HỆ THỐNG GIẢI PHÁP 1.Đổi mới chính sách thu ngân sách nhà nước:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG và VAI TRÒ điều TIẾT vĩ mô (Trang 33 - 35)

1.Đổi mới chính sách thu ngân sách nhà nước:

 Hoàn thiện chính sách thuế theo lộ trình cải cách thuế đến năm 2010, đảm bảo sử dụng thuế thực sự là một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

 Sửa đổi, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế, chính sách thu từ đất đai, tài nguyên và tài sản khác theo hướng giảm thuế suất, mở rộng đối tượng tính thuế và đối tượng nộp thuế, xay dựng cơ cấu thuế hợp lý, đảm bảo tăng tích lũy cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

 Hoàn thiện chính sách thuế gián thu theo hướng sau:

• Mở rộng đối tượng chịu thuế: thông qua việc xem xét thu hẹp phạm vi đối tượng không chịu thuế, đảm bảo tính đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt đối với thuế giá trị gia tăng.

• Xóa bỏ phân biệt đối xử, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

• Quy định hợp lý về thuế suất theo hướng giảm nhẹ gánh nặng thuế thông qua giảm dần thuế suất, đảm bảo phù hợp với thuế suất chung của cả nước trong khu vực và trên thế giới; trong đó, cần thực hiện cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình cam kết và đáp ứng nhu cầu của hội nhập; tiến đến quy định một mức thuế thống nhất phổ thông (10%) đối với tất cả hàng hóa , dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng; quy định thuế suất hợp lý, kể cả việc áp dụng thuế tuyệt đối, đối với từng loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó chú trọng các mặt hàng quan trọng hoặc nhạy cảm với giá như ô tô, thuốc lá, rượu bia.

• Đơn giản các trình tự, thủ tục về hành chính thuế, đặc biệt là hoàn thuế giá trị gia tăng, quy trình kê khai, thu nộp thuế và quyết tóan thuế nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

 Hoàn thiện chính sách thuế trực thu theo hướng như sau:

• Mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, đặc biệt là thuế thu nhập các nhân; từng bước đưa thuế thu nhập các nhân thành một trong số những thuế sắc chính của hệ thống tính thuế với cơ sở tính thuế rộng, số lượng đối tượng tính thuế bao quát một số lượng đáng kể người lao động (khoảng 20% số lao động), tất cả các cá nhân và hộ kinh doanh các thể.

• Từng bước hạ thuế suất nhằm đảm bảo giảm mức thu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và nỗ lực lao động cũng như đảm bảo phù hợp với trào lưu giảm thuế suất thuế thu nhập nói chúng trên thế giới. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp nên quy định ở mức khoảng 25%; trong khi đó thế suất thuế thu nhập cá nhân ở mức 5-35%. Đối với các khoản thu nhập của cá nhân từ đầu tư vốn như trái phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ bất động sản và các

khoản thu nhập đặc thù cần thu nhập mức thuế suất hợp lý khoảng 10-15% để khuyến khích phát triển các hoạt động và thị trường này trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

• Đơn giản hóa các trình tự, thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán thuế, đặc biệt với thuế thu nhập các nhân, để đảm bảo tiết kiệm thời gian cho cả đối tượng nộp thuế và cả cơ quan thuế.

 Hoàn thiện chính sách thuế tài sản theo hướng như sau:

• Về đối tượng chịu thuế: quy định bao quát các loại dadát đai, tài nguyên , tài sản thuộc đối tượng chịu thuế

• Về căn cứ tinhd thuế: quy định thống nhất theo giá thị trường (giá đất đối với thuế sử dụng đất, giá bán tài nguyên đối với thuế tài nguyên và giá trị tài sản dối với thuế tài sản).

• Về thuế suất: cần quy định thuế suất hợp lý ở mức thấp để khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp thuế cho ngân sách nhà nước, thông qua đó góp phần mở rộng đối tượng nộp thuế và tạo nguồn thu đáng kể cho NSNN.

• Về quản lý thuế: để đảm bảo quản lý các loại thuế tài sản một cách chặt chẽ, có hiệu quả, cần gắn liền công tác quản lý thuế với công tác hành chính; từng bước phân cấp quản lý cho các cấp chính quyenè địa phương để khuyến khích các địa phương áp dụng các biện pháp nhằm tăng thu ngân sách địa phương.

 Hoàn thành chính sách phí, lệ phí theo hướng đảm bảo khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, dịch vụ công và đảm bảo một phần kinh phí cho công tác quản lý và vận hành các loại hình dịch vụ này

Vì vậy, việc cải cách chính sách phi, lệ phí cần tập trung vào các nội dung sau:

• Phân loại rõ ràng và đơn giản các loại phí và lệ phí; từng bước đưa các loại phí và lệ phí vào giá dịch vụ.

• Mở rộng đối tượng thu và hạ thấp mức thu để khuyến khích các đối tượng nộp tự nguyện nộp phí và lệ phí.

• Phân cấp quản lý thu kết hợp với cơ chế giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng địa phương tự đặt ra các loại phí và các mức thu trái với quy định.

 Cơ cấu lại các hình thức thuế và lệ phí trong tổng thu NSNN đến năm 2010 theo hướng: thuế gián thu 45%; trong đó thuế giá trị gia tăng 27%; thuế tiêu thụ đặc biệt 9%; thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 9%; thuế trực thu 35%; trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp 25% (10% thu từ dầu thô), thuế thu nhập cá nhân 10%; thuế tài sản 10%; trong đó sử dụng thuế đất 4%, thuế tài nguyên 4%, thuế tài sản 2%, phí và lệ phí 10%, trong đó phí xăng dầu khoảng 3%, lệ phí trước bạ khoảng 2%, các loại phí và lệ phí khác khoảng 5%.

 Phát triển dịch vụ tư vấn thuế nhằm tăng cường một bước hiệu quả các chính sách thuế, tăng mức độ thuận lợi cho người nộp thuế.

 Phát triển đa dạng và rộng rái các loại hình dịch vụ tư vấn thuế; tạo thuận lợi tối đa cho các đối tượng nộp thuế. Tăng cường cơ chế tự kê khai nộp thuế.

 Mở rộng phạm vi và số lượng, chất lượng các dịch vụ tư vấn thuế. Hiện đại hóa công tác giám sát thuế, tăng số lượng, chất lượng, hiệu quả của hệ thống giám sát, kiểm tra thuế trên cơ sở tăng cường thiết bị, kỹ năng và mức độ sử dụng ácc phương tiện hiện đảitong hệ thống cơ quan thuê.

 Phân định hợp lý quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thuế. Xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các đơn vị nộp thuế va của cơ quan thu thuế khi xây dựng cơ chế cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế.

 Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thóat, gian lận thuế.

 Hoàn thiện quy trình hành chính, nâng cao trình độ quản lý thuế, áp dụng các công cụ quản lý hiện đại, nhất là phát triển mạng thông tin toàn quốc trong quản lý các đối tượng nộp thuế (từ khâu đăng kí, mã số, hóa đơn nộp thuế, kiểm tra…) nâng cao hiệu suất, chất lượng trong quản lả và thu thuế.

 Tăng cường hiệu lực các biện pháp thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế hành chính, kiểm sóat chéo, kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan để ngăn chặn hiệu quả các hình thức gian lận thương mại, trốn thuế, tránh thuế, nợ đọng tiền thuế, lợi dụng hoàn thuế.

 Xây dựng hệ thống giám sát thuế dựa trên cơ sở hiện đại hóa và tin học hóa ngành thuế. Xây dựng hệ thống kiểm tra thuế có chọn lọc, hợp lý hóa quy trình kiểm tra thuế. Phối hợp kiểm sát các đối tượng nộp thuế ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa thất thóat thuế. Kiện toàn chế độ hóa đơn chúng từ, chế độ kế tóan, hạch tóan có liên quan đến công tác thuế.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG và VAI TRÒ điều TIẾT vĩ mô (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w