Những rào cản giữa dân teen với giáo dục giới tính Thật ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến bạn ngại tiếp xúc với những thông tin về GDGT?", có tới hơn 80% lý do đưa ra là: vì chính những người trực tiếp nuôi dạy mình. Khi bố mẹ là ba-ri-e K.Linh vừa mếu máo vừa ném quyển Tâm lý tuổi dậy thì mới mua vào sọt rác trước sự chứng kiến của mẹ. Nguyên do tình cờ mẹ bạn nhìn thấy cuốn sách này trên bàn học. Vừa lật qua mấy trang đầu thấy toàn những hình vẽ minh hoạ cơ thể người và cấu tạo các bộ phận, mẹ K.Linh đã quát ầm lên: "Học thì không chịu học, lại đi xem mấy thứ nhố nhăng, hư hỏng này. Con gái mà thế à?" "Tụi con trai ở lớp hầu hết đều đã mặc quần-tế-nhị rồi. Mình thì ngại nên nhờ mẹ mua giùm vì bố đi công tác. Ai dè mẹ bảo đua đòi, mới 15 tuổi cần gì phải dùng đến những thứ đấy. Mà mẹ cũng chẳng lí giải cho mình tại sao. Giá như bố mình ở nhà!" H.Hải nhún vai kể lại. Với T.Phương thì sự dậy thì còn là một điều gì đó rất đáng xấu hổ(?). Thỉnh thoảng khi bạn đang tắm, mẹ bất chợt đẩy cửa vào, nhìn một hồi rồi bỏ đi. Sau đấy T.Phương tình cờ nghe được những câu chuyện của mẹ với mấy cô ở cùng cơ quan về sự nảy nở cơ thể của chính bạn. Những lúc đó, T.Phương cảm thấy bị hẫng hụt ghê gớm, như thể ai cũng biết hết bí mật của mình. Như vậy thì ai dám hỏi bố mẹ về chuyện giới tính đây? Còn thầy cô cũng là rào cản Lâu nay, chuyện vào những giờ Sinh có bài về SKGT, cô giáo cho học sinh về nhà tự nghiên cứu là "thường ngày ở huyện". Như thế đã đành, song có trường hợp chính thầy cô lại đem đến cho học sinh một tâm lí hoang mang sai lệch về SKGT mới thực sự nghiêm trọng. "Tớ không bao giờ dám ngồi ghế đá ở công viên cả. Vì cô giáo bảo rằng ngồi ghế đá ở công viên, nếu có ai mắc bệnh xã hội như HIV/AIDS thì người ngồi sau đấy cũng sẽ lây???". T.Hiền nói. Hỏi ra mới biết trường của T.Hiền gần công viên, sau giờ học nhiều nhóm bạn hay ra đây chơi. Cô chủ nhiệm sợ học sinh mình dễ sinh hư, nên đưa ra "định lí" này để ngăn ngừa tình trạng "ghế đá công viên". Song vô tình đó lại trở thành một trong những lý do mang lại "sức mạnh" cho những bản tin vít vít về SKGT. Và khi rào cản chính là bản thân bạn Nhiều bạn rất ngại động chạm đến những vấn đề giới tính vì sợ bạn bè sẽ nghĩ mình "dê", sợ bố mẹ/thầy cô sẽ cáu ầm lên vì "còn bé mà đã nghĩ ngợi linh tinh mấy chuyện người lớn", dù trong lòng rất muốn có câu trả lời. Hãy bỏ qua những e ngại, sợ hãi để chứng minh cho bố mẹ, thầy cô biết rằng bạn đã lớn, bạn cần những thông tin về sự thay đổi của chính cơ thể bạn. GDGT bình thường và cần thiết với tất cả mọi người. Chúc bạn có đủ tự tin để vượt qua những rào cản bất đắc dĩ này! Đó cũng là một quyền được quy định bởi pháp luật của bạn! . Những rào cản giữa dân teen với giáo dục giới tính Thật ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến bạn ngại tiếp xúc với những thông tin về GDGT?",. thành một trong những lý do mang lại "sức mạnh" cho những bản tin vít vít về SKGT. Và khi rào cản chính là bản thân bạn Nhiều bạn rất ngại động chạm đến những vấn đề giới tính vì sợ. mình. Như vậy thì ai dám hỏi bố mẹ về chuyện giới tính đây? Còn thầy cô cũng là rào cản Lâu nay, chuyện vào những giờ Sinh có bài về SKGT, cô giáo cho học sinh về nhà tự nghiên cứu là "thường