Mục tiêu phát triển ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG và VAI TRÒ điều TIẾT vĩ mô (Trang 28 - 32)

4.1. Dự kiến cơ cấu thu ngân sách đến năm 2010:

 Tăng quy mô thu ngân sách

Tổng thu ngân sách giai đoạn 2006-2010 tăng lên khoảng 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng, với mức tăng 1,9 lần so với giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng khoảng 12-13%/năm.

Trong giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng thu NSNN đạt mức trung bình khoảng 17%/năm. Tốc độ này lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với chỉ số lạm phát, mặc dù tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu đã giảm do thực hiện các cam kết hội nhập.

Trong giai đoạn 2006-2010, dự báo tỷ trọng thu từ dầu thô trong cơ cấu ngân sách sẽ giảm, đồng thời thuế nhập khẩu có xu hướng giảm do thực hiện các cam kết thuế quan khi gia nhập WTO nên dự báo tốc độ tăng sẽ giảm và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (7,5%-8%) cộng them tỷ lệ lạm phát (6-7%), tức khoảng 12-13%/năm.

 Ổn định tỷ lệ động viên vào NSNN

Theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2016-2010 thì tỷ lệ động viên vào NSNN cả giai đoạn phải là 20-21% GDP, trong đó thuế, phí khoảng 18-19%GDP

Giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ động viên bình quân vào NSNN đạt 23%GDP, trong đó động viên thông qua thuế, phí là 22%GDP. Vì vậy dự báo giai đoạn 2006-2010, với quy mô thu NSNN đạt 1.400-1.500 thì tỷ lệ động viên vào NSNN có thể đạt 22,5-23%GDP.Tuy nhiên tỷ lệ này khá cao so với giai đoạn 1991-2015 và cũng cao so với các nước có mức phát triển tương đương, nên cần ổn định tỷ lệ động viên vào NSNN ở mức 21-22%GDP.

 Điều chỉnh cơ cấu thu giữa trong nước và ngoài nước.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu hệ thống thu theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn thu trong nước và tỷ trọng thuế, phí trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước: Thu từ nội đạt bình quân trên 60% tổng thu NSNN.

Đến năm 2010 tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đạt mức 63,9%, đạt mức trung bình trong 5 năm là 60%

Thu từ dầu thô sẽ giảm tỷ trọng, đạt mức bình quân trên 20% tổng thu NSNN.

Do giảm sản lượng khai thác dầu thô, (với mức bình quân hàng năm khoảng 1 triệu tấn, tốc độ trung bình khoảng 7%/năm) và xu hướng giảm nhẹ giá dầu thô trên thị trường thế giới, nên tỷ trọng thu từ dầu thô dự báo giảm xuống còn 17,9% vào năm 2010, trung bình 5 năm đạt 20,5% (mức bình quân 5 năm 2016-2020 là 23,9%)

Tỷ trọng thu từ thuế XNK trong tổng thu NSNN sẽ giảm mạnh.

Tỷ trọng thu từ thuế XNK sẽ giảm xuống còn 17,6% vào năm 2010 do thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong các khuôn khổ cam kết quốc tế, trung 5 năm 2006-2010 đạt 18,2% (bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 22%)

 Điều chỉnh cơ cấu giữa các sắc thuế

Trên cơ sở mở rộng diện thuế thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu NSNN từ thuế, phí; xây dựng cơ cấu hợp lý giữa các loại thuế trực thu, thuế gián thu và thuế tài sản.

• Thuế gián thu đánh trên hàng hóa, dịch vụ: 45%

• Thuế trực thu đánh trên thu nhập : 35% (kể cả thu từ dầu thô; trong đó thu từ dầu thô khoảng 10%)

• Thuế tài sản đánh trên tài nguyên, đất đai và tài sản : 10%

• Các loại thuế khác, phí và lệ phí: 10%

4.2. Dự kiến cơ cấu chi ngân sách đến năm 2010:

 Tăng quy mô chi NSNN

Quy mô chi NSNN giai đoạn 2006-2010 dự kiến tăng lên khoảng 1.800 nghìn tỷ đồng, chiếm 27-28% so với GDP, tăng 1,9 lần so với giai đoạn 2016-2020, với tốc độ tăng chỉ đạt 12,5-13%.

 Điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ.

Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ. Cơ cấu chi NSNN dự kiến dịch chuyển theo hướng:

• Giảm tỷ trọng chi thường xuyên: tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 50,1% tổng chi NSNN năm 2010, trung bình 5 năm chiếm 52,8% tổng chi NSNN (bình quân 5 năm 2016-2020 là 53,6%)

• Tăng tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ : tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ dự kiến tăng từ 14,6% năm 2020 lên 20,9% vào năm 1010, trung bình 5 năm đạt 18,1% (tăng do các nghĩa vụ trả nợ trong thời gian tới)

• Ổn định tỷ trọng chi đầu tư phát triển: Tổng chi dầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2006-2010 dự kiến 498 nghìn tỷ đồng, tương đương 377 nghìn tỷ đồng theo giá năm 2020. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển sẽ được ổn định ở mức 29% tổng chi NSNN (bình quân 5 năm 2016-2020 đạt mức 30,1%)

 Điều chỉnh tăng mức chi cho con người

• Tăng chi cho khoa học - công nghệ: Giai đoạn

2016-2020 cho sự nghiệp khoa học và công nghệ đạt 2%. Mức chi này còn thấp so với các nước phát triển. Để khoa học-công nghệ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng, cần tăng mức chi lên khoảng 2,5-3% tổng chi NSNN vào năm 2010.

• Ưu tiên tăng chi phát triển sự nghiệp y tế, đồng

thời khuyến khích xã hội hóa huy động các nguồn lực thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.

 Kiểm soát và duy trì tỷ lệ bội chi ở mức

hợp lý theo thông lệ quốc tế. Bội chi ngân sách giai đoạn 2006-2010 dự kiến khoảng 321 nghìn tỷ đồng, bằng 5%GDP khoảng 2,81% theo thông lệ quốc tế (giai đoạn 2016-2020 đạt 4,9%GDP)

 Nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc

Dự kiến trong giai đoạn 2006-2010 cơ cấu giữa nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp được điều chỉnh theo hướng ổn định các khoản vay thương mại của doanh nghiệp ở mức 1,2 tỷ USD/năm, đồng thời tăng dần số vay mới của chính phủ từ 1,57 tỷ USD năm 2020 lên 1,73 tỷ USD năm 2010. Tính chung 5 năm tổng số vay mới đạt 14,4 tỷ USD, tăng 38% so với giai đoạn 2016-2020, trong đó vay mới hàng năm của chính phủ là 8,4 tỷ USD, chiếm 58,3%, vay mới của khu vực doanh nghiệp là 6 tỷ USD, chiếm 41,7%.

Do đó, dư nợ nước ngoài của toàn nền kinh tế dự kiến tăng từ 16,7 tỷ USD năm 2020 lên 24,4 tỷ USD năm 2010; dư nợ vốn vay nước ngoài ở mức 37,5%, tăng so với giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với kin ngạch xuất khẩu giảm từ 54,5% năm 2020 xuống 41,4% năm 2010.

Tổng trả nợ gốc và lãi vay nợ nước ngoài giai đoạn 2006-2010 dự kiến đạt 11 tỷ USD, trong đó trả nợ của chỉnh phủ là 5,4 tỷ USD, trả nợ của khu vực doanh nghiệp là 5,4 tỷ USD

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ so với kim ngạch xuất khẩu giảm từ 5,4% năm 2020 xuống 4,3% năm 2010, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu theo chuẩn mực quốc tế.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ so với tổng thu NSNN giảm từ 6,9% năm 2020 xuống 6,2% năm 2010, dưới 12% tổng thu NSNN theo chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG và VAI TRÒ điều TIẾT vĩ mô (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w