĩa xã hội là vì con người

Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định rằng, xét cho đếncùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho thắng lợicủa chế độ mới Chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến bởi nó đãtạo ra một năng suất lao động cao hơn chưa từng thấy so với chế độ phong kiến

Do đó, chủ nghĩa tư bản cũng có thể bị lật đổ, bởi chủ nghĩa xã hội tạo ra mộtnăng suất lao động mới, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản Và một điều nữa

là, khác với chủ nghĩa tư bản, những sản phẩm của chủ nghĩa xã hội được làm ra

Trang 7

là nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hộichứ không nhằm nô dịch con người

Và để phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản,Lênin đã đưa ra một số phác thảo về chủ nghĩa xã hội, được thể hiện ở nhữngđiểm sau:

Một là, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí Lênin đánh giá rất cao vai trò to lớn của nền đại công nghiệp cơ khí đối với

chủ nghĩa xã hội Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến vai trò của điện lực đối vớicông cuộc xây dựng xã hội mới Bởi, ông coi điện lực chính là cơ sở kỹ thuậtmới để xây dựng kinh tế, là cơ sở để xây dựng nền sản xuất hiện đại Do đó,không phải ngẫu nhiên mà Lênin đã viết rằng: Chủ nghĩa cộng sản là Chínhquyền xô- viết cộng với điện khí hóa toàn quốc Và nếu nước Nga được bao phủbằng một mạng lưới dày đặc các trạm phát điện thì công cuộc xây dựng kinh tếcộng sản chủ nghĩa ở Nga sẽ trở thành kiểu mẫu cho châu Âu và châu Á xã hộichủ nghĩa trong tương lai

Như vậy, Lênin đã cụ thể hóa về cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội lànền đại công nghiệp cơ khí Nhưng theo Lênin, bản thân nền đại công nghiệphiện đại không dung hợp với chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa; nó đòi hỏi phải thủtiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất

Hai là, chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

Trong những luận giải của mình về chủ nghĩa xã hội, Lênin còn nêu thêmnguyên nhân chủ nghĩa xã hội đã tạo ra được một năng suất lao động cao hơn sovới chủ nghĩa tư bản là do những yếu tố vốn có của chủ nghĩa xã hội, yếu tố nàykhông thể có được trong lòng chủ nghĩa tư bản Đó là cách tổ chức lao động và

kỷ luật lao động mới

Lênin khẳng định kỷ luật của chế độ nô lệ và chế độ phong kiến là kỷ luậtroi vọt; kỷ luật của chủ nghĩa tư bản là kỷ luật đói; còn kỷ luật của chủ nghĩa xã

Trang 8

hội là kỷ luật tự giác Theo ông, kiểu tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa xãhội sở dĩ cao hơn so với kiểu tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tư bản là vì

nó dựa vào một kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người laođộng Song, theo Lênin, để có được cách tổ chức lao động mới thì cần phải thựchiện chế độ kiểm kê, kiểm soát toàn dân

Như vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủnghĩa tư bản nhờ việc đưa ra một hình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao độngmới Hình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động đó được thực hiện trên cơ

sở của sự kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với việc sản xuất và phân phối sảnphẩm

Ba là, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Theo Lênin, phân phối theo lao động là cách thức phân phối trong giaiđoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa Cách thức phân phối theo lao động làthích hợp nhất với chủ nghĩa xã hội, bởi vì nó được dựa trên chế độ công hữu về

tư liệu sản xuất Phân phối theo lao động không có nghĩa là mỗi người làm đượcbao nhiêu sản phẩm thì được hưởng hết bấy nhiêu Trái lại, tổng sản phẩm dolao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cả tiêu dùng cá nhân, cho cảtích lũy tái sản xuất mở rộng và cho cả tiêu dùng công cộng của xã hội Tiêudùng cá nhân chỉ là một phần trong tổng sản phẩm do lao động của người côngnhân làm ra Tuy nhiên, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, trênthực tế, những phần không phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân nhữngngười công nhân vẫn thuộc về họ, vẫn nhằm đảm bảo lợi ích cơ bản, lâu dài,chung cho mọi thành viên trong xã hội

Lênin chỉ rõ cách phân phối sản phẩm theo lao động được dựa trên hainguyên tắc: “người nào không làm thì không ăn”; “số lượng lao động ngangnhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau”

Do đó, Lênin cho rằng xã hội cần phải kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặtmức độ lao động và mức độ tiêu dùng của từng người bởi dưới chủ nghĩa xã hội

Trang 9

vẫn còn nhiều người trốn tránh lao động, muốn làm ít hưởng nhiều, tránh việcnặng tìm việc nhẹ…

Bốn là, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

Lênin đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tưbản chủ nghĩa Bởi, ông cho rằng chính chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa lànguyên nhân gây ra mọi đau khổ của quần chúng nhân dân lao động Do đó, đểgiải phóng người lao động thì cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.Lênin khẳng định: “Để thực sự giải phóng giai cấp công nhân, cần phải có cuộccách mạng xã hội, xuất phát một cách tự nhiên từ toàn bộ sự phát triển củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là phải thủ tiêu chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất, chuyển các tư liệu đó thành sở hữu công cộng và thay thế nền sảnxuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng việc tổ chức sản xuất sản phẩm theo lối xãhội chủ nghĩa ” Đồng thời, Lênin cũng cho rằng chủ nghĩa xã hội không hềxóa bỏ tất cả các quyền sở hữu của mọi công dân mà chỉ muốn xóa bỏ quyền sởhữu của bọn địa chủ và tư bản

Như vậy, Lênin cũng coi một trong những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội làxóa bỏ chế độ tư hữu, nhưng không phải chế độ tư hữu nói chung mà là chế độ

tư hữu tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả các quyền sởhữu của quần chúng nhân dân lao động

Năm là, chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

Tiếp thu những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong các tác phẩmcủa mình, Lênin đã khẳng định sự áp bức, bóc lột là tai họa lớn đối với ngườilao động Sự thay thế của các xã hội trước chủ nghĩa xã hội chẳng qua cũng chỉ

là sự thay thế của các hình thức áp bức, bóc lột đối với người lao động mà thôi.Chỉ đến chủ nghĩa xã hội thì con người mới có khả năng được giải phóng khỏicác hình thức áp bức và bóc lột đó khỏi tình trạng dân tộc này thống trị dân tộc

Trang 10

khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự gần gũi và sự hợp nhấtgiữa các dân tộc

Sáu là, chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội

Lênin khẳng định rằng cơ sở của mọi sự bất bình đẳng xã hội và bất bìnhđẳng chính trị là do sự phân chia xã hội thành giai cấp gây ra Do đó, để xóa bỏmọi bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng chính trị thì cần phải xóa bỏ sự phânchia xã hội thành giai cấp; và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được vấn

đề đó Sở dĩ Lênin khẳng định như vậy là vì dưới chủ nghĩa tư bản nền kinh tếthị trường không những còn tồn tại mà quyền lực của đồng tiền và sức mạnh của

tư bản còn được giữ vững Khi quyền lực của đồng tiền còn được giữ vững thìkhông thể nói đến sự bình đẳng được Từ đó, ông đã chỉ ra rằng không nhữngruộng đất, mà cả lao động của con người, bản thân con người, lương tâm, tìnhyêu và khoa học, tất cả nhất định đều để bán chừng nào còn quyền lực của tưbản

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề bình đẳng dưới chủ nghĩa xã hội thì

điều đó không có nghĩa là sự ngang bằng nhau về mọi phương diện Bởi, chủnghĩa xã hội không thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn về mọi mặt, đặcbiệt là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của các cá nhân Trái lại, khi nói tới

bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội thì phải luôn hiểu rằng đó là sự bình đẳng xã

hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người

Tóm lại, chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện sự bình đẳng hoàn toàn,

sự bình đẳng về mọi phương diện, bởi vì dưới chủ nghĩa xã hội vẫn thực hiệnnguyên tắc phân phối theo lao động, vẫn còn sự khác biệt giữa các giai cấp, sựkhác biệt giữa nông thôn và thành thị, v.v Những khác biệt đó cho thấy còntồn tại những bất bình đẳng xã hội Mặc dù vậy, chủ nghĩa xã hội vẫn là xã hộibình đẳng hơn so với chủ nghĩa tư bản Điều đó được thể hiện trước hết ở sựbình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người Quá trình phát triểncủa chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình khắc phục và xoá bỏ dần những bấtbình đẳng trong xã hội

Trang 11

Trên đây chưa phải là toàn bộ những phác thảo của Lênin về chủ nghĩa xãhội, nhưng điều này đã cho thấy những quan điểm cấp tiến của ông khi đưa ranhững dự đoán về chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử quyđịnh cho nên bản thân ông cũng không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ramột số nhận định về chủ nghĩa tư bản, hoặc một số dự đoán về chủ nghĩa xã hội.

 Quan điểm của Hồ Chí Minh:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội là thốngnhất với các nhà kinh điển nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của HồChí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú, phức tạp đượcbiểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống nhân dân Việt Nam rất mộc mạc, dung dị,

dễ hiểu bởi Người bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Namkhông chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện mà tùy từng lúc,từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người có cách diễn đạtkhác nhau

Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vào thờiđiểm khác nhau Bác nêu bản chất của chủ nghĩa xã hội thông qua các cách địnhnghĩa khác nhau là:

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồmnhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bầncùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnhphúc Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…).Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất Sản xuất là mặt trận chính củachúng ta Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung Ai làmnhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừnhững người già cả, đau yếu và trẻ em…”

Trang 12

- Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội:không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thựchiện công bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tựdo”, “là đoàn kết, vui khoẻ”…

- Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lựcxây dựng nó là phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “nhằm nâng cao đờisống vật chất và văn hoá của nhân dân” do quần chúng nhân dân tự xây dựngnên dưới sự lãnh đạo của Đảng

Có thể khái quát bản chất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ ChíMinh: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội pháttriển cao về văn hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tậpthể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cả cuộc đời vĩ đại và thanh cao của Hồ Chí Minh là dành cho dân, chonước, cho dân tộc và nhân loại Ở Người “chỉ có một ham muốn tột bậc là làmsao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Theo Người, “nếu dân đói,Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt,Đảng và Chính phủ có lỗi” Tất cả “mọi chủ trương, chính sách của Đảng lànhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân nói chung và công nông nóiriêng”

Chúng ta có thể đọc được quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất củachủ nghĩa xã hội trong nhiều bài viết, bài nói của Người Song, điều dễ nhậnthấy nhất ở tất cả các bài viết, bài nói của Người đó là chủ nghĩa nhân văn HồChí Minh Ước nguyện và lòng mong muốn đến cháy bỏng của Người cũngchính là ước nguyện và lòng mong muốn của cả dân tộc Việt Nam về một tươnglai tươi đẹp

Ngày đăng: 22/02/2013, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w