1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 1) pps

5 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 179,48 KB

Nội dung

SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA: Sốt bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp, do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có thể lây lan thành dịch. Siêu vi trùng bại liệt cùng lúc có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan và tổ chức, đặc biệt ở hệ thần kinh vận động. Khi mắc bệnh, một số ít bệnh nhân có biểu hiện liệt, phần lớn còn lại là thể nhẹ (không triệu chứng lâm sàng hoặc không liệt). II- DỊCH TỄ HỌC: - Ở Việt Nam, trước thập niên 90, tỷ lệ mắc bệnh sốt bại liệt là 1,66 ca / 100.000 dân (miền Bắc - 1985). Nhờ áp dụng triệt để chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình tiêm chủng sốt bại liệt bổ sung hàng năm mà số ca mắc hàng năm có khuynh hướng giảm dần (chỉ có 2 ca trong cả nước được báo cáo năm - 1996). - Bệnh xảy ra quanh năm. Yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc giữa người với virus gây bệnh, cũng như sự xuất hiện kháng thể chống virus. Ở những vùng vệ sinh môi cảnh kém, việc tiếp xúc với virus sớm nên hầu hết trẻ dưới 15 tuổi đã có kháng thể chống virus bại liệt. Ở những quốc gia này, tuổi thường mắc bệnh là dưới 5 tuổi. Trái lại ở những quốc gia phát triển, việc tiếp xúc với virus thường muộn, việc xuất hiện kháng thể chống virus bại liệt thường trễ (khoảng 20% trẻ trên 15 tuổi chưa có kháng thể chống virus bại liệt - Hoa Kỳ). - Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang cho người. Sữa cũng là nguồn lây cần lưu ý trong mùa dịch. Ruồi, nhặng, gián là trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành. - Đường lây chính là đường tiêu hóa (trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn …). Một số ít được ghi nhận lây qua đường hô hấp. - Tuổi thường mắc bệnh < 5 tuổi. Trẻ em < 6 tháng ít bị bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang. - Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam bằng với nữ (nhưng tỷ lệ trẻ nam bị liệt nhiều hơn nữ). Ngược lại ở người lớn thì nữ nhhiều hơn nam. III- NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH HỌC: A. THEO YHHĐ: - Do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có tên là Poliovirus thuộc gia đình Picornaviridae. Virus này mọc dễ ở môi trường tế bào thận người - Quá trình sinh bệnh của sốt bại liệt xảy ra qua 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh: Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp, virus đến họng và đường tiêu hóa dưới. Thông qua đường mũi miệng đến các hạch bạch huyết khu vực xung quanh họng và đường tiêu hóa dưới. Chúng tiếp tục cư ngụ và tăng sinh tại đây. Trong giai đoạn này, virus được tìm thấy trong nhớt cổ họng và trong phân. 2/ Giai đoạn tiền triệu hay giai đoạn nội tạng: Virus từ các hạch khu vực theo máu đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng như gan, lách, tủy xương, hạch lympho sâu, da, niêm mạc. Tại các cơ quan này, virus tiếp tục sinh sản rồi gây những triệu chứng lâm sàng đầu tiên của sốt bại liệt. (Đối với thể không có triệu chứng lâm sàng thì ở giai đoạn này virus không nhân lên nữa mà cơ thể xuất hiện kháng thể và hiện tượng nhiễm virus chấm dứt. 3/ Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh của virus ở hệ thống thần kinh trung ương: Giai đoạn này virus từ các cơ quan nội tạng vào máu lần thứ 2 để đến hệ thần kinh trung ương ở nhiều vị trí khác nhau và gây những triệu chứng lâm sàng của hệ thần kinh trung ương. Đồng thời ở giai đoạn này kháng thể xuất hiện và hiện tượng virus nội tạng biến mất. Do bệnh tổn thương ở tủy sống (chủ yếu ở vùng trước tủy) thường nhất là tủy cổ và tủy lưng. Nếu tổn thương ở tủy cổ và tủy ngực sẽ có liệt cơ hô hấp, cơ hoành, cơ liên sườn gây khó thở. . SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA: Sốt bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp, do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có thể lây lan thành dịch. Siêu vi trùng bại liệt cùng. nhân có biểu hiện liệt, phần lớn còn lại là thể nhẹ (không triệu chứng lâm sàng hoặc không liệt) . II- DỊCH TỄ HỌC: - Ở Việt Nam, trước thập niên 90, tỷ lệ mắc bệnh sốt bại liệt là 1,66 ca. có kháng thể chống virus bại liệt - Hoa Kỳ). - Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN