Đánh giá thực trạng huy động vốn taị NHNo&PTNT Tây

Một phần của tài liệu Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động taị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 33 - 46)

2.3.1. Những kết quả đạt được:

Sau gần một năm đi vào hoạt động tuy thời gian là không nhiều để có thể khẳng định được hiệu quả trong mọi công tác hoạt động,trong đó có công tác huy động vốn nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã đạt được những bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Chi nhánh đã đẩy mạnh việc huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm,chú trọng sự ổn định của nguồn vốn. Triển khai các đợt huy động lớn như huy động TGTK có kỳ hạn rút gốc kinh hoạt, huy động tiết kiệm dự

thưởng chào mừng ngày thành lập Agribank đợt I/2008 và đợt II/2008, huy động tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng.

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hướng đầu tư có chọn lọc và nâng cao chất lượng tín dụng. Riêng trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2008 Chi nhánh thực hiện giới hạn nợ theo chỉ đạo cuả Tổng giám đốc về việc giảm dư nợ.

Tổng nguồn vốn cũng như tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các thời kỳ, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã tích cực sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn, rẻ góp phần tăng trưởng nguồn vốn để kinh doanh và huy động hộ trung ương đặc biệt là đầu tư cho phát triển sản suất phục vụ đời sống.

Trong thời gian hoạt động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô liên tục tăng. Tổng nguồn vốn huy động thu được của ngân hàng tăng trưởng trong tổng cơ cấu tài sản nợ. Với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cho thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân tăng rất nhanh và đây là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp. Do chi phí đầu vào thấp nên đã giúp cho ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đạt được kết quả trên là do :

- NHNo&PTNT Tây Đô không ngừng chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, phong cách nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên, đổi mới phong cách giao dịch tạo được uy tín, lòng tin đối với khách hàng.

- Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng luôn vận động các cá nhân, đơn vị mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nên tiền gửi của các cá nhân ngày càng tăng.

- Chi nhánh đã mở rộng nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như chuyển tiền qua mạng, thực hiện mua bán ngoại tệ, thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.

Có thể nói công tác huy động vốn đã góp phần tích cực vào việc hình thành nhiệm vụ kinh doanh thể hiện :

Trong điều kiện nền kinh tế ở khu vực còn chưa phát triển huy động trong dân cư còn hạn chế, việc tổ chức tốt công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, của kho bạc Nhà nước đã góp phần quan trọng hình thành kế hoạch huy động và chủ động mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trong khu vực. Chi nhánh chấp nhận cạnh tranh cùng các tổ chức khác, cùng thực hiện huy động vốn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả kinh doanh tài chính vững chắc.

Công tác huy động vốn thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng vay vốn để thanh toán tiền mua hàng, cung ứng dịch vụ cho bên bán là các tổ chức kinh tế, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc các ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tín dụng khác được nhanh chóng góp phần mở rộng cho vay hộ nông dân.

2.3.2.Hạn chế còn tồn tại:

Trong công tác huy động vốn ngoài những thành tựu đã đạt được chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô còn có những hạn chế nhất định.Trên địa bàn Quận Cầu Giấy có quá nhiều ngân hàng cùng tham gia huy động vốn nên sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt hơn nữa ngân hàng chưa thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi từ trong dân cư.

Công tác huy động vốn tại một số địa bàn chưa sâu rộng, chưa đồng đều kết quả huy động chủ yếu tại các trung tâm.

Công tác huy động vốn thông qua nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế đặc biệt chưa tổ chức nối mạng thanh toán, hệ thống thanh toán tại các phòng giao dịch đều phải qua trung tâm.

Quá trình thực hiện tổ chức công tác huy động vốn còn nhiều sai sót, nhầm lẫn (trong tính trả lãi), phong cách giao dịch của một số cán bộ kế toán chưa thực sự đổi mới.

Trong khâu quảng cáo, tiếp thị đưa ra sản phẩm mới còn dè dặt, chưa mạnh bạo, còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chi tiêu tài chính, chưa thực sự năng động sáng tạo và còn phụ thuộc nhiều vào NHNo&PTNT Hà Nội.

Các dịch vụ ngân hàng còn ít do : phí chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C cao, chuyển tiền nhanh mới chỉ có ở trung tâm còn các phòng giao dịch chưa thực hiện được.

Công nghệ ngân hàng còn hạn chế.

Dịch vụ phonebanking có làm song mới chỉ tập trung vào 4,5 doanh nghiệp có dư nợ lớn, tiền gửi lớn.

Tuy lãi suất luôn thay đổi nhưng vẫn còn khá cứng nhắc, tiền gửi chủ yếu là nhận lãi sau cùng với gốc mà chưa có sự đa dạng trong chi trả.

Mặc dù chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã đa dạng các hình thức huy động nhưng trên thực tế tiền gửi dân cư và phát hành kỳ phiếu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Hơn nữa các hình thức huy động tiền gửi dân cư tuy đa dạng nhưng chưa có những hình thức mới

thực sự hấp dẫn trong khi đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác triệt để và bị san sẻ với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn.

Các loại hình dịch vụ chưa phong phú, đa dạng, chi nhánh còn mang nặng hình thức là một ngân hàng truyền thống với chức năng chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Mặc dù trong những năm gần đây chi nhánh không ngừng cung cấp ra thị trường những sản phẩm mang tính hiện đại phù hợp với xu thế mới : hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union, máy rút tiền tự động ATM, làm đại lý thanh toán thẻ cho các ngân hàng bạn…. nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chi nhánh tuy đã ý thức tầm quan trọng của khách hàng nhưng chưa có biện pháp kế hoạch triển khai thật hữu hiệu, đội ngũ cán bộ hầu hết còn trẻ tuy năng động nhiều sáng kiến nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm.

Đặc biệt nguyên nhân quan trọng nhất là do tâm lý người dân Việt Nam quen dùng tiền mặt chưa thích nghi với các dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Vì vậy ngân hàng cần sớm đưa ra các hình thức huy động vốn với lãi suất hợp lý nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn trên địa bàn.

Chương III: Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động.

3.1. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động. và sử dụng nguồn vốn huy động.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn đạt được kết quả này chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho quá trình phát triển. Chúng ta coi trọng cả hai nguồn vốn này nhưng đồng thời cũng xác định rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu còn nguồn vốn từ nước ngoài là quan trọng. Do đó ngoài việc tìm mọi cách thu hút mọi nguồn lực có thể từ nước ngoài, thì việc thu hút nguồn vốn trong nước, phát huy nội lực có ý nghĩa hết sức to lớn và đây là nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế của nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường và đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên lượng vốn tích luỹ của nền kinh tế chưa nhiều trong khi nhu cầu vốn thì lớn phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy một trong những nhiêm vụ của ngân hàng là huy động vốn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Rõ ràng thực hiện được điều này không đơn giản vì với thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và hình thức giư tiền tiết kiêm của họ thì chúng ta khó có thể huy động được hết nguồn vốn nhàn rỗi mà chỉ có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ để huy động được một phần trong đó.

Do xác định được những khó khăn như vậy nên cùng với các ngân hàng trên địa bàn, NHNo&PTNT Tây Đô đã và đang tìm mọi biện pháp để có thể thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn trên địa bàn. Những định hướng trong những năm tới của NHNo& PTNT cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh việc huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm( huy động tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, đảm bảo giá trị theo giá vàng,

SMS banking…), chú trọng sự ổn định của nguồn vốn.nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Tiếp cận các đơn vị ,tổ chức kinh tế để huy động nguồn vốn lãi suất thấp gửi vào ngân hàng.

- Tăng cường các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền kiều hối qua hệ thống Western Union, dịch vụ thẻ ATM, thẻ quốc tế Visa, Mastercard, dịch vụ SMS banking,….

3.2.Giải pháp về huy động vốn.

Trong thời gian hoạt động vừa qua, công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Tây Đô đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với việc đưa ra các hình thức thanh toán mới vào thực nghiệm thì ngân hàng còn chú trọng đến việc mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán tiền vốn. Bên cạnh đó ngân hàng còn có những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những thành tựu đạt được NHNo&PTNT Tây Đô cần có giải pháp hữu hiệu và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp đó. Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Tây Đô em thấy quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn có một số vướng mắc, cụ thể là trong quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn huy động, xuất phát từ tình hình thực tế huy động vốn tại NHNo&PTNT Tây Đô em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng:

3.2.1.Hoàn thiện cơ sở vật chất:

Hình ảnh của ngân hàng có những ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền. Chính vì vậy mà ngân hàng không ngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín trên thị trường, có trụ sở và phòng giao dịch khang trang,

hệ thống thông tin hiện đại, đội ngũ nhân viên luôn ân cần niềm nở, nhiệt tình chu đáo và cần thường xuyên đổi mới đội ngũ cán bộ. Vì vậy ngân hàng cần tạo được một cơ sở vật chất vững mạnh, trang trí bề ngoài sao cho thu hút được khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

3.2.2.Mở rộng mạng lưới giao dịch:

Hiện nay nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với người dân là rất lớn, bên cạnh đó, NHNo&PTNT Tây Đô lại nằm trong khu vực đô thị mới Mỹ Đình,nơi đó tập trung nhiều dân cư,hơn ai hết, nhà quản lý nên tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống các chi nhánh ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư tại điạ bàn mình đặt chi nhánh.

