1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀI GIẢNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 1) pps

5 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 212,17 KB

Nội dung

BÀI GIẢNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 1) Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là TBMMN là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại. Bệnh có thể chia làm 2 loại: - Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng. - Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu. Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng “TRÚNG PHONG”. Nhận thức của Đông y đối với bệnh tai biến mạch máu não: Đông y đã có nhận thức sớm về bệnh này. Cách đây hơn 2000 năm, trong trước tác đông y như “Linh khu” đã ghi các chứng “Kích bộc” “Thiên khô” “Phong phì” có các triệu chứng ghi như: đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng “Đại quyết” trong sách Tố Vấn ghi về cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là “Khi hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết”. Sách “Kim quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh đời Hán mệnh danh là chứng “Trúng phong” và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: bán thân bất toại, mồm méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự, sách đời Đường (701-704) và đời Tống (973-1093) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do tích tuổi hư tổn. Y gia các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết về nguyên nhân như Lưu Hà Gian cho là do “hỏa”, Lý Đông Viên cho là “lý hư”, Chu Đan Khê cho là “đàm nhiệt”. Các học gia sau này như Trương Giới Tân (đời Minh) Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) đều cho rằng là do “nội thương” “tích tổn” mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể. Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách “Nội kinh” nói: “Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên”, và “huyết khí cùng thượng nghịch”, phía trên là chỉ não là một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, là thông với thận. Ngoài mặt nhận thức bệnh biến là ở não, đông y cũng nhận thức bệnh có liên quan đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị … Còn việc phân loại “trúng kinh lạc” và “trúng tạng phủ” cũng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ mà phân loại: nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ. Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: chân tay tê dại, mồm méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê. Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh, các triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Kết hợp với nhận thức của YHHĐ, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não, nếu do xuất huyết não thì dùng phép “thanh nhiệt thông phủ bình can” tức phong hoạt huyết chỉ huyết là chính, còn nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là “ích khí hóa ứ” dưỡng âm hoạt huyết là chính. Đông y còn cho rằng “trúng phong” là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau: “mồm há, tay buông thõng là Tỳ tuyệt, mắt nhắm là Can tuyệt, hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt, đái dầm là Thận tuyệt, lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt, nấc cụt không dứt là bị Khí tuyệt”. Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, gần đây phát hiện số bệnh nhân 30 - 40 tuổi là không ít nhưng số trên 50 tuổi vẫn nhiều, chiếm trên 60%. Báo cáo của Hoàng Bỉnh Sơn năm 1986, trong số 600 b/n TBMMN, số bệnh nhân trên 41 tuổi chiếm 96,2%. Điều này nói rõ là thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và TBMMN thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 hay mắc như xơ mỡ mạch, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì … mà các bệnh này thường là “hư chứng” hoặc trong hư kiêm thực chứng là phù hợp với nhận thức của YHCT đã ghi trong sách “Nội kinh”: “Người 40 là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu”. Do đó càng thấy rõ TBMMN là một bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột (stress) làm cho Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị, tích cũng hóa nhiệt gây phong động, nói lên bệnh bản chất hư nhưng thường kiêm phong, đàm, nhiệt, ứ là vì vậy. . BÀI GIẢNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 1) Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là TBMMN là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở. thể chia làm 2 loại: - Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng. - Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu. Trừ thể xuất huyết dưới màng. phương gọi một tên chung là chứng “TRÚNG PHONG”. Nhận thức của Đông y đối với bệnh tai biến mạch máu não: Đông y đã có nhận thức sớm về bệnh này. Cách đây hơn 2000 năm, trong trước tác

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN