UBND HUYỆN A LƯỚI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số /BC-PGD&ĐT A Lưới, ngày tháng năm 2009 BÁO CÁO V/v thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Học kỳ I năm học 2009 - 2010 Kính gửi: Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế. Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngay từ đầu năm học, phòng GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị cán bộ quản lý và Chủ tịch Công đoàn các trường học quán triệt đầy đủ nội dung chỉ thị, đồng thời triển khai kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT, triển khai các kế hoạch của Sở GD&ĐT. Phòng GD&ĐT A Lưới đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào một cách cụ thể theo từng kì, từng tháng. Chọn mỗi bậc học 1 trường, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm cụ thể: Trường Mầm non Hoa Ta Vai, Trường TH A Ngo, Trường THCS Hồng Thượng. Đồng thời hướng dẫn các trường trên cơ sở kế hoạch của phòng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị . Phân công cán bộ phụ trách các hoạt động ngoài giờ trực tiếp chỉ đạo thực hiện phong trào Qua gần 5 tháng tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Phòng Giáo dục - Đào tạo A Lưới đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: I. Thực hiện chủ trương “3 đủ” Huyện A Lưới 100% các xã thuộc diện khó khăn trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, nên phong trào quyên góp ủng hộ còn nhiều trở ngại, tuy vậy ngay từu đầu năm học Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình thực tế, điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình học sinh để kịp thời có những giải pháp cụ thể giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặt, cũng như thiếu sách vỡ được đến trường. Hàng tháng đều có các cuộc vận động quyên góp ũng hộ cho các em học sinh đặc biệt khó khăn biết vươn lên trong học tập do các đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nhà trường như Hội khuyến học, Hội chử thập đỏ. Do đó đến nay đa số học sinh đến trường đều đủ ăn, đủ mặt và đủ sách vỡ. Tuy nhiên vẩn còn một số trường thuộc địa phương đặc biệt kho khăn thi vấn đề ăn, mặc vẩn còn chưa đảm bảo, cụ thể như: Trường TH-THCS Hồng Thủy, Trường TH A Roàng, trường TH Nhâm, trường TH-THCS Hồng Hạ, trường THCS A Roàng. 1 Số học sinh đã bỏ học do thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở: Không II/ Thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. - Các trường học đã chú trọng việc xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, nhiều trường đã quan tâm chăm sóc bồn hoa cây cảnh, vệ sinh trường lớp, trang trí lớp học Đặc biệt là công trình vệ sinh, những công trình vệ sinh xuống cấp đã được Phòng Giáo dục đầu tư nâng cấp và xây dựng lại như: TH A Ngo, TH Thị Trấn Số 1, TH Hồng Kim, Mầm non A Roàng Tính đến ngày 15/1/2010 có: + Số phòng học được xây dựng mới: Không + Số phòng học được nâng cấp: 03. + Số phòng thực hiện theo yêu cầu thân thiện: 53 + 41 công trình vệ sinh hợp vệ sinh/45 công trình vệ sinh hiện có. + Công trình vệ sinh được xây dựng mới: 01. + Số cây xanh được trồng: 8.500 cây. Tuy vậy: Một số trường học chưa có nguồn nước sạch TH Hương Lâm, Hồng Quảng, Hồng Thái các trường phải lấy nước từ nhà dân hoặc khe suối điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo quản và sử dụng CTVS. - Về ánh sáng: 100% trường học có điện thắp sáng, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông . - Thời gian vừa qua Phòng đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục học sinh tham gia bảo vệ môi trường như: ngày lao động công ích, ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, tổ chức thi vẽ tranh về môi trường 2. Dạy học có hiệu qủa, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập - Học kỳ qua Phòng Giáo dục đã tổ chức được nhiều Hội thảo chuyên đề ( cho cả 3 ngành học MN, TH, THCS) và tập huấn chuyên môn với sự tham gia của hơn 465 CBGV, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học hướng tích cực, , ngoài ra Phòng Giáo dục còn tạo điều kiện cho toàn bộ đội ngũ giáo viên các cấp học theo học các khóa đào tạo tin học nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trong học kì vừa qua nhiều giáo viên, nhiều tiết học đã sử dụng thành thạo và có hiệu quả giáo án điện tử trên lớp. Hầu hết các tiết dạy có ứng dụng CNTT đều đã kích thích được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vì vật đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập. Trong