1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Teen và “Truyện tranh giáo dục giới tính” potx

5 592 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 107,88 KB

Nội dung

Teen và “Truyện tranh giáo dục giới tính” Hầu hết các trường đều cấm học sinh mang truyện tranh vào lớp, nhất là truyện tranh Manga vì có nội dung yêu đương Sau khi thông tin vụ việc về những cuốn truyện tranh khai thác những hình ảnh nhân vật khỏa thân, hoặc chỉ với bộ đồ lót…chủ yếu được NXB Thanh Hóa và NXB Văn Hóa Thông Tin cấp phép cho ra đời bị đưa lên mặt báo thì trong cộng đồng thế hệ teen cũng đã xuất hiện rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Một teen học PĐP kể: “Thời gian trước, khi các tập truyện như T.N.Hiệp (*) và Ichigo của NXB Thanh Hóa hay Lilim của NXB Văn Hóa Thông Tin được xuất bản, thằng bạn tớ, hễ ra hàng net là vào tìm đọc một đống truyện hentai. Sau này, khi những tập truyện đầu tiên của Ichigo được phát hành, nó lại “cắm rễ” ở cửa hàng thuê truyện. Nó còn bảo tớ người ta có giấy phép in ấn đàng hoàng thì sợ gì, mà mấy đứa con gái cũng hay thuê loại truyện này lắm…” “Tớ thấy mấy truyện đó nhảm nhí. Nội dung thì lại xoay quanh mấy vấn đề nhạy cảm. Lần đầu xem thì còn tò mò, sau thấy chán! Có người nói mấy truyện tranh như vậy góp phần giáo dục giới tính. Mình không thấy thế. Mình thấy đây là những truyện dung tục như vào phòng khi có người đang thay quần áo, đôi nam nữ bị ướt mưa và vào phòng ngủ cùng nhau…chẳng khác nào đầu độc thế hệ teen mới lớn”. Bạn Lan, lớp 10A3 LQĐ nhận xét. Một teen girl khác tâm sự: “Mấy đứa bạn mình cũng rất say mê truyện tranh nhưng khi mình mượn tụi nó thì shock lắm! Toàn là cảnh trần truồng, thay quần áo…nhìn thấy ghê. Teen mới lớn còn ngây thơ lắm, khi tiếp xúