Kinh nghiệm: Địn bẩy của hoạt động và chân lý

Một phần của tài liệu Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng mỹ (Trang 55 - 73)

NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ KINH NGHIỆM TRONG CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ

2.2.1.Kinh nghiệm: Địn bẩy của hoạt động và chân lý

Chủ nghĩa thực dụng cho rằng: Nhiệm vụ của triết học là định ra nhận thức luận và phương pháp luận khoa học. Hạn chế khoa học và nhận thức của con người trong phạm vi kinh nghiệm, coi đối tượng nghiên cứu của khoa học và triết học là kinh nghiệm. Về vấn đề này, chính Peirce đã khẳng định: triết học là khoa học về thực tại (thực tại ở đây chính là kinh nghiệm), cịn James thì bộc bạch: “nếu nĩi triết học và khoa học cần nghiên cứu thực tại, thì bản thân kinh nghiệm là thực tại” [13, tr.340]. Vậy, thực tại - kinh nghiệm đĩ gồm cĩ những gì? Trong sự đối sánh với kinh nghiệm của chủ nghĩa Mác sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn thực chất của nĩ.

Kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa kinh nghiệm của những người như Berkeley, Hume… coi tồn bộ tri giác cảm tính do cơ quan cảm giác thu nhận được là nội dung chủ yếu của kinh nghiệm. Chủ nghĩa thực dụng cịn mở rộng phạm vi kinh nghiệm bao gồm các nội dung phi lý tính, thậm chí coi tình cảm, ý chí, ham muốn, tín ngưỡng tơn giáo, các thể nghiệm thần bí, tiềm thức…của con người vào phạm vi kinh nghiệm, coi cả thế giới này là thế giới kinh nghiệm, coi tất cả những cái gì mà chủ

nghĩa kinh nghiệm trước đây chưa coi là kinh nghiệm thì bây giờ được coi là kinh nghiệm.

Nếu như triết học Mác coi kinh nghiệm là một giai đoạn nhận thức lý tính của chủ thể với khách thể. Khách thể ở đây chính là đối tượng được chủ thể kinh nghiệm đến. Kinh nghiệm cịn là kết quả của quá trình nhận thức đĩ. Kinh nghiệm ở đây là sản phẩm của nhận thức, là một nội dung của ý thức và cĩ sự tham gia tích cực của lý tính. Cịn chủ nghĩa thực dụng lại coi nhận thức chỉ là một nhân tố trong nội dung của kinh nghiệm. Coi kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức, của chân lý, nhưng lại khơng thừa nhận kinh nghiệm cĩ sự tham gia của ý thức, của lý tính, trong nội dung của kinh nghiệm cịn cĩ cái quan trọng hơn đĩ là tình cảm, ý chí… Chủ nghĩa thực dụng “phủ nhận kinh nghiệm, phạm trù được xây dựng thơng qua tư duy lý tính ý nghĩa thực tại và bản chất trong việc phản ánh sự vật”, “chúng chẳng qua là giả thiết do con người đưa ra theo ý định của mình, là cơng cụ của hành vi con người, cho nên lý tính suy cho cùng là phục tùng tình cảm và ý chí con người”[13, tr.310]. Những nội dung này thể hiện rất rõ trong quan niệm về kinh nghiệm của các nhà thực dụng chủ nghĩa.

Peirce đề xuất triết học nên lấy quan sát kinh nghiệm làm nền tảng, với Peirce kinh nghiệm như một “hoạt động trí tuệ hàng đầu”. Vấn đề cần làm rõ ở đây là đằng sau kinh nghiệm cịn tồn tại cái gì nữa khơng? cịn cĩ vật chất và tinh thần khơng? Peirce đã dùng những khái niệm kinh nghiệm để khám phá ra những cái ẩn nấp đằng sau kinh nghiệm, bằng cách “xuất phát từ hành động thực tiễn để hướng vào nhận thức”. Vậy thì cái gì làm nên hành động hay nĩi cách khác động lực nào, cảm hứng nào cho ta hành động, chính kinh nghiệm thực hiện vai trị cao cả đĩ. Ở đây, kinh nghiệm khơng phải là một quá trình nhận thức mà là một cơng cụ nhận thức, một cơng cụ vạn năng để giải quyết mọi vấn đề về tồn tại, nĩ như là một “bản thể” hồn nguyên. Ý

thức và tư duy khơng cịn là một cơng cụ lợi hại của sức mạnh con người trong q trình chinh phục vũ trũ, lý tính cũng khơng cịn là “đơi đũa thần” để giải quyết mọi vấn đề đời sống thực tiễn của con người như quan niệm của các nhà duy lý. Ở Peirce, ý thức, tư duy hay lý tính chỉ là đối tượng mà kinh nghiệm hướng đến trong hoạt động “sáng tạo” của mình, và chỉ cĩ thế thì ý thức, tư duy hay lý tính mới cĩ thể trở nên chính đáng. Peirce yêu cầu: “hành động kinh nghiệm mà một ý niệm phải phục tùng để trở nên chính đáng”[9, tr.98].

