Kiến thức: Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật HS quan sát được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên 2.. Kỹ năng: Quan sát, ửư dụng dụng cụ để theo
Trang 1Tham quan thiên nhiên
I/ Mục tiêu bài học
1 Kiến thức:
Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
HS quan sát được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên
2 Kỹ năng:
Quan sát, ửư dụng dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật
Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
3 Thái độ
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ động vật ( động vật có ích)
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
HS: + Lọ chứa mẫu, vợt bắt động vật, kính lúp cầm tay, túi nilông
+ Vở ghi chép kẻ sẵn bảng như SGK trang 205
GV: Chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kẹp (panh)
Địa điểm: Vườn rau quanh trường
III/ Tổ chức dạy học:
1 ổn định
2 Kiểm tra
Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển? Có 2 hình hức di chuyển? Có 1 hình thức di chuyển?
3 Bài mới
Trang 2 GV thông báo: + Tiết 67: Học trên lớp
+ Tiết 68: Quan sát thu thập mẫu + Tiết 69: Báo cáo
Tiết 67 (bài 64): Học ở trên lớp
HĐ1: GV giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan:
* Đặc điểm: + Có những môi trường nào
+ Một số loài thực vật và động vật có thể gặp HĐ2: GV giới thiệu trang bị dụng cụ của các cá nhân và nhóm:
* Dụng cụ cân thiết: 1 túi có dây đeo chứa:
+ Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay + Bút, sổ ghi chép
* Dụng cụ chung cả nhóm:
+ Vợt bướm, vợt thuỷ sinh, kẹp mẫu, chổi lông + Kim nhọn, khay đựng mẫu
+ Lọ chứa mẫu vật sống HĐ3: GV giới thiệu cách sử dụng dụng cụ:
+ Với động vật ở nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước)
+ Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt cho vào túi nilông
+ Với động vật trong đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ)
Trang 3+ Với các động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu
HĐ4: GV giới thiệu cho HS cách ghi chép
+ Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK (bảng đã kẻ sẵn) + Mỗi nhóm cử 1 HS ghi chép (Đặc điểm cơ bản nhất)
4 Củng cố
GV cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết trong giờ thực hành tham quan
5 Dặn dò
HS chuẩn bị đầy đủ cho giờ sau tham quan ngoài thiên nhiên
Tiết 68 + 69: Tiến hành tham quan ngoài trời
*GV yêu cầu:
+ Hoạt động theo nhóm 6 HS + Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu
+ Lấy được mẫu đơn giản HĐ1: GV thông báo nội dung cần quan sát
1) Quan sát ĐV phân bố theo môi trường
+ Trong từng môi trường có những động vật nào?
+ Số lượng cá thể (nhiều hay ít)
2) Quan sát sự thích nghi di chuyển của chúng ở các môi trường
+ Động vật có những các cách di chuyển bằng những bộ phận nào?
3) Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật
+ Các loài động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?
Trang 4Ví dụ: ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật
4) Quan sát mối quan hệ thực vật và động vật
+ Động vật nào có ích cho thực vật
+ Động vật nào có hại cho thực vật
5) Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
Có các hiện tượng sau:
+ Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất
+ Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá
+ Cuộn tròn giống hòn đá
6) Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên + Từng môi trường có những thành phần loài như thếnào? + Trong môi trường số lượng cá thể như thếnào?
+ Loài động vật nào không có trong môi trường đó?
HĐ2: HS tiến hành quan sát:
*HS: Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát:
1 Người ghi chép
2 Người giữ mẫu
Thay phiên nhau lấy mẫu quan sát
Lưu ý: Bảo quản mẫu cẩn thận
*GV: Bao quát toàn lớp, hướng dẫn giúp đỡ nhóm học yếu
Nhắc nhở HS lấy đầy đủ mẫu ở nơi quan sát
HĐ3: Báo cáo kết quả
*GV yêu cầu HS tập trung vào chỗ mát
Trang 5*Các nhóm báo cáo kết quả gồm:
+ Bảng tên các động vật và môi trường
+ Mẫu thu thập được
+ Đánh giá về số lượng, thành phần động vật trong tự nhiên
*Báo cáo xong GV cho HS thả mẫu về môi trường của chúng
Củng cố, dặn dò: Ôn tập chương trình chuẩn bị cho thi học kỳ