Đại cương sốt (Kỳ 3) 5. Các nguyên nhân gây sốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, có thể tổng hợp vào 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên các trạng thái bệnh lý là: các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh không phải nhiễm khuẩn và rối loạn điều hoà thân nhiệt. 5.1. Các bệnh nhiễm khuẩn: Đa số các bệnh sốt là những bệnh nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, trước một bệnh nhân có sốt, đầu tiên người thầy thuốc phải nghĩ tới bệnh nhiễm khuẩn. Tuy vậy, các nhiễm khuẩn khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khác nhau mà dựa vào các đặc điểm đó mà thầy thuốc lâm sàng có thể chẩn đoán được căn nguyên. + Nhiễm virus: đa số các bệnh do virus gây ra đều có sốt đột ngột hoặc tương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài 2-7 ngày hoặc tới 10 ngày. Sốt do virus còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để phân biệt với sốt kéo dài). Tuy vậy cũng có một số virus gây sốt kéo dài như: Epstein-Barr, virus hợp bào, Coxackie nhóm B, virus sốt chim, vẹt nhưng nhìn chung đây là những bệnh ít phổ biến. + Nhiễm vi khuẩn: có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, do vậy bệnh do vi khuẩn gây ra cũng là bệnh thường gặp. Sốt do nhiễm các vi khuẩn rất đa dạng và không có một đặc điểm chung nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào cơ quan tổn thương và tính chất của sốt cũng có thể chẩn đoán được căn nguyên gây bệnh. Ví dụ như một bệnh nhân có ho, tức ngực, khạc đờm màu socola và có sốt cấp tính kèm những cơn rét run thì căn nguyên sẽ là phế cầu khuẩn; một bệnh nhân có sốt cao tăng dần hình cao nguyên và có tổn thương đường tiêu hoá (đi ngoài phân lỏng màu nâu) thì nghĩ ngay căn nguyên là do trực khuẩn thương hàn. Bệnh nhân sốt kèm theo mụn mủ lớn (viêm nang lông sâu) ngoài da là do căn nguyên tụ cầu vàng v.v Nhiễm khuẩn khu trú ở sâu gây các ổ áp xe (trong ổ bụng, trong gan, não, lách, thận, tử cung v.v ) sẽ có sốt kéo dài và có những cơn rét run. Nhiễm khuẩn huyết (sepsis) sẽ có biểu hiện sốt cao dao động, có những cơn rét run, kéo dài nhiều ngày và thường có biểu hiện thiếu máu rõ. + Nhiễm ký sinh trùng: đa số các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều sốt nhẹ và sốt vừa, ít khi có sốt cao, trừ một số đơn bào như sốt rét do Plasmodium, bệnh do Leishmania. Sốt do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium có đặc điểm rất riêng đó là: sốt cao đột ngột, thành cơn (rét, nóng, vã mồ hôi), có chu kỳ (hàng ngày, cách nhật hoặc cách 2 ngày tùy từng loại Plasmodium), thường tái phát. Leishmania gây sốt kéo dài, kèm theo là hội chứng gan, lách to và thiếu máu. Với amíp (Entamoeba histolytica) nếu gây bệnh đường ruột (lỵ amíp) chỉ gây nên sốt nhẹ, nhưng nếu gây áp xe ở gan, não thì có thể gây sốt cao, rét run và kéo dài. Ngoài ra, bệnh do Toxoplasma và Trypanosoma cũng gây sốt cao kéo dài nhưng chưa tìm thấy bệnh này ở nước ta. + Nhiễm rickettsia: Các rickettsia gây ra những bệnh thường có ổ bệnh thiên nhiên và là nhóm bệnh từ động vật lây sang người. Sốt trong các bệnh do ricketsia gây nên có đặc điểm chung là dao động, có chu kỳ, kéo dài và tái phát. Ví dụ về một số bệnh do ricketsia: - Sốt mò (sốt do ấu trùng mò Scrub týphus): bệnh do Ricketsia Tsutsugamushi gây nên được truyền qua vật chủ trung gian là ấu trùng mò. Sốt mò là những bệnh gặp ở những vùng đồi núi và trung du nước ta, một số nơi có ổ bệnh thiên nhiên. Sốt trong bệnh sốt mò có đặc điểm là khởi phát tương đối đột ngột, sốt nóng là chủ yếu, sốt tăng dần và kéo dài, đa số các trường hợp bệnh có sốt theo kiểu hình cao nguyên kéo dài 2-3 tuần hoặc hơn. Bệnh thường tái phát sau khi đã chấm dứt sốt đợt đầu 5-10 ngày, kể cả khi đã được điều trị đặc hiệu bằng chlorocid. - Sốt phát ban thành dịch (Epidemic týphus fever): còn gọi là sốt phát ban chấy rận do Rickettsia prowazeki gây nên. Triệu chứng sốt của bệnh thường xảy ra đột ngột, sốt cao có rét run kéo dài 2 tuần hoặc hơn. Sau khi hết sốt một thời gian dài, mặc dù đã hết chấy rận nhưng ở một số bệnh nhân vẫn có sốt tái phát (tái phát xa). - Sốt Q (Q Fever): bệnh do Rickettsia burneti gây nên. Bệnh thường biểu hiện bằng sốt cao đột ngột và kéo dài khoảng 2 tuần sau đó giảm dần. Có thể tái phát 2-3 lần nhưng những lần sau ngắn hơn. Một số trường hợp kéo dài thành mãn tính (viêm màng trong tim mãn tính, viêm não, viêm gan mãn tính). 5.2. Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt: Có rất nhiều bệnh lý không phải nhiễm khuẩn có triệu chứng sốt. Có thể kể đến những nhóm bệnh thường gặp sau: - Các bệnh của hệ thống tạo máu: các bệnh Leucose, Hodgkin, u lympho không phải Hodgkin, tăng tổ chức bào ác tính là những bệnh thường xuyên có sốt. Đôi khi triệu chứng sốt xuất hiện sớm nhất khi chưa có biểu hiện gì khác, nhưng thông thường sốt xuất hiện vào giai đoạn muộn hơn khi đã có một số triệu chứng kèm theo. Trong bệnh nhược tủy, suy tủy, sốt xuất hiện muộn và là hậu quả của giảm bạch cầu hạt dẫn đến nhiễm khuẩn. Nhìn chung, sốt trong các bệnh lý của hệ thống tạo máu thường kéo dài và rất đa dạng, không mang đặc điểm riêng nên khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào chúng. - Các bệnh mô liên kết: các bệnh luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch tế bào khổng lồ đều có thể có sốt. Các bệnh mô liên kết thường gây sốt cao kéo dài và chủ yếu là sốt nóng. Các bệnh lý u, đặc biệt là u ác tính cũng là nguyên nhân gây sốt kéo dài. Tuy vậy, sốt trong bệnh lý u thường là muộn và đa số các trường hợp sốt xuất hiện khi đã phát hiện ra khối u trước đó. - Một số bệnh lý có sốt khác: Nhiều bệnh lý khác cũng có sốt như: tắc mạch phổi rải rác, sốt do tan máu bởi các nguyên nhân khác nhau, sốt do phản ứng với thuốc v.v . Đại cương sốt (Kỳ 3) 5. Các nguyên nhân gây sốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, có thể tổng hợp vào 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên. ra đều sốt nhẹ và sốt vừa, ít khi có sốt cao, trừ một số đơn bào như sốt rét do Plasmodium, bệnh do Leishmania. Sốt do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium có đặc điểm rất riêng đó là: sốt cao. thời gian sốt thường chỉ kéo dài 2-7 ngày hoặc tới 10 ngày. Sốt do virus còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để phân biệt với sốt kéo dài). Tuy vậy cũng có một số virus gây sốt kéo dài