Như vậy, ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy nằm ở cách hành động của nĩ, hành động thực tiễn làm nảy sinh hiệu quả thực tiễn. Về vấn đề này, James viết như sau:

Để đưa lại một sự sáng tỏ hồn tồn trong tư duy của chúng ta về một đối tượng, cần phải xem xét đối tượng đĩ đã hàm chứa những hậu quả thực tiễn nào, nhận thức nào mà chúng ta chờ đợi ở đây và những phản ứng nào chúng ta phải chuẩn bị. Những ý niệm về những hiệu quả đĩ, trực tiếp hay gián tiếp đưa lại cho chúng ta mọi biểu hiện của đối tượng, dù biểu hiện đĩ cĩ hay khơng một ý nghĩa tích cực [Dẫn theo, 9, tr.99].

Kinh nghiệm là phương tiện hoạt động để đạt đến hiệu quả, cĩ hiệu quả, cĩ ích là chân lý. Với ý nghĩa đĩ, kinh nghiệm là phương tiện để chủ thể kinh nghiệm tiếp cận được với chân lý. Kinh nghiệm thực hiện được cái mà lý tính thuần túy khơng làm được. Kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của chân lý.

Cũng giống như Peirce, James cũng coi kinh nghiệm là phương tiện hoạt động đạt đến hiệu quả. Nhưng cách lý giải của James về kinh nghiệm mang tính hệ thống hơn. Ơng đã cĩ một sự trình bày về kinh nghiệm đầy đủ,

mang tính triệt để nhất đúng như tên gọi mà ơng đặt cho học thuyết của mình là “chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để”.

Như tên gọi “Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để” của James đã cĩ sự bổ sung rất lớn so với chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống. Chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống của những người như Hume coi tồn bộ tri giác cảm tính do cơ quan cảm giác thu nhận được là nội dung chủ yếu của kinh nghiệm. Cịn chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James ngồi việc tiếp thu những nội dung của chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống cịn mở rộng phạm vi của kinh nghiệm, coi nhận thức, tình cảm, ý chí, ham muốn, tín ngưỡng, tơn giáo…là kinh nghiệm, thậm chí coi cả sự thể nghiệm thần bí cũng là kinh nghiệm. Ơng chủ trương: coi tất cả những cái gì mà trước đây chưa coi là kinh nghiệm thì giờ đây được coi là kinh nghiệm, coi cả thế giới này là một thế giới kinh nghiệm thuần túy.

Vậy, chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để là gì? Vì sao lại gọi là kinh nghiệm triệt để? Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, James đã trả lời một cách tường minh những câu hỏi đĩ.

Trong tác phẩm chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để James phát biểu như sau: Tơi nĩi, “chủ nghĩa kinh nghiệm” vì nĩ cam chịu coi một số kết luận đáng tin cậy nhất về mặt sự thực là giả thiết, những giả thiết này trong kinh nghiệm tương lai, cĩ thể thay đổi; tơi nĩi “triệt để” vì nĩ coi học thuyết nhất nguyên luận là một loại giả thuyết… nĩ khơng giống như chủ nghĩa kinh nghiệm thơng thường, nửa chừng bỏ dở, núp dưới nhiều cái tên như chủ nghĩa thực chứng, hoặc chủ nghĩa bất khả tri, hoặc chủ nghĩa tự nhiên khoa học, nĩ khơng nĩi một cách giáo điều nhất nguyên luận là một cái gì tồn bộ kinh nghiệm phù hợp với nĩ [Dẫn theo, 2, tr.143].

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để cĩ ba điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, những sự vật cĩ thể dùng danh từ trong kinh nghiệm để giải thích mới là sự vật cĩ thể tranh luận trong triết học, cịn những sự vật khơng dùng những danh từ trong kinh nghiệm để giải thích thì nhất thiết khơng phải là đối tượng tranh luận của triết học. Thứ hai, tất cả các quan hệ giữa sự vật cũng giống như bản thân sự vật là đối tượng trực tiếp được kinh nghiệm. Thứ ba, các bộ phận của kinh nghiệm đều dựa vào mối quan hệ kết thành một khối, và bản thân những quan hệ này cũng là bộ phận cấu thành của kinh nghiệm.

