Phương pháp giá trị thặng dư
Trang 1
Lời nói đầu
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng giẫy chết” của CNTB thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống XHCN hiện
Trang 2
thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước TBCN; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa…
Ngày nay, dưới sự tác động như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ
và sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, bức tranh thế giới đã và đang diễn ra nhiều đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng Nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
Trang 3
XHCN, để phù hợp với những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại, bổ sung và phát triển các học thuyết đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư và sự vận dụng vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để từ đó tìm ra những kết luận mới phục vụ cho nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước
Trang 5PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ 2 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
1 Giá trị thặng dư:
Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến lớn nhất mà Mác đã đóng góp cho nhân loại Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của Mác vẫn giữ nguyên giá trị Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp với thực tiễn ngày nay
Trang 6
Trước Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardo cũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận Nhờ phân biệt được phạm trù lao động và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất hàng hoá lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của
tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của
Trang 8
Theo đó Giá trị thặng dư là giá trị rơi ra ngoài sức lao động do công nhân
sáng tạo ra và nhà tư bản chiếm không.
Nhà tư bản giành một phần giá trị thặng dư này cho sự hưởng thụ của mình và gia đình mình, phần còn lại được tích luỹ để tái sản xuất mở rộng Khoản tích luỹ này lại trở thành điều kiện vật chất để thu hút thêm nhiều gái trị thặng dư hơn nữa
Trang 9
Chính lòng ham mê giá trị thặng dư là động lực thúc đẩy nhà tư bản dám mạo hiểm
bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh
2 Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:
Hai phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối do Mác phát hiện không phải chỉ là đặc điểm của thời kỳ đầu của CNTB, thời kỳ công nghiệp cơ
Trang 10
khí, mà ngày nay chúng vẫn còn được CNTB sử dụng Tuỳ điều kiện cụ thể mà phương pháp bóc lột nào được coi là chủ yếu
Thuở bình minh của CNTB khi năng suất lao động còn thấp, giá trị thặng dư
thu được chủ yếu dựa vào tăng độ dài ngày lao động và cường độ lao động, Mác gọi
là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối Nhưng phương pháp này bị
giới hạn bởi độ dài của ngày trời và sinh lực của người lao động Nhờ ứng dụng tiến
Trang 11
bộ khoa học – kỹ thuật và trước sức đấu tranh của GCCN đòi giảm giờ làm việc, các
nhà tư bản đã tăng thu giá trị thặng dư chủ yếu bằng cách tăng năng suất lao động để
rút ngắn thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian người công nhân bù lại giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư, Mác gọi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.
3 Tính khoa học của học thuyết giá trị thặng dư:
Trang 12
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy LLSX ở những nước TBCN phát triển tăng lên trình độ cao hơn trước Nhờ đó không những các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu cao mà đời sống của những người lao động tại xí nghiệp cũng được cải thiện, khác xa đời sống của những công nhân dưới CNTB đầu thế kỷ XVIII
Trang 13
Trước thực tế đó, cộng với sự sụp đổ của mô hình CNXH tập trung quan liêu ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người cho rằng khoa học kinh tế chính trị Mác – Lê nin,
mà đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư – “Hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh
tế của C Mác, không còn đúng nữa Bởi vậy, việc luận giải tính khoa học của học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế hiện đại trở thành một nhiệm vụ cấp bách Học thuyết này không chỉ là cơ sở để hiểu rõ bản chất và xu hướng vận động của
Trang 14
CNTB mà còn chỉ cho chúng ta con đường tạo ra LLSX của CNXH Bởi vì CNXH, xét về mặt LLSX, chính là bước tiến tiếp liền ngay sau chế độ độc quyền Nhà nước TBCN CNXH muốn tồn tại và phát triển cũng phải sản xuất ra nhiều sản phẩm thặng dư, và trong điều kiện còn kinh tế hàng hoá, thì giá trị của những sản phẩm thặng dư đó cũng biểu hiện ra là giá trị thặng dư Chỉ khác là giá trị thặng dư này không rơi vào túi một nhóm nhỏ những người chủ sở hữu tư bản mà được sử dụng vì
Trang 15đi sâu nghiên cứu bản chất, tác dụng của nó trong sự phát triển CNTB và cũng từ đó
Trang 16
Mác đã có một cống hiến mới-theo Lênin – cực kỳ quan trọng là sự phân tích tích
luỹ tư bản tức là quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản, quá trình làm cho giá trị
tăng thêm giá trị thặng dư với khối lượng ngày càng tăng Từ cái vòng tuần hoàn và
chu chuyển của giá trị thặng dư mà vang dội kết luận cách mạng của Mác trong bộ
“Tư bản” rằng: các quy luật kinh tế của CNTB tất yếu dẫn đến, một mặt, sự giảm bớt thường xuyên số trùm tư bản chiếm đoạt và lũng đoạn tất cả mọi nguồn lợi của nền
Trang 17
sản xuất xã hội, mặt khác, làm tăng thêm số quần chúng bị bần cùng, bị áp bức, bị nô dịch, bị đồi truỵ, bị bóc lột, đồng thời làm tăng sự phẫn nộ của giai cấp này được cơ cấu của chính quá trình sản xuất TBCN rèn luyện, liên kết và tổ chức lại; sự độc quyền của tư bản trở thành xiềng xích của thứ phương thức sản xuất lớn lên cùng với
nó Sự tập trung TLSX và sự xã hội hoá lao động đã đạt tới mức không còn phù hợp với cái vỏ TBCN của nó nữa Cái vỏ TBCN ấy phải nổ tung bằng một cuộc cách
Trang 19
Từ sau đại chiến thứ hai, CNTB đã đi vào xu hướng vận dụng tư tưởng của Mác về giá trị thặng dư, nhưng là để tìm con đường phân phối sao cho vừa tạo động lực mạnh, nhưng tránh mâu thuẫn đối kháng trong nội bộ mỗi quốc gia, tránh chiến tranh đế quốc, chĩa mũi nhọn vào đối thủ là hệ thống XHCN Còn hệ thống XHCN với mô hình cũ coi mâu thuẫn và động lực phát triển gắn liền với sự tạo ra và phân phối giá trị thặng dư là riêng có của kinh tế thị trường tư bản, đã từ bỏ kinh tế thị
Trang 21
chỉ có trong nền kinh tế thị trường, mâu thuẫn và động lực ấy mới bộc lộ hết sức mạnh thúc đẩy của nó
Trang 23
được nhận thức lại, bổ sung và phát triển Ngày nay điều kiện lịch sử đã có nhiều thay đổi khác xa so với điều kiện lịch sử của những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chứ chưa nói đến thế kỷ 19 mà Mác đã nghiên cứu Do vậy, để tránh mắc sai lầm mang tính giáo điều, rập khuôn, duy ý trí, một số kết luận của Mác trong điều kiện lịch sử cũ lại dựa trên phương pháp giả định gắn với mục đích nghiên cứu CNTB cổ điển không nên hiểu và vận dụng nguyên si Hơn nữa, đọc và hiểu đúng
Trang 24
nội dung lý luận giá trị thặng dư trong bộ “Tư bản” là việc không phải ai cũng làm được Vì vậy mà phải có sự nghiên cứu cụ thể để rút ra những kết luận mới cho những trường hợp cụ thể
Ngày nay mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung và lý luận giá trị thặng dư nói riêng đã có sự thay đổi Nếu trước đây mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất TBCN, tìm ra bản chất bóc lột giá trị
Trang 25
thặng dư của CNTB cổ điển và xu hướng thay thế CNTB bằng một xã hội tốt đẹp hơn, thì giờ đây, bên cạnh mục đích như trước, chúng ta còn có mục đích nghiên cứu, khai thác bộ “Tư bản” với tư cách một sách phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường để xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội ở nước ta Do đó cần phải thay đổi một số yếu tố và phạm trù kinh tế phù hợp với hoàn cảnh hiện tại
2 Tính thực tiễn của hai phương pháp sản xuất GTTD:
Trang 26
Trong thời đại ngày nay, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ; GCTS chủ yếu thực hiện việc bóc lột những người lao động bằng hình thức bóc lột giá trị thặng
dư tương đối Những người lao động làm thuê bị bóc lột ngày càng nhiều Cái gọi là
“trung lưu hoá” một số bộ phận lao động làm thuê, về thực chất, cũng chỉ là một biểu hiện mới của sự bóc lột TBCN
Trang 27
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Thị trường lao động cũng
có sự biến đổi sâu sắc, sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác ngày càng tăng Tác động quy luật giá trị đối với thị trường này sẽ càng tăng lên mạnh mẽ và tác động đến GTTD Sự chuyển dịch mâu thuẫn giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ,
sự phân cực xã hội cũng biến đổi, do đó điều kiện chín muồi về mâu thuẫn cũng sẽ không đều giữa các quốc gia Mặt khác trong điều kiện bành trướng thị trường của
Trang 28
các công ty xuyên quốc gia thì GTTD có những nét đặc thù và đặc biệt mang tính quốc tế cao Sự phân phối GTTD trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra không chỉ ở trong điều kiện quốc gia mà cả trong phạm vi quốc tế Sự phân chia GTTD của Mác chủ yếu giới hạn trong các tập đoàn tư bản của một quốc gia, bởi vì nhà nước hồi đó còn đứng ngoài quá trình kinh tế Nhà nước mới sử dụng quyền lực
để “canh gác” cho các tư bản hoạt động, còn về cơ bản vẫn tuân thủ sự can thiệp của
Trang 29
bàn tay vô hình và thực hiện khẩu hiệu “để mặc cho người ta làm” Do vậy Mác cho rằng người công nhân làm thuê chỉ được hưởng phần tư bản khả biến chứ không tham gia vào phần phân chia giá trị thặng dư
Ngày nay với sự điều tiết của nhà nước, “chế độ tham dự” đã có sự thay đổi Người công nhân đã được tham dự dù là một lượng rất nhỏ so với nhà tư bản về
Trang 31
của sự sản xuất ra GTTD tương đối” Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của CNTB và của GTTD tương đối phải dựa trên cơ sở NSLĐ xã hội đạt tới một trình độ nhất định, cho phép ngày lao động của người công nhân đã có thể chia làm hai phần: lao động tất yếu tạo ra giá trị ngang bằng với giá trị nhà tư bản trả cho anh ta dưới hình thức tiền công – tiền lương hay giá cả lao động và lao động thặng dư, tạo ra GTTD cho nhà tư bản để được nhà tư bản thuê Khi năng suất lao động còn thấp, thời gian lao
Trang 32
động còn chiếm phần khá lớn, muốn có nhiều GTTD CNTB phải kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động để bòn rút được nhiều lao động không công của công nhân làm thuê Nhưng phương thức bóc lột GTTD tuyệt đối, do bị hạn chế cả
về mặt tự nhiên – sinh lý, xã hội, GCTS không thể đáp ứng nhu cầu thu GTTD tối đa của GCCN Cho nên khi luật công xưởng được ban hành, CNTB không còn sử dụng phương pháp bóc lột GTTD tuyệt đối như là phương pháp chủ yếu nữa Khi đó,
Trang 33
nhằm mục đích kéo dài lao động thặng dư, người ta rút ngắn lao động cần thiết bằng những phương pháp cho phép sản xuất ra vật ngang giá với tiền công, trong một thời gian ít hơn, tức là sản xuất GTTD tương đối Vì thế, nếu việc sản xuất ra GTTD tuyệt đối chỉ gắn với độ dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động, thì việc sản xuất ra GTTD tuyệt đối, cách mạng hoá đến tận gốc các quá trình kỹ thuật của lao động cũng như những tập quán xã hội… Cho nên để hiểu rõ sự sản xuất ra GTTD
Trang 34
bằng cách biến lao động cần thiết thành lao động thặng dư thì phải gạt bỏ quan niệm giản đơn cho rằng: tư bản vẫn nắm quá trình lao động dưới hình thức do lịch sử để lại hay hiện có
Dưới tác động của quy luật GTTD, CNTB đã vận động, phát triển qua ba giai đoạn, từng bước thực hiện cuộc đảo lộn… có tác dụng đẩy nhanh tăng NSLĐ xã hội
Trang 36
