PHÒNG GD&ĐT VAN NINH TRƯỜNG T H VẠN LƯƠNG 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc BÁOCÁO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNGHỌCTHÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”, Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông, năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008- 2013. Công văn 1741/BGD ĐT –GDTrH, ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” và các công văn triển khai của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về việc “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường dựa vào tình hình thực tế của địa phương và đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đạt được một số kết quả sau : I – Về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” của trường: 1.Trường đăng ký tham gia và triển khai phong trào thi đua từ tháng 11 năm 2008. 2. Các hình thức phát động, quán triệt mục đích, yêu cầu và nội dung phong trào thi đua đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh gồm: Trên cơ sở Hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, đồng thời thông qua Hội nghị Cán bộ-Viên chức, Hội nghị cha mẹ học sinh, nhà trường phát động, quán triệt mục đích, yêu cầu và nội dung các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”. Thông qua sinh hoạt định kỳ hàng tháng của nhà trường, đoàn thể, tổ chuyên môn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm các nội dung của phong trào. Số cán bộ, giáo viên tham gia hội nghị triển khai/tập huấn về nội dung phong trào thi đua do cấp huyện trở lên tổ chức 06 người. 3.Đánh giá về sự hưởng ứng và tham gia phong trào thi đua của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh: Thông qua kế hoạch thực hiện nhiện vụ được giao, nhà trường, các tổ khối, các bộ phận và đoàn thể đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh hưởng ứng sôi nỗi và tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”. Thông qua các cuộc họp định kỳ cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và trường đã hướng dẫn phụ huynh hổ trợ, tạo điều kiện và tích cực cùng nhà trường tham gia phong trào này. - Những Kết quả và tiến bộ của trường sau 2 năm triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: a) Cảnh quan, khuôn viên cây xanh xanh, cây cảnh: 1 Nhà trường đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của trườnghọc an toàn, giáo viên chủ nhiệm luôn phân công học sinh trực nhật vệ sinh lớp học hằng ngày sạch sẻ, có cây xanh đủ bóng mát cho các em sinh hoạt vui chơi ngài giờ học. b) Tổng số cây trồng mới (còn sống tính từ tháng 9/2008 đến nay): 4 cây. c) Công trình vệ sinh phục vụ cán bộ/GV và học sinh trường: Trường có nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ, được xây dựng ở vị trí phù hợp với cảnh quan của trường, có người phụ trách vệ sinh hằng ngày. d) Bàn ghế học sinh ( số lượng, chất lượng): Bàn ghế học sinh đầy đủ, chắc chắn, đúng quy cách. e) Độ an toàn/ đảm bảo vệ sinh học đường của cơ sở vật chất trong khuôn viên trường: Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện/ nước sinh hoạt, thiết bị dạy học, vườn cây, ao, hồ . cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường: Phòng học kiên cố, thoáng mát, hệ thống đèn đủ ánh sáng. Xung quanh trường được bảo vệ bởi tường rào xây chắc chắn. Nhà trường có hệ thống điện nước tốt, thiết bị dạy học đầy đủ cho cán bộ, giáo viên, học sinh sinh hoạt, học tập và rèn luyện. f) Việc giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn trong nhà trường Ngoài công việc vệ sinh trường lớp hằng ngày, các em học sinh còn được nhà trường tổ chức lao động vệ sinh đường làng và khu di tích văn hóa ở địa phương. Song song với việc trồng và chăm sóc cây, các em còn tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường luôn xanh- sạch-đẹp. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) Số học sinh bỏ học năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010: không. b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 02 người. c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 21 người, đạt tỷ lệ: 100%. d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn cấp học: không. e)Việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: - Nhà trường đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ được giao. - Khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng vi tính và khai thác thông tin trên mạng internet để làm tư liệu phục vụ dạy học. Trong năm học 2009-2010 toàn trường có 14 giáo viên soạn giáo án bằng máy tính và 08 giáo viên soạn giảng bằng giáo án điện tử với 13 bài dạy và thực hiện 22 tiết cho tất cả các khối lớp, vượt chỉ tiêu ngành giao (ngành giao: 5 tiết). f) Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên từ năm học 2008-2009 đến nay: Có 02 giáo viên và 01 nhân viên thư viện, đạt tỷ lệ: 10%. g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp huyện trở lên (năm học 2009 – 2010): Tổng số: 06 giáo viên, đạt tỷ lệ: 20%. h) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2008 – 2009: 2 Tổng số: 146/470 học sinh, đạt tỷ lệ:31,1%. i) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2009 – 2010: Tổng số: 208/ 485 học sinh, đạt tỷ lệ: 42,9%. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Việc xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và các biện pháp giám sát, kiểm tra và kết quả thực hiện quy tắc ứng xử hàng ngày trong nhà trường: Trên cơ sở thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhà trường đã tổ chức cho CB.GV.CNV đảm bảo nề nếp văn minh trong ứng xử giao tiếp; giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ và 10 quy tắc ứng xử của học sinh. b) Việc tổ chức tuyên truyền và ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường: Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp tiến hành tuyên truyền và tổ chức cho giáo viên và học sinh khối 4,5 ký cam kết chấp hành luật an toàn giao thông, không tham gia đua xe đánh võng, lạng lách, không đốt pháo các loại, không tham gia các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho các em tham gia dự thi vẽ tranh phòng chống tội phạm. c) Việc tổ chức các câu lạc bộ học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Nhà trường đã tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, đội thiéu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng. Thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Thông qua giảng dạy bộ môn văn hóa, HĐNGLL nhà trường lồng ghép giáo dục cho học sinh về nha học đường, phòng tránh một số bệnh thường gặp (bệnh tiêu chảy, bậnh sốt xuất huyết, bệnh cúm A/H1N1 …), vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và phòng tránh tai nạn thương tích khi tham gia sinh hoạt ở trường cũng như ở nhà. d) Việc tổ chức phổ biến Luật Giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tốt trật tự giao thông khu vực công trường: Qua việc tổ chức dạy lồng ghép nội dung về tháng an toàn giao thông trên lớp, nhà trường đã giáo dục cho học sinh thực hiện tham gia giao thông an toàn và thường xuyên nhắc nhở phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con em khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Bên trong các phòng học, nhà trường niêm yết các biển báo về an toàn giao thông và phối hợp với công an địa phương để giáo dục CB.GV.CNV và HS tham gia giao thông đúng luật. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a) Việc tổ chức các hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của học sinh trong nhà trường: Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ hoạt động Đội và phong trào thể dục thể thao, đảm bảo thường xuyên nề nếp hát đầu, giữa, cuối buổi và giờ ra chơi. Tổ chức ttót Hội khỏe Phù Đổng cấp trường và tham gia các cấp đạt hiệu quả cao. b) Việc đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường: 3 Thông qua giảng dạy các bộ môn giáo dục nghệ thuật và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, giáo viên hướng dẫn cho học sinh các trò chơi dân gian như: nhảy lò cò, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, … Hầu hết các em đã biết luật chơi và tham gia trò chơi tích cực, sôi nỗi. c) Việc tham gia và kết quả Hội thi văn hoá văn nghệ và các trò chơi dân gian của học sinh do cấp huyện tổ chức: Tham gia thi tiếng hát tuổi thơ, kết quả đạt 01 giải A. Thi nghi thức Đội và múa hát tập thể, kết quả đạt giải khuyến khích toàn đoàn khối tiểu học. Tham gia thi trò chơi dân gian, kết quả đạt giả ba môn kéo co. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a) Việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, địa chỉ các bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã/phường của học sinh nhà trường: Nhà trường được UBND xã Vạn Lương cung cấp tư liệu để cán bộ, giáo vien, công nhân viên tham gia tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về ý nghĩa lịch sử, văn hóa và truyền thống đấu tranh cách mạng của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và xã anh hùng. b) Việc nhận và tổ chức cho giáo viên, học sinh chăm sóc/bảo vệ di tích hoặc 1 công trình hoặc chăm sóc/phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng của nhà trường: Nhà trường được UBND xã Vạn Lương cho phép nhận chăm sóc di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Hiền Lương. Hàng tuần nhà trường đều phân công học sinh lao động vệ sinh, chăm sóc các bồn hoa, cây xanh làm cho di tích thường xuyên sạch đẹp. III- Kết quả và tác động của phong trào: 1. Kết quả nổi bật qua triển khai thực hiện phong trào thi đua tại trường: Hầu hết CB.GV.CNV đảm bảo nề nếp kỷ cương trong nhà trường, có ý thức tự học, tự rèn, tham gia giảng dạy đạt hiệu quả cao, xác định được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục các em học sinh học tập và rèn luyện để nâng cao đức-trí-lao-lao-thể-mỹ. Các em học sinh đến trường an toàn, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống; biết giữ gìn vệ sinh và môi trường xanh-sạch-đẹp trong nhà trường cũng như nơi công cộng. Về cơ bản các em hiểu được giá trị lịch sử của khu di tích văn hóa và truyền thống đấu tranh cách mạng của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và xã anh hùng. 2. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, học sinh) tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến thực nhằm hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Qua 2 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường nhận thấy hầu hết CB.GV.CNV và HS đều tích cực tham gia, trong đó tiêu biểu là các tổ khối trưởng, các trưởng ban và trưởng các đoàn thể trong nhà trường. Đây là thành phần chủ chốt thay mặt nhà trường vừa tổ chức vừa thực hiện phong trào này. 3. Việc thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh nhà trường: Nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẻ với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho ác em học sinh tham gia học tập và rèn luyện. Nhà trường cũng đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các bâc phụ huynh và các đoàn thể xã hội nên đã tăng cường được mối quan hệ gia 4 đình-nhà trường-xã hội nên trong các năm học qua thực hiện tốt “3 đủ” cho tất cả học sinh của trường. 4. Tự xếp loại thực hiện phong trào thi đua theo công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 5/3/2009 Về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua“ Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực” của trường: Đạt loại tốt. 5. Sự hỗ trợ của địa phương và phụ huynh/các đoàn thể/doanh nghiệp/doanh nhân cho việc triển khai phong trào thi đua: Bằng nguồn Hội phí hàng năm, ngoài việc tổ chức khen thưởng và hổ trợ các hoạt động trong nhà trường, cha mẹ học sinh còn hổ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Năm học 2008-2009 hổ trợ xây dựng một nhà thường trực trị giá hơn 12 triệu đồng. Năm học 2009-2010 hổ trợ mua mới một máy tính xách tay và một bộ trống Đội bằng inox trị giá gần 17 triệu đồng. IV. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua Chưa có được sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền nên chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường với các đoàn thể ngoài xã hội trong việc đầu tư vật chất và tinh thần để thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”. V. Những kiến nghị với địa phương, ngành nhằm thực hiện phong trào thi đua tốt hơn, có hiệu quả hơn: Đề nghị ngành giáo dục tham mưu với UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương có kế hoạch cùng nhà trường “Xây dựng trườnghọcthân thiện, học sinh tích cực”. 5 . dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các công văn triển khai của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học. dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,