James cho rằng, chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống của những người như Hume cĩ tính chất nữa vời, khơng triệt để là vì loại chủ nghĩa kinh nghiệm này khơng quán triệt triệt để nguyên tắc của chủ nghĩa kinh nghiệm, vì họ thừa nhận tính chân lý tuyệt đối của kinh nghiệm nhất nguyên luận, kinh nghiệm của những người như Hume vẫn cịn cĩ sự tham gia của ý thức, của lý tính. Mặt khác, họ phủ nhận tính liên tục của thế giới đối tượng cũng như tách rời mối quan hệ giữa các bộ phận trong nội bộ của kinh nghiệm. Mà theo James, kinh nghiệm là một dịng liên tục, theo cách nĩi của ơng đĩ là “dịng đời trực tiếp”, “dịng cuộc sống chủ quan”. Lý luận về kinh nghiệm của James cĩ liên quan mật thiết đến lý luận về dịng ý thức của ơng ta sẽ bàn ở phần sau. Theo James triết học chỉ nên nghiên cứu kinh nghiệm, nghiên cứu những cái gì cĩ thể được rút ra từ kinh nghiệm và được chứng minh bởi kinh nghiệm, là đối tượng được kinh nghiệm trực tiếp. Trong tập luận văn chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để ơng viết: “một loại kinh nghiệm để cho triệt để, cần phải khơng nên đưa bất kỳ nhân tố nào khơng được kinh nghiệm trực tiếp vào các kết cấu của mình, cũng khơng nên loại bỏ bất kỳ nhân tố nào được kinh nghiệm trực tiếp ra khỏi các kết cấu” [Dẫn theo, 12, tr.135].

Một chủ nghĩa kinh nghiệm để cho triệt để thì khơng thể sử dụng kinh nghiệm thơng thường như chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống đã làm mà cần

phải dùng “kinh nghiệm thuần túy”. Vì sao phải dùng kinh nghiệm thuần túy? Theo James, quan niệm về kinh nghiệm của chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống của những người như Hume là những kinh nghiệm cĩ sự tham gia của lý tính hoặc ý thức, ơng cho rằng, loại kinh nghiệm đĩ khơng thể tránh khỏi sai lầm của tính tương đối chủ quan, khơng thể khắc phục hết chủ nghĩa duy tâm lý tính tiên nghiệm, cho nên khơng thể dùng kinh nghiệm đĩ làm cái gốc của thế giới, mà nên thay nĩ bằng kinh nghiệm thuần túy.

Vậy, kinh nghiệm thuần túy là gì? Trong tập luận văn chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để ơng viết: “Trên thế giới chỉ cĩ một loại chất liệu nguyên thủy hoặc vật liệu, mọi sự vật đều do chất liệu ấy tạo nên…tơi gọi chất liệu này là kinh nghiệm thuần túy” [Dẫn theo, 2, tr.147]. Thực chất của kinh nghiệm thuần túy mà James nêu ra là chỉ tồn bộ tài liệu cảm giác cịn nguyên sơ, hồn chỉnh chưa cĩ một tỳ vết gì của lý tính và ý thức, chưa được chủ thể kinh nghiệm đến. Mặt khác, kinh nghiệm thuần túy cịn bao gồm mọi hoạt động tâm lý khác mang tính bản năng của con người như tiềm ý thức và vơ thức. Đối với kinh nghiệm thuần túy thì chủ thể kinh nghiệm cĩ thể kinh nghiệm đến mà khơng thể nĩi ra, khơng thể giải thích, vì khi nĩi ra, khi giải thích, bình luận về nĩ thì đã cĩ sự tham gia của lý tính hoặc ý thức, mà khi cĩ sự tham gia của lý tính, của ý thức thì khơng cịn được gọi là “thuần”, khơng trực tiếp, khơng nguyên thủy nữa. Như vậy, “chỉ cĩ người phi lý tính hoặc vơ ý thức mới cĩ thể nhận được sự thể nghiệm đối với kinh nghiệm thuần túy” [2, tr.148].

Những gì vừa trình bày trên đây cho thấy, đối với kinh nghiệm thuần túy thì sự thể nghiệm phi lý tính là yếu tố quan trọng nhất. Vì là phi lý tính, nên kinh nghiệm theo quan điểm của James khơng cĩ ý nghĩa là sự nhận thức giữa chủ thể với đối tượng, một nội dung của ý thức như quan điểm của triết học Mác nữa mà kinh nghiệm thuần túy coi ý thức và lý tính thực chất chỉ là những chức năng của kinh nghiệm, bản thân chúng chỉ là “một cái tên trống

rỗng khơng thực thể, khơng cĩ quyền đứng trong hàng ngũ bản nguyên hàng đầu”, cái gọi là tư tưởng hoặc ý thức chỉ cĩ thể tồn tại trong hoạt động nhận thức mà thơi. Mà hoạt động nhận thức theo quan điểm của James thực chất là lấy một bộ phận kinh nghiệm thuần túy này tiến hành nhận thức một bộ phận kinh nghiệm thuần túy khác. Như vậy, sự vận động của kinh nghiệm thuần túy và các quan hệ bên trong của kinh nghiệm ấy mà làm nảy sinh các tri thức, ý thức và tư duy cũng từ đĩ mà được sinh ra.