mạng hoá tổ chức lao động – biến lao động cá thể, manh mún thành lao động hiệp tác phù hợp với yêu cầu tất yếu kinh tế, tạo ra sức lao động của một số lao động cá thể tương đương Ưu thế đó của lao động hiệp tác, một mặt, làm cho NSLĐ xã hội được nâng cao, cho phép giảm lao động tất yếu, tăng lao động thặng dư, do đó mà tạo được nhiều GTTD cho nhà tư bản, mặt khác, tạo tiền đề cho CNTB tiến lên giai đoạn cao hơn bằng quá trình cách mạng hoá sức lao động – phân chia người lao động
Trang 37
có chức năng sản xuất sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh thành người lao động chuyên môn hoá vào khâu công việc mà họ có sở trường nhất trong quy trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh
GTTD nhiều – lợi nhuận lớn, lại kích thích lòng thèm khát của các nhà tư bản làm sao thu được nhiều hơn nữa Bản thân các nhà tư bản khác cũng đua tranh áp dụng máy móc để thu được nhiều GTTTD Kết quả tất yếu là việc sử dụng máy móc
Trang 38
trở thành phổ biến trong các công xưởng và nền sản xuất TBCN Với đại công nghiệp cơ khí, ưu thế của hiệp tác và phân công lao động đã được vật hoá bằng hệ thống máy móc và hệ thống máy móc là sự “nối dài” của các giác quan và “khuyếch đại” năng lực của con người lên gấp bội, tạo nên bước phát triển nhảy vọt về NSLĐ
xã hội Sự phát triển của máy móc như vậy đã làm phát sinh GTTD tương đối bằng cách trực tiếp làm cho sức lao động giảm giá, gián tiếp làm cho sức lao động rẻ đi
Trang 39
nhờ tăng NSLĐ xã hội, làm cho những hàng hoá cấu thành giá trị sức lao động giảm xuống Do đó, người ta chỉ cần dùng một phần ít hơn của ngày lao động để bù đắp lại giá trị sức lao động; làm cho việc sản xuất GTTD tương đối trở thành phương pháp chủ yếu trong việc tăng GTTD cho nhà tư bản
Bằng những thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại nắm giữ được, CNTB đã thực hiện sự bóc lột tinh vi gắn quyện và rất hiệu
Trang 40
nghiệm ở cả 3 phương pháp Nhưng chủ yếu là bóc lột GTTD tương đối và bóc lột GTTD siêu ngạch Ở các nước tư bản phát triển, nhờ áp dụng khoa học và phương tiện kỹ thuật hiện đại một cách phổ biến trong tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ
mà NSLĐ xã hội tăng cao Do đó, làm cho giá trị các hành hoá đều giảm xuống và giá trị hàng hoá sức lao động cũng giảm xuống, vì nó do giá trị các hàng hoá liên quan đến tái sản xuất sức lao động quyết định Cho nên, trong các nước này động lực
Trang 41
trực tiếp, thường xuyên thúc đẩy các nhà tư bản chăm lo cải tiến tổ chức sản xuất và
áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới là GTTD siêu ngạch
Trong điều kiện của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các nước tư bản phát triển, nhất là các công ty độc quyền xuyên quốc gia và đa quốc gia,
có ưu thế hơn hẳn trong việc áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh Do đó các nước tư bản phát triển và
Trang 42
các công ty độc quyền đó có nhiều khả năng sản xuất GTTD siêu ngạch Đây là nguồn rất to lớn và khá ổn định của lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ mà các nước tư bản phát triển và các công ty độc quyền thu được trong quan hệ kinh tế với các nước kém phát triển Hậu quả của quá trình này là các nước tư bản phát triển thu được lợi nhuận siêu ngạch kếch xù và giầu lên nhanh chóng Trái lại các nước kém phát triển
Trang 43
thì tài nguyên ngày một cạn kiệt, sức người mòn mỏi, nợ nần chồng chất và nạn đói kinh niên…
Trang 45
nhận thức tầm quan trọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là luận điểm sản phẩm của lao động thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích luỹ quĩ sản xuất xã hội và dự trữ “Tất cả những cái đó đã và mãi mãi vẫn
là cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần Nó sẽ là điều kiện
và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa…”
Trang 46
Chúng ta lựa chọn con đường đi lên CNXH từ điểm xuất phát là nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hoá mặc dù có sản xuất hàng hoá Cái thiếu của đất nước ta – theo cách nói của Mác – không phải là và chủ yếu là cái đó, mà cái chính là chưa trải qua sự ngự trị của cách tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu TBCN