học kỳ I vừa qua đã có 20% số tiết có ứng dụng CNTT/tổng số tiết được dạy. (đối với TH), 10% só tiết có ứng dụng CNTT/tổng số tiết được dạy. (đối với mầm non) và 25% só tiết có ứng dụng CNTT/tổng số tiết được dạy. (đối với THCS) - Phòng Giáo dục A Lưới đã triển khai và đẩy mạnh chuyên đề giáo dục kỉ luật bằng các biện pháp tích cực đến tận CBGV, nhiều trường học đã thực hiện có hiệu quả, quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong tiết dạy cũng như ngoài giờ lên lớp được gần gũi hơn, giáo viên lên lớp không còn tình trạng quát mắng học sinh, những học sinh yếu kém hay nghịch ngợm được giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng, các em còn 2 khó khăn trong cuộc sống, trong học tập được thầy cô giáo động viên kịp thời. Nhờ vậy mà học sinh tự tin, mạnh dạng hơn trong việc phát biểu và xây dựng bài cũng như trong các hoạt động tập thể. Tỷ lệ các tiết học phát huy tính chủ động của học sinh đạt trên 90%, không còn tình trạng dạy theo kiểu (đọc chép). 3. Rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh. Phòng đã đặc biệt chú trọng chỉ đạo các trường đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em được trực tiếp tham gia các trò chơi, các hoạt động tập thể, các hội thi như: tìm hiểu Luật an toàn giao thông, thi tìm hiểu HIV/AIDS, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, cùng một số hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi của các em. Các trường học đã thành lập các câu lạc bộ như: câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bóng đá, CLB phóng viên nhỏ. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các hoạt động của CLB các em được rèn luyện các kỉ năng như: giao tiếp, đối thoại, hợp tác và tinh thần tập thể * Số trường có phòng y tế: 05. * Số trường có cán bộ y tế: 05. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh. Ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Hội đồng Đội huyện tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên TPT Đội phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đặc biệt chú trọng cách thức tổ chức các trò chơi dân gian. Hiện nay 100% trường TH và THCS trên địa bàn đã đưa các trò chơi dân gian vào trường học, Đặc biệt các trò chơi phù hợp với địa phương, phù hợp với lưa tuổi của các em. Mỗi đơn vị có hình thức tổ chức cho các em chơi khác nhau: Theo khối, theo lớp hoặc toàn trường, nhiều trường đã tổ chức nhiều hội thi như: Thi đố vui để học, hội thao nghi thức Đội cấp trường, thi văn nghệ, Qua đó các em được gần gủi, được giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết, Phòng Giáo dục đã tổ chức thành công giải bóng đá học sinh TH toàn huyện, hội thi phòng chống tội phạm…. 5. Việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo một số trường liên hệ với Phòng VHTTDL huyện, chính quyền địa phương đăng ký và nhận chăm sóc một số công trình, di tích lịch sử ở địa phương như đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, Nhiều trường đã đăng ký và thực hiện tốt chăm sóc như: làm vệ sinh, trồng cây bóng mát, trồng hoa, làm hàng rào, đặc biệt các trường đã tổ chức đoàn giáo viên, học sinh viếng thăm, thắp hương và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ, các đài tưởng niệm nơi mà trường đăng ký nhận và chăm sóc vào các ngày lễ lớn của đất nước như: Ngày 2/9 ngày 22/12. Điển hình trong nội dung này có các trường như: THCS Hồng Quảng, THCS Hồng Thượng, TH A Ngo, TH Thị Trấn và nhiều trường khác, bên cạnh đó một số trường đã nhận chăm sóc, giúp đỡ các gia đình có công cách mạng, gia đình neo đơn, điển hình như trường TH Sơn Thủy, trường TH Thị Trấn số 1, trường TH A Ngo và một số trường khác. * Kế hoạch sắp đến. - Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra các công trình mà các đơn vị đã đăng ký nhận và chăm sóc. 3 - Hướng dẫn cho một số trường làm biển tên của đơn vị đóng ở công trình mà đã đăng ký nhận và chăm sóc. - Phối kết hợp với các địa phương tạo điều kiện cho các trường tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. - Duy trì thường xuyên việc triển khai thực hiện môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. - Tham mưu với địa phương, chỉ đạo cảc trường thực hiện phong trào “Trồng cây khuyến học” theo công văn liên tịch 2751/CVLT-HKH-SGD&ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Hội Khuyến Học Tỉnh và Sở GD-ĐT. - Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm đối tượng và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Hạn chế thấp tỉ lệ học sinh bỏ học giửa chừng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm ma túy học đường và các tệ nạn xã hội khác. - Chỉ đạo các trường đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 6. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các nội dung trên. Những bài học kinh nghiệm. Y kiến đề xuất. a. Những thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế. - Phong trào được đại đa số giáo viên và học sinh hưởng ứng một cách tích cực. - Chính quyền địa phương tận tình phối hợp và giúp đỡ. b. Những khó khăn trong quá trình thực hiện: - Một số giáo viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là việc giáo dục học sinh cá biệt. - Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. - Một số phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến học sinh còn giao phó cho nhà trường. - Một số phụ huynh còn dùng hình thức đánh đập, quát mắng để giáo dục con em. - Học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công, đặc biệt là bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên trường học. c. Ý kiến đề xuất: - Sở GD&ĐT quan tâm hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường xây dựng thí điểm phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Cung cấp thêm hồ sơ tài liệu có liên quan. TRƯỞNG PHÒNG , 4 UBND HUYỆN A LƯỚI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số /BC-PGD&ĐT A Lưới, ngày tháng năm 2009 BÁO CÁO SƠ KẾT MỘT NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Kính gửi: Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế. Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngay từ đầu năm học, phòng GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị cán bộ quản lý và Chủ tịch Công đoàn các trường học quán triệt đầy đủ nội dung chỉ thị, đồng thời triển khai kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT, triển khai kế hoạch số 1516 của Sở GD&ĐT. Phòng GD&ĐT A Lưới đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào một cách cụ thể theo từng kì, từng tháng. Chọn mỗi bậc học 1 trường, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm cụ thể: Trường Mầm non Hoa Ta Vai, Trường TH A Ngo, Trường THCS Hồng Thượng. Đồng thời hướng dẫn các trường trên cơ sở kế hoạch của phòng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị . Phân công cán bộ phụ trách các hoạt động ngoài giờ trực tiếp chỉ đạo thực hiện phong trào Qua gần một năm tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Phòng Giáo dục - Đào tạo A Lưới đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: 1. Tình hình triển khai: a. Thuận lợi và kết quả đạt được. - Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế. - Phong trào được đại đa số giáo viên và học sinh hưởng ứng một cách tích cực. - Chính quyền địa phương tận tình phối hợp và giúp đỡ. b. Khó khăn. - Một số giáo viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là việc giáo dục học sinh cá biệt. - Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. - Một số phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình, còn giao phó cho nhà trường. - Một số phụ huynh còn dùng hình thức đe dọa, quát mắng để giáo dục con em. - Học sinh chưa có ý thức cao về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ của công, đặc biệt là bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên trường học. c. Đề xuất phương hướng giải quyết. 5 - Sở GD&ĐT quan tâm hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường xây dựng thí điểm phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Cung cấp thêm hồ sơ tài liệu có liên quan. 2. Phương hướng tiếp tục thực hiện Phong trào trong năm học 2009-2010 a. Kế hoạch chung. - Tổ chức sơ kết đánh giá xếp loại rút kinh nghiệm. - Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra các công trình mà các đơn vị đã đăng ký nhận và chăm sóc. - Hướng dẫn cho các trường làm biển tên của đơn vị tại công trình đã đăng ký nhận và chăm sóc. - Phối kết hợp với các địa phương tạo điều kiện cho các trường tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. - Duy trì thường xuyên việc triển khai thực hiện môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. - Tham mưu với địa phương, chỉ đạo các trường thực hiện phong trào “Trồng cây khuyến học” theo công văn liên tịch 2751/CVLT-HKH-SGD&ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Hội Khuyến Học Tỉnh và Sở GD-ĐT. - Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm đối tượng và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Hạn chế thấp tỉ lệ học sinh bỏ học giửa chừng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm ma túy học đường và các tệ nạn xã hội khác. - Chỉ đạo các trường đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. b. Các vấn đề trọng tâm trong năm 2009-2010 của Phong trào này ở địa phương. Thời gian dự kiến triển khai Phong trào này đến 100% các trường. - Đẩy mạnh việc nhận và chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương. - Phối kết hợp với các địa phương tạo điều kiện cho các trường tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. - Tham mưu với địa phương, chỉ đạo các trường thực hiện phong trào “Trồng cây khuyến học” theo công văn liên tịch 2751/CVLT-HKH-SGD&ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Hội Khuyến Học Tỉnh và Sở GD-ĐT. 3. Số lượng trường được Phòng GD chỉ đạo điểm phong trào/tổng số trường tham gia Phong trào/ tổng số trường. a./ Mầm non: 01 trường / 17 trường hiện có. b. Tiểu học: 01 / 19 trường hiện có. c. THCS: 01 trường / 05 trường hiện có. 4. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2008-2009. a. Mầm non: 03 trung bình, 11 khá, 03 tốt (không có đơn vị CCG) b. Tiểu học: 02 trung bình, 13 khá, 04 tốt. 6 c. THCS: 03 khá, 02 tốt. 5. Dạy học có hiệu quả. a. Đánh giá kết quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học kỳ qua Phòng Giáo dục đã tổ chức được 8 Hội thảo chuyên đề ( cho cả 3 ngành học MN, TH, THCS) và tập huấn chuyên môn với sự tham gia của 365 CBGV, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, , ngoài ra Phòng Giáo dục còn tạo điều kiện cho toàn bộ đội ngũ giáo viên các cấp học theo học các khóa đào tạo tin học nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trong năm học nhiều giáo viên, nhiều tiết học đã sử dụng thành thạo và có hiệu quả giáo án điện tử. Hầu hết các tiết dạy có ứng dụng CNTT đều đã kích thích được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vì vật đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập. b. Những chuyển biến trong việc tích cực học tập, rèn luyện. Phòng Giáo dục A Lưới đã triển khai chuyên đề giáo dục kỷ luật bằng biện pháp tích cực đến tận CBGV, nhiều trường học đã thực hiện có hiệu quả, quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong tiết dạy cũng như ngoài giờ lên lớp được gần gũi hơn, giáo viên lên lớp không còn tình trạng quát mắng học sinh, những học sinh yếu kém hay nghịch ngợm được giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng. Một số em còn khó khăn trong cuộc sống, trong học tập được thầy cô giáo động viên kịp thời. Nhờ vậy mà học sinh tự tin, mạnh dạng hơn trong việc phát biểu và xây dựng bài cũng như trong các hoạt động tập thể. 6. Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường. a. Hiện nay đã đưa các trò chơi dân gian vào trường học: Ô ăn quan, nhảy dây, đi cà kheo, đánh thẻ, đánh bi, b. Dự kiến sẽ đưa một số trò chơi tiếp theo. Đưa nàng về dinh, nhảy lò cò, rồng rắn lên mây, 7. Đưa loại hình văn nghệ dân gian vào nhà trường. a. Hiện nay đã đưa loại hình văn nghệ dân gian: Dân ca. b. Dự kiến đưa loại hình văn nghệ tiếp theo: các bài hát mang đặc thù dân ca dân tộc thiểu số. c. Những thuận lợi, khó khăn khi đưa văn nghệ dân gian vào trường học: - Các em thấy thích khi tập luyện, dễ tổ chức thi đua giữa các tổ trong một lớp. - Thiếu các nhạc cụ và giáo viên chuyên 8. Hỗ trợ và chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa a. Số lượng DT LSVH được các trường nhận và chăm sóc trong năm học 2008-2009: 16 bia tưởng niệm, 01 nghĩa trang liệt sĩ và 01 địa đạo được công nhận DT LSVH. - Số lượng DT LSVH cấp Quốc gia: Không có - Số lượng DT LSVH cấp tỉnh: Không có - 16 bia tưởng niệm, 01 nghĩa trang liệt sĩ - Công trình khác: 01 (địa đạo A Don) 7 b. Những thuận lợi, khó khăn trong việc hổ trợ, chăm sóc, phát huy giá trị DTLS: - Chính quyền địa phương nhiệt tình phối hợp. - Giáo dục được cho học sinh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào của dân tộc. - Còn số ít thanh niên, người dân chưa thực sự hợp tác để cùng nhau bảo vệ và chăm sóc. 9. Công trình vệ sinh, nước sạch trong trường học: a. Số lượng trường có công trình vệ sinh và công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh: - Mấm non: 16 trường có công trình hợp vệ sinh/ 17 trường. - Tiểu học: 17 trường có công trình hợp vệ sinh/ 19 trường - THCS: 03 trường có công trình hợp vệ sinh/ 05 trường b. Dự kiến kế hoạch 100% trường có CTHVS vào năm: 2010 10. Kết quả việc triển khai phong trào trồng cây xanh trong toàn ngành giáo dục của tỉnh trong năm học 2008-2009: Khoảng 8.500 cây ( Keo lai, tràm hoa vàng, Xà cừ, Gió, ), tập trung ở các đơn vị : THCS Hồng Quảng, THCS Hồng Thượng, THCS Thị Trấn, TH và THCS Hương Nguyên, TH và THCS Hồng Hạ, TH Hồng Quảng, TH Hồng Kim, TRƯỞNG PHÒNG 8 UBND HUYỆN A LƯỚI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số /BC-PGD&ĐT A Lưới, ngày 12 tháng 10 năm 2009 BÁO CÁO V/v thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Kính gửi: Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế. Ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT A Lưới đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào một cách cụ thể theo từng kì, từng tháng. Chọn mỗi bậc học 1 trường, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm cụ thể: Trường Mầm non Hoa Ta Vai, Trường TH A Ngo, Trường THCS Thị Trấn. Đồng thời hướng dẫn các trường trên cơ sở kế hoạch của phòng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị . Phân công cán bộ phụ trách các hoạt động ngoài giờ trực tiếp chỉ đạo thực hiện phong trào 1. tình hình thực hiện chủ trương “3 đủ: đủ ăn, đủ mặt, đủ sách vở” ở địa phương, đơn vị: a. Những kết quả: Ngay từ đầu năm học Phòng GD đã chỉ đạo các trường phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình thực tế, điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình học sinh để kịp thời có những giải pháp cụ thể giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặt, cũng như thiếu sách vỡ được đến trường. Hàng tháng đều có các cuộc vận động quyên góp ũng hộ cho các em học sinh đặc biệt khó khăn biết vươn lên trong học tập do các đoàn thể trong nhà trường tổ chức. Do đó đến nay đa số học sinh đến trường đều đủ ăn, đủ mặt và đủ sách vỡ, chỉ còn một số trường thuộc địa phương đặc biệt kho khăn thi vấn đề ăn, mặc vẩn còn chưa đủ, cụ thể như: Trường TH-THCS Hồng Thủy, Trường TH A Roàng, trường TH Nhâm, trường TH-THCS Hồng Hạ. b. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện: Khi thực hiện chủ trương được sự đồng tình và phối hợp tích cực của các chính quyền địa phương, ngoài ra các đoàn thể trong các trường học hưởng ứng tích cực. c. Những khó khăn trong quá trình thực hiện: Khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Ở một số địa phương vẩn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên việc tạo điều kiện đủ cho con em đi học vẩn còn hạn chế, bên cạnh đó một số gia đình còn trong chờ, ỷ lại sự hũng hộ, trợ giúp của nhà nước. d. Đề xuất: 9 Để đảm bảo không có trẻ em nào do thiếu ăn, thiếu mặt, hay thiếu sách vở mà không thể đi học. Đề nghị lảnh đạo các cấp quan tâm giúp đỡ hơn nữa cho các trẻ em có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngay từ đầu năm học và trong thời gian đến trường của học sinh. Để kịp thời có những giải pháp cũng như hướng cụ thể giúp các em được đi học khi gặp hoàn cảnh khó khăn. 2. Những điểm mới so với năm trước trong việc thực hiện Phong trào thi đua này ở địa phương: - Năm học 2009-2010 đã triểu khai sâu rộng cho toàn thể các trường, các cấp học. - Các trường học đã tổ chức ký cam kết thi đua và gắn trách nhiệm cho mỗi một cá nhân cũng như các đoàn thể. 3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện phong trào và các đề xuất, kiến nghị từ địa phương. a. Những thuận lợi: - Khi triển khai thực hiện phong trào thì được đại đa số các cá nhân cũng như các đoàn thể hưởng ứng một cách tích cực. - Chính quyền địa phương tận tình giúp đỡ b. Những khó khăn: - Vẫn còn một số bộ phận, cá nhân giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm. - Cơ sở vật chất để phục vụ cho phong trào vẩn còn hạn chế. c. Những đề xuất: - Sở GD&ĐT quan tâm hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường xây dựng thí điểm phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Cung cấp thêm hồ sơ tài liệu có liên quan. TRƯỞNG PHÒNG 10 . trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường xây dựng thí điểm phong trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích. trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường xây dựng thí điểm phong trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích. /BC-PGD&ĐT A Lưới, ngày tháng năm 2009 BÁO CÁO V/v thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Học kỳ I năm học 2009 - 2010 Kính gửi: Sở GD&ĐT Thừa