NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ KINH NGHIỆM TRONG CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ
2.1. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về nguồn gốc của kinh nghiệm
Kinh nghiệm là một vấn đề lớn được bàn luận khá sơi nổi trong lịch sử triết học từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại. Nĩ đã gây khơng ít tranh cãi trong các nhà triết học, các trường phái triết học, mỗi người cĩ cách giải thích riêng của mình về các vấn đề của kinh nghiệm như: Nguồn gốc kinh nghiệm cĩ từ đâu? Nội dung của kinh nghiệm gồm những gì? Kinh nghiệm cĩ vai trị như thế nào trong quá trình nhận thức của con người về thế giới? Điều đĩ đã tạo nên tính phong phú, đa dạng trong quan niệm về kinh nghiệm.
Khi bàn về kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng cũng giải thích kinh nghiệm dựa trên ba vấn đề vừa nêu ở trên. Đĩ là nguồn gốc của kinh nghiệm, nội dung của kinh nghiệm và vai trị của kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức chân lý và trong hoạt động thực tiễn. Để làm rõ vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng chúng ta đặt nĩ trong sự đối sánh với quan điểm về kinh nghiệm của triết học Mác mới thấy được tính tích cực cũng như hạn chế mà chủ nghĩa thực dụng chưa thể vượt qua.
Theo quan điểm của triết học Mác, kinh nghiệm là một tập hợp những tri thức cĩ sự tham gia của cả cảm tính và lý tính, thu nhận được thơng qua hoạt động thực tiễn của con người. Trong đời sống hàng ngày, thơng qua hoạt động thực tiễn đặc biệt là thơng qua lao động sản xuất con người trực tiếp thu nhận, tích lũy được những thơng tin, hình ảnh, biểu tượng về sự vật, hiện tượng, q trình… Những thơng tin này phản ánh những tính chất, thuộc tính giản đơn, bề ngồi của đối tượng và quá trình phản ánh đĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với quá trình hoạt động của con người. Quá trình phản ánh lặp
đi lặp lại đĩ đã làm cho các thơng tin trên tập hợp lại thành một lớp các tri thức mang tính chất trực quan. Những tri thức mang tính trực quan đĩ chính là kinh nghiệm. Kinh nghiệm cĩ được là nhờ vào các hoạt động thực nghiệm, các hoạt động trực tiếp, đặc biệt là quá trình phản ánh dựa vào trực quan đối với hiện thực khách quan, với thế giới các sự vật hiện tượng bên ngồi. Là sản phẩm của quá trình phản ánh, kinh nghiệm cĩ nguồn gốc từ thế giới hiện thực khách quan hay nĩi cách khác nhờ hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo thế giới hiện thực đã tạo ra kinh nghiệm. Vậy là kinh nghiệm cĩ nguồn gốc từ bên ngồi, mang tính khách quan và độc lập với ý thức của con người.
Quan niệm về nguồn gốc kinh nghiệm của triết học Mác đã khơi mở cho ta đi tìm hiểu về nguồn gốc kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng.
Người sáng lập chủ nghĩa thực dụng là Charles S. Peirce đã lấy kinh nghiệm làm nền tảng để xây dựng nên siêu hình học của mình. Triết học của Peirce cĩ tham vọng vượt qua siêu hình học truyền thống để xây dựng nên một hệ thống triết học mới của riêng mình trên danh nghĩa cải tạo lại siêu hình học truyền thống. Ơng lấy kinh nghiệm làm điểm xuất phát của mình, nhưng kinh nghiệm từ đâu mà cĩ hay nĩi cách khác trong sự hỗn mang của thế giới thì kinh nghiệm là ở đâu? Nhờ đâu mà cĩ kinh nghiệm?
Peirce đã giải thích một cách mập mờ về nguồn gốc của kinh nghiệm. Theo ơng, trong quá trình hành động thực tiễn của con người sinh ra kinh nghiệm. Hành động ở đây là hành động phải mang đến hiệu quả, một tư tưởng muốn cĩ ý nghĩa, cĩ giá trị khi nĩ đem đến hành động cĩ hiệu quả, cho dù đĩ là hiệu quả tích cực hay tiêu cực. Như vậy, theo Peirce nguồn gốc của kinh nghiệm bắt nguồn từ hành động thực tiễn. Khi nĩi nguồn gốc của kinh nghiệm bắt nguồn từ hành động thực tiễn là khơng cĩ gì sai, nhưng điều đáng nĩi ở đây là vấn đề hành động thực tiễn mà theo quan điểm của ơng thì hành động thực tiễn khơng đơn thuần là hoạt động thực tiễn của lịch sử lồi người,
là những hoạt động vật chất cĩ tính lịch sử - xã hội của con người trong quá trình tác động tới thế giới khách quan. Mà hoạt động thực tiễn cịn mang nghĩa là những hoạt động của ý thức chủ quan thuần túy, của cảm giác, của sự trải qua, xử lý, cải tạo mang tính chủ quan, là kết quả của sự trải nghiệm của ý thức cá nhân. Vậy, theo quan niệm của Peirce, kinh nghiệm khơng phải là cái thứ sinh so với hiện thực khách quan, thế giới hiện thực khách quan khơng phải là nguồn gốc của kinh nghiệm, mà nguồn gốc của kinh nghiệm nằm ở hoạt động của ý thức con người, mang tính sáng tạo rất lớn của ý thức chủ thể. Cho nên, nguồn gốc kinh nghiệm theo quan niệm của Peirce là mang tính chủ quan rất lớn.
Tiếp theo Peirce, James xây dựng một hệ thống triết học lấy “kinh nghiệm thuần túy” làm nền tảng.
Kinh nghiệm thuần túy là những tài liệu do cảm giác cung cấp nhưng đang ở dạng nguyên thủy của nĩ, chưa bị chia cắt, chưa bị chủ thể kinh nghiệm dùng để kinh nghiệm một sự thực khác. Cĩ lúc, James gọi “kinh nghiệm thuần túy” là “dịng đời sống trực tiếp” cịn tinh khiết mà khơng bị vấy bẩn bởi sự tác động của một nhân tố nào khác ngồi những gì vốn cĩ của bản thân nĩ. Như vậy, khi nĩi “kinh nghiệm thuần túy” là những tài liệu do cảm giác cung cấp…tức là muốn nĩi đến thế giới bên ngồi tác động vào các cơ quan cảm giác của con người hình thành nên những tài liệu cảm tính, những tài liệu này đang cịn ở dạng nguyên sơ chưa được chủ thể nhận thức xử lý. Hiểu như vậy cĩ nghĩa là, kinh nghiệm theo quan niệm của James xét đến cùng cĩ nguồn gốc từ thế giới khách quan bên ngồi, là sự tác động qua lại giữa chủ thể với khách thể trong nhận thức. Nhưng James lại tìm cách lảng tránh mà khơng trực tiếp làm rõ nguồn gốc của kinh nghiệm
Dưới sự ảnh hưởng của học thuyết tiến hĩa sinh vật, Dewey đã đưa ra quan điểm của mình về kinh nghiệm khi cho rằng: con người cũng như thể
hữu cơ trong quá trình sống của mình cần cĩ hồn cảnh để sinh tồn. Thể hữu cơ sống nương nhờ vào hồn cảnh, trong quá trình sống đĩ, con người cũng như thể hữu cơ cĩ sự va chạm, tương tác với hồn cảnh. Sự tác dụng qua lại giữa con người với tính cách là thể hữu cơ với hồn cảnh đĩ được Dewey gọi là kinh nghiệm. Như vậy, kinh nghiệm khơng phải là sản phẩm của sự tác dụng qua lại giữa thể hữu cơ với hồn cảnh, mà kinh nghiệm chính là cái kết nối liên tục, là mối quan hệ liên kết hữu cơ giữa con người với hồn cảnh.
Rõ ràng là quan niệm của Dewey về kinh nghiệm cịn bao hàm cả yếu tố tiền kinh nghiệm. Khi ơng nĩi tác dụng qua lại giữa con người với tính cách là thể hữu cơ với hồn cảnh ấy là kinh nghiệm. Trong quá trình sống, thể hữu cơ cĩ những phản ứng, những kích thích của cơ thể với hồn cảnh như nĩng, lạnh, bị va đập, chẳng hạn: con ruồi muốn bay ra khỏi phịng sẽ quay đầu lại khi va vào cửa kính rồi sau đĩ bị đi nơi khác tìm lối ra. Đây là cách phản ứng hồn tồn mang tính bản năng mà chưa phải là kinh nghiệm, hoặc những phản ứng của cơ thể con người với mơi trường trong trạng thái tự phát mang tính bản năng thì cũng chưa được xem là kinh nghiệm mà chỉ là yếu tố tiền kinh nghiệm thơi. Cịn muốn cĩ kinh nghiệm thì những kích thích và phản ứng của cơ thể trước mơi trường cần phải cĩ sự tham gia của ý thức, của lý tính.
Với Dewey, ơng đã tách rời kinh nghiệm của con người với thế giới khách quan, nên đã làm cho dịng kinh nghiệm khơng cĩ cội nguồn, khơng thấy được nguồn gốc thực sự của kinh nghiệm. Điều này phù hợp với ý đồ triết học của ơng và mang màu sắc của chủ nghĩa duy tâm.
Tĩm lại, qua sự trình bày trên đây, ta thấy được sự khác nhau của quan niệm triết học Mác và các nhà thực dụng chủ nghĩa về nguồn gốc của kinh nghiệm. Đĩ cũng chính là sự khác nhau về lập trường triết học của họ.
Với Mác, thì nguồn gốc kinh nghiệm nằm ở bên ngồi mang tính khách quan, độc lập với ý thức của con người. Thế giới hiện thực khách quan và
hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở, nguồn gốc duy nhất sinh ra kinh nghiệm. Cịn với các nhà triết học chủ nghĩa thực dụng từ Pierce, James cho đến Dewey dù vơ tình hay cố ý đều lảng tránh hoặc khơng thừa nhận cội nguồn của kinh nghiệm là thế giới khách quan, phủ nhận tính khách quan của kinh nghiệm như Dewey, làm cho quan niệm của họ về nguồn gốc của kinh nghiệm mang màu sắc của chủ nghĩa duy tâm chủ quan phi lý tính, và chính họ cũng đã cơng khai thừa nhận mình là người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Để cĩ một cách tiếp cận tồn diện hơn về vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng thì phải đi vào làm rõ những nội dung của nĩ.