0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TAỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 42 -46 )

Quản lý sử dụng nguồn vốn huy động là một trong những phương châm thiết thực đề ra cho mỗi công tác huy động nguồn vốn.Huy động vốn có tốt,có hiệu quả cao nhưng nếu công tác sử dụng vốn còn lỏng lẻo,chưa thực sự giải quyết được những yêu cầu thiết yếu mà bản thân ngân hàng và xã hội đề ra thì coi như công tác huy động vốn sẽ không còn là ý nghĩa gì nữa với một cơ chế nhanh nhạy như hiện nay.Để giải quyết được những nhu cầu đó,bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động vốn,em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác huy động vốn :

- Cho vay nguồn vốn huy động một cách có hệ thống và hiệu quả: Có được một số lượng vốn huy động dồi dào trong dân,từ các cá nhân,tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng,…nhà quản lý cần thực hiện tốt vai trò điều tiết nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.Vạch rõ chiến lược cho vay có hiệu quả,hiệu quả ở đây là phải mang lại một số lãi phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động được.

- Mở rộng đầu tư trong nước và đặc biệt chú trọng đầu tư nước ngoài để phát huy được nội lực vốn của bản thân ngân hàng và của chủ đầu tư.Đầu tư đúng hướng và đúng mục đích sẽ mang

lại sự gia tăng cơ số vốn cao, làm lợi cho nguồn vốn đầu tư của ngân hàng.

- Có một hệ thống quản lý riêng biệt,có chủ đích về cơ cấu vốn, về hoạt động chi dùng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức,cá nhân trong cả nước và nước ngoài. Quản lý phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã đề ra,quản lý phải có trước, có sau, có hệ thống,quy mô, đúng đối tượng…

KẾT LUẬN

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.Và muốn làm tốt được công tác kinh doanh đó thì phải làm tốt công

tác quản lý từng phần của quát trình huy động và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất nguồn vốn đó. Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn. Những ngân hàng trường vốn là những ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Chính vì thế, có thể nói: vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường.

Mặc dù trong công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn song NHNo&PTNT Tây Đô cũng gặt hái được những thành công trong công tác huy động vốn. Trong những năm qua NHNo&PTNT Tây Đô đã không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế đề ra nên trong những thời kỳ qua, nguồn vốn huy động

thời kỳ trước bao giờ cũng có bước tiến so với kỳ sau đó, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cho ngân hàng.Để nguồn vốn đó phát thuy được hiệu quả tối đa thì các nhà quản lý cần áp dụng,nhận thức và sử dụng một cách triệt để nhất các giải pháp đã nêu ra để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như của xã hội trong và khu vực.

Với kiến thức đã học và trong thời gian thực tập tại chi nhánhNHNo&PTNT Tây Đô em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động taị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.” . Do trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế do vậy chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo,các cô chú cán bộ tại NHNo&PTNT Tây Đô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngiệp vụ kinh doanh Ngân hàng – Khoa Tài chính ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

2. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose - NXB Tài chính Hà Nội, 2004.

3. Tạp chí Ngân hàng. 4. Thời báo Ngân hàng.

5. Giáo trình Khoa Học Quản Lý I, II - Khoa Khoa học quản lý - Trường ĐH Kinh tế quốc dân - NXB Khoa học kỹ thuật.

6. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic Miskin - NXB Khoa học kỹ thuật, 1999.

7. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng – Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 8. Báo cáo kết quả kinh doanh,huy động vốn của NHNo& PTNT Tây Đô qua các thời kỳ 31/06/2008; 31/12/2008; 30/01/2009.

9. Báo cáo thường niên 2008 – NHNo& PTNT Tây Đô.

10. Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam( Ban hành kèm theo quyết định số 123/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 21 tháng 2 năm 2008 cuả HĐQT NHNo Việt Nam).

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TAỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 42 -46 )

×