Triết học Mác cịn cho rằng: kinh nghiệm khơng chỉ là sự tác động qua lại giữa chủ thể xã hội với thế giới bên ngồi mà cịn là kết quả của quá trình tác động đĩ. Là sản phẩm của q trình nhận thức lý tính, kinh nghiệm cĩ hai loại tri thức đĩ là tri thức kinh nghiệm thơng thường hay cịn gọi là tri thức tiền khoa học và những tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả được rút ra từ các thí nghiệm khoa học. Mặc dù tri thức kinh nghiệm đã đạt đến trình độ trừu tượng hĩa nhưng chưa cao, cho nên nĩ vẫn chưa phải là tri thức lý luận, chỉ là tiền đề trực tiếp cho việc khái quát thành tư duy lý luận, với trình độ phản ánh như vậy thì tri thức kinh nghiệm chưa thể tiếp cận được với chân lý. Trong khi đĩ, James cũng như những người theo chủ nghĩa thực dụng khác khẳng định rằng, kinh nghiệm là động lực, là nguồn gốc sinh ra chân lý. Về vấn đề này trong quan niệm về chân lý của James đã nĩi rõ điều đĩ.

Cũng như các nhà thực dụng chủ nghĩa khác, James coi chân lý là thuộc tính của quan niệm, của tư tưởng. Mà quan niệm hoặc tư tưởng là một bộ phận của kinh nghiệm, một chức năng của kinh nghiệm, chúng được sinh ra từ kinh nghiệm và cũng như vậy chân lý được sinh ra từ kinh nghiệm, cĩ nguồn gốc từ kinh nghiệm và được giới hạn trong kinh nghiệm. Ơng viết: “Mọi chân lý đều lấy kinh nghiệm cĩ hạn làm căn cứ, và bản thân kinh nghiệm lại khơng cĩ cái gì dựa dẫm. Ngồi bản thân dịng kinh nghiệm, khơng cĩ vật gì khác cĩ thể bảo đảm sinh ra chân lý” [Dẫn theo, 9, tr.119].

Mặt khác, theo James chân lý phải phù hợp với “thực tại” mà thực tại theo quan niệm của James cũng chính là kinh nghiệm. Về cái gọi là “thực tại” và “phù hợp với thực tại”. Ơng viết: “Chân lý là một loại tính chất từ một số quan niệm nào đĩ của chúng ta, nĩ cĩ nghĩa là sự “phù hợp” giữa quan niệm với thực tại, cịn giả dối thì cĩ nghĩa là khơng phù hợp với “thực tại” [Dẫn theo, 2, tr.97].

Thực tại theo quan niệm của James khơng đồng nhất với “tồn tại khách quan” như quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa chúng cĩ sự khác biệt hồn tồn. Thực tại của James được cấu thành từ ba bộ phận, bộ phận thứ nhất là “dịng cảm giác của chúng ta”, bộ phận thứ hai là “các mối liên hệ giữa cảm giác với cảm giác và giữa ý tượng với ý tượng”, bộ phạn thứ ba là, “trước đây đã cĩ chân lý”. Như vậy, thực tại theo quan niệm của James là “thực tại” mà con người đã trải qua, xử lý trở thành một “thế giới nhân hĩa” thuộc về chủ thể kinh nghiệm, làm cho chủ thể kinh nghiệm và khách thể được kinh nghiệm là một. Về vấn đề này, James viết:

Thực tại chỉ là quan hệ tương đối với đời sống tình cảm và đời sống năng động của chúng ta, đĩ là ý nghĩ duy nhất của danh từ người ta đã nĩi trong thực tiễn. Nền tảng và khởi nguồn của mọi thực tại, bất kỳ được xem xét theo quan điểm tuyệt đối hoặc quan điểm thực tiễn, đều là chủ quan, cũng tức là bản thân chúng ta [Dẫn theo, 2, tr.98]. Về cái gọi là “phù hợp với thực tại” cĩ phải là sự thống nhất của cái bên ngồi giản đơn, như kiểu sao chép hình ảnh của sự vật khơng? Một ý niệm đúng phải sao chép (mơ phỏng) thực tại của nĩ và các ý niệm đúng của chúng ta về các sự vật khả giác thực sự sao chép các sự vật này. Vấn đề này James đã trình bày rõ ràng trong học thuyết của mình như sau:

Một phần của tài liệu Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng mỹ (Trang 55 - 73)