1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 3) potx

5 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 3) + Sốt bại liệt thể tủy sống: * Liệt cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên và cơ hoành (vùng tủy cổ). * Liệt cơ ngực, cơ liên sườn, cơ bụng trên dẫn đến khó thở nhanh, nông, đều (vùng tủy ngực). * Liệt các cơ lưng, cơ bụng dưới và cơ chi dưới (vùng tủy lưng). * Trong thể nặng, hệ thống thần kinh thực vật có thể bị tổn thương gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi … + Sốt bại liệt thể hành tủy: Thường phối hợp với thể tủy sống. Đây là thể có tỷ lệ tử vong cao nhất. * Tổn thương trung khu hô hấp: nấc cụt, khó thở * Tổn thương trung khu tuần hoàn: nhịp tim không đều, đầu chi lạnh, trụy mạch … * Tổn thương trung khu điều hòa nhiệt độ: sốt cao … * Tổn thương các nhân thần kinh sọ não dưới như IX, X, XI, XII: khó thở thanh quản, nuốt khó, nói giọng mũi. + Sốt bại liệt thể tủy sống - hành tủy: Triệu chứng lâm sàng phối hợp 2 thể hành tủy và tủy sống. + Sốt bại liệt thể não: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện của viêm não khu trú hoặc lan tỏa. 3. Thời kỳ hồi phục: Nhiệt độ trở về bình thường, liệt không tiến triển, lực cơ và sức cơ dần hồi phục. Bắt đầu từ đầu chi, những tháng đầu hồi phục nhanh và 6 tháng sau tiến triển chậm dần. 4. Thời kỳ di chứng: Cơ teo hoặc nhão, khớp biến dạng, chân đi chúc xuống như chân ngựa, lật trong hoặc ngoài, chi trở nên nhỏ nhắn, cột sống biến dạng gù, vẹo … B. THEO YHCT: 1. Thể Tà uất Phế Vị: - Sốt, có mồ hôi, ho chảy mũi, họng đỏ đau. - Toàn thân khó chịu, hoặc có đau đầu. - Ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phiền táo, thích ngủ. - Rêu nhớt mỏng, mạch nhu sác. 2. Thể Thấp nhiệt tắc lạc: - Sau khi hết triệu chứng Phế Vị, lại phát sốt, chi đau nhức, xoay trở khó khăn, khóc không ngừng. - Sau đó xuất hiện liệt, có thể thấy ở một bộ phận, có khi một bên cũng có khi hai bên, thường nhiều ở hai chân. - Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc nhu sác. 3. Thể Khí hư huyết trệ: - Sau sốt thì tê, mềm mất lực, liệt, 6 tháng sau chưa hồi phục. - Sắc mặt vàng, dễ ra mồ hôi. - Lưỡi nhạt ít rêu, mạch trầm tế sáp. 4. Thể Can Thận hư: - Liệt, chi liệt lạnh, cơ teo rõ, ngắn nhỏ, hoặc dị hình, cột sống gù, vẹo, vận động kém. - Lưỡi nhạt hoặc đỏ, ít rêu hoặc trắng, mạch trầm tế hoặc huyền tế vô lực. - Liệt nặng, nói chung khó hồi phục. V- XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG: 1- Dịch não tủy: - Trong hoặc hơi đục, áp lực tăng cao. - Tế bào từ 25 - 500 BC/mm 3 , thời kỳ đầu chủ yếu là tế bào trung tính, sau đó chủ yếu là tế bào lympho. Sau 2 - 3 tuần trở lại bình thường. - Đạm tăng cao vào tuần thứ 3, trở về bình thường vào tuần thứ 5. - Đường và Clo bình thường. 2- Huyết thanh chẩn đoán: - Có 2 loại kháng thể kháng virus bại liệt (kháng thể kết hợp bổ thể xuất hiện từ ngày thứ 10 và kéo dài 3 - 5 năm, kháng thể trung hòa xuất hiện từ ngày thứ 7 và tồn tại suốt đời. - Phải được thực hiện 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 10 - 14 ngày và hiệu giá kháng thể lần 2 phải gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1. 3- Phân lập virus: - Cấy máu: trước khi khởi phát 2 - 3 ngày và sau khi khởi phát 1 - 2 ngày. - Cấy nhớt cổ họng: trước khi khởi phát và kéo dài khoảng 10 ngày sau khi khởi phát. - Cấy phân: trước giai đoạn khởi phát và kéo dài đến giai đoạn hồi phục, có thể kéo dài đến 17 tuần. - Cấy dịch não tủy: hiếm khi phân lập được, nhưng đôi khi có thể phát hiện được vào ngày 14- 16 sau khi tiếp xúc. . SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 3) + Sốt bại liệt thể tủy sống: * Liệt cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên và cơ hoành (vùng tủy cổ). * Liệt cơ ngực, cơ liên sườn, cơ bụng. trung khu điều hòa nhiệt độ: sốt cao … * Tổn thương các nhân thần kinh sọ não dưới như IX, X, XI, XII: khó thở thanh quản, nuốt khó, nói giọng mũi. + Sốt bại liệt thể tủy sống - hành tủy:. hành tủy và tủy sống. + Sốt bại liệt thể não: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện của viêm não khu trú hoặc lan tỏa. 3. Thời kỳ hồi phục: Nhiệt độ trở về bình thường, liệt không tiến triển, lực

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN