Đại cương sốt (Kỳ 2) 3. Phân loại sốt. Bản thân quan niệm thế nào là sốt cũng chưa thật dễ thống nhất, do vậy việc phân loại sốt cũng lại là một quy ước tương đối. Xuất phát từ mục tiêu tìm ra các đặc điểm của sốt cho các loại bệnh lý khác nhau mà người ta có thể phân chia ra các loại sau: 3.1. Phân chia theo mức độ sốt: Các nhà lâm sàng thường chia sốt ra 3 mức độ: nhẹ, vừa và sốt cao. - Sốt nhẹ: khi nhiệt độ cơ thể lấy ở nách trên mức bình thường (> 37 0 C) đến 38 0 C. Sốt nhẹ thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hoặc những bệnh có lượng tác nhân gây sốt ít. Tuy vậy ở một số trường hợp do phản ứng của cơ thể không mạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm thì mặc dù nhiễm khuẩn nặng mà chỉ sốt nhẹ. - Sốt vừa: khi nhiệt độ cơ thể > 38 0 C đến 39 0 C. Sốt vừa thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ trung bình hoặc các bệnh khác có lượng tác nhân gây sốt không cao. Ngoài ra sốt vừa cũng thường gặp ở những bệnh diễn biến mãn tính và những bệnh không do nhiễm khuẩn. - Sốt cao: khi nhiệt độ ở mức > 39 0 C. Sốt cao thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết) hoặc những tổn thương trung khu điều hoà nhiệt. Ở những bệnh gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt, sốt có thể tới 41 0 C và không chịu tác động của các thuốc hạ sốt. 3.2. Phân loại theo thời gian sốt: Người ta thường chú ý đến sốt ngắn và sốt dài bởi chúng thường đặc trưng cho một số bệnh khác nhau. + Sốt ngắn: là khi thời gian có sốt không vượt quá 1 tuần (£ 7 ngày). Sốt ngắn thường gặp trong các bệnh do virus gây ra. Đa số các bệnh do virus gây ra, thời gian sốt chỉ từ 2-7 ngày. Do vậy, thời gian 7 ngày được coi như là “mốc” để phân biệt sốt do nhiễm virus và do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sốt ngắn còn gặp trong các phản ứng của cơ thể với các dị nguyên. + Sốt dài: là khi thời gian sốt kéo dài > 2 tuần hoặc chắc chắn hơn là ³ 3 tuần. Sốt kéo dài thường gặp trong các bệnh mãn tính, bệnh ác tính (ung thư) hoặc những bệnh do nhiễm khuẩn nặng, toàn thân, nhiễm khuẩn mủ sâu Một khái niệm nữa cũng thường được nhắc tới trong nhiều y văn đó là "sốt kéo dài không rõ nguyên nhân" (SKDKRNN). Khái niệm này để chỉ những trường hợp sốt kéo dài mà trong vòng 1 tuần với sự tích cực tìm kiếm của bác sỹ và sự giúp đỡ của các xét nghiệm thường quy vẫn không xác định được nguyên nhân. 3.3. Phân loại kiểu sốt: + Sốt giao động: là khi nhiệt độ trong ngày (lấy nhiệt độ hàng giờ) dao động > 1 0 C. Sốt dao động thường gặp ở đa số các trường hợp bệnh lý kể cả nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Bởi vì theo quy luật sinh lý, nhiệt độ về buổi chiều và đêm thường cao hơn buổi sáng. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn gây ổ mủ sâu hay gặp sốt dao động rõ, có khi chênh lệch nhiệt độ trong ngày tới 2 - 3 0 C. + Sốt liên tục: là khi nhiệt độ trong ngày giao động ít (£ 1 0 C, có tác giả lấy tiêu chuẩn £ 0,5 0 C). Khái niệm "sốt cao liên tục" hay còn gọi là sốt hình cao nguyên để chỉ những trường hợp nhiệt độ tăng đến mức cao (> 39 0 C) và dao động £ 0,5 0 C. + Sốt thành cơn: khi trong ngày có những cơn sốt rõ rệt (kể cả cảm giác của bệnh nhân và lấy nhiệt độ chứng minh) xen kẽ với những thời gian hoàn toàn không sốt. Trong ngày có thể có 1 hoặc nhiều cơn sốt. + Sốt có chu kỳ: cơn sốt trong ngày xảy ra cùng một thời gian và kiểu sốt tương tự. Chu kỳ có thể xảy ra hàng ngày hoặc cách ngày (cách nhật) hoặc cách 2 ngày. Kiểu sốt này gặp trong sốt rét tái phát. "Sốt hồi quy" cũng có thể coi là sốt có chu kỳ nhưng từng đợt sốt kéo dài nhiều ngày xen kẽ những đợt nghỉ nhiều ngày không sốt. + Kiểu khởi phát sốt: Trong lâm sàng, kiểu phát sốt được các thầy thuốc rất chú ý bởi lẽ nó có thể là định hướng cho chẩn đoán nguyên nhân. Người ta thường chia kiểu khởi phát sốt ra: đột ngột, tương đối đột ngột và từ từ. - Sốt đột ngột: là khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng lên rất nhanh, đạt tới đỉnh cao trong vòng 1 ngày, đúng hơn là trong vòng 12 giờ. Sốt đột ngột gần đồng nghĩa với sốt cấp tính. - Sốt tương đối đột ngột: khi nhiệt độ của bệnh nhân đạt tới đỉnh cao từ 1- 2 ngày. - Sốt từ từ: khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng dần chậm và sau ³ 3 ngày mới đạt tới đỉnh cao. 4. Một số triệu chứng đi kèm với sốt. + Rét run: thường gặp ở nhiều trường hợp cơn sốt xảy ra đột ngột. Bệnh nhân cảm thấy rất lạnh đòi đắp nhiều chăn. Quan sát thấy bệnh nhân run toàn thân, hàm răng đánh vào nhau lập cập mặc dù đo nhiệt độ lúc đó thấy bệnh nhân sốt cao (thường là đỉnh cao của cơn sốt). Cơn rét run điển hình gặp ở các bệnh nhân sốt rét, nhiễm khuẩn mủ huyết, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu v.v + Herpes: là những đám mụn rộp ở mép và thường xuất hiện ở những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có sốt cao. Herpes thường xuất hiện vào những giai đoạn sốt cao nhất. Người ta cho rằng, một số nhiễm khuẩn nặng có thể kích hoạt virus herpes tiềm tàng trở nên hoạt động. Herpes hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn do phế cầu, liên cầu, màng não cầu, ký sinh trùng sốt rét, ricketsia + Co giật: ngoài các bệnh nhiễm khuẩn não, màng não có thể gây co giật, cùng với sốt cao, co giật còn có thể xuất hiện trong những bệnh lý khác nhau có sốt cao ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tuổi khi có sốt cao khả năng co giật càng dễ xảy ra, lý do là hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh. Co giật không phản ánh tổn thương ở não nhưng là một triệu chứng báo động ở trẻ nhỏ sốt cao cần được cấp cứu kịp thời bằng các thuốc hạ sốt và an thần. . Đại cương sốt (Kỳ 2) 3. Phân loại sốt. Bản thân quan niệm thế nào là sốt cũng chưa thật dễ thống nhất, do vậy việc phân loại sốt cũng lại là một quy ước tương. của sốt cho các loại bệnh lý khác nhau mà người ta có thể phân chia ra các loại sau: 3.1. Phân chia theo mức độ sốt: Các nhà lâm sàng thường chia sốt ra 3 mức độ: nhẹ, vừa và sốt cao. - Sốt. trung khu điều hoà nhiệt, sốt có thể tới 41 0 C và không chịu tác động của các thuốc hạ sốt. 3.2. Phân loại theo thời gian sốt: Người ta thường chú ý đến sốt ngắn và sốt dài bởi chúng thường