3.2.3. Sử dụng lãi suất linh hoạt:

Lãi suất tiền gửi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến số vốn huy động được ở mỗi ngân hàng.Chính vì vậy để nâng cao ưu thế cạnh tranh chi nhánh cần phải điều chỉnh mức lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác, mức lãi suất huy động này cần phải vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền vừa đảm bảo lợi ích cho ngân hàng vừa phải mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên khi sử dụng giải pháp này ngân hàng cần chú ý đến mức lãi suất huy động cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

3.2.4. Hoạt động maketing ngân hàng

- Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng và có chính sách khách hàng đúng đắn.

- Tuyên truyền quảng cáo hoạt động ngân hàng trong xã hội.

- Hoạt động khuyến mại.Khuyến mại là việc sử dụng nhóm các công cụ nhằm tác động trực tiếp và tích cực vào việc định hướng cho sự lựa chọn

ngân hàng của khách hàng, nó có tác dụng tăng doanh số hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Khuyến mại có tác dụng khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn và thu hút khách hàng mới. Hoạt động khuyến mại thường tiến hành song song với các chiến dịch quảng cáo để phát huy hiệu quả tổng hợp của chúng. Các hoạt động khuyến mại này được áp dụng nhiều ưu đãi tín dụng, quà tặng, giảm hoặc miễn phí lần đầu quan hệ hoặc lâu dài. Đây là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhằm mở rộng thị phần.

- Marketing trực tiếp.Marketing trực tiếp được hiểu là việc sử dụng một hệ thống các biện pháp nhằm thiết lập và mở rộng việc đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng.

Các phương thức của Marketing trực tiếp bao gồm: - Gửi thư và tờ rơi tới từng khách hàng.

- Gửi lời giới thiệu về ngân hàng và sản phẩm của ngân hàng đến từng khách hàng.

- Gải pháp truyền hình, truyền thanh. - Điện thoại.

- Hội nghị Khách hàng.

3.2.5. Mở rộng các hình thức đầu tư khác

Hơn ai hết, nhà quản lý cần nắm rõ được nhu cầu và đòi hỏi vốn cuả ngân hàng cũng như từ thị trường dân cư.Để mở rộng các hình thức đầu tư khác yêu cầu phải có đủ năng lực tài chính cũng như sự đầu tư kỹ lưỡng của hệ thống nhân viên và cán bộ làm việc trong ngân hàng. Chẳng hạn như: phát hành thẻ ATM rộng khắp trong hầu hết bộ phận cư,tài khoản tồn tại trong thẻ ATM chính là nguồn vốn để ngân hàng có thể sử dụng để thực hiện các

hoạt động đầu tư khác; đối với các hình thức gửi tiền tiết kiệm, nhà quản lý cần phát huy những lợi thế của mình trong cơ cấu lãi suất như: lãi suất theo kỳ hạn trên, dưới 24tháng, nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt cho từng hình thức gửi tiền; hay theo hình thức đảm bảo giá vàng, nhà đầu tư sẽ luôn được hưởng một mức lãi suất nhất định không đổi khi giá vàng có biến động như trong thời điểm vừa qua...

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động

Quản lý sử dụng nguồn vốn huy động là một trong những phương châm thiết thực đề ra cho mỗi công tác huy động nguồn vốn.Huy động vốn có tốt,có hiệu quả cao nhưng nếu công tác sử dụng vốn còn lỏng lẻo,chưa thực sự giải quyết được những yêu cầu thiết yếu mà bản thân ngân hàng và xã hội đề ra thì coi như công tác huy động vốn sẽ không còn là ý nghĩa gì nữa với một cơ chế nhanh nhạy như hiện nay.Để giải quyết được những nhu cầu đó,bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động vốn,em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác huy động vốn :

- Cho vay nguồn vốn huy động một cách có hệ thống và hiệu quả: Có được một số lượng vốn huy động dồi dào trong dân,từ các cá nhân,tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng,…nhà quản lý cần thực hiện tốt vai trò điều tiết nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.Vạch rõ chiến lược cho vay có hiệu quả,hiệu quả ở đây là phải mang lại một số lãi phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động được.

- Mở rộng đầu tư trong nước và đặc biệt chú trọng đầu tư nước

Một phần của tài liệu Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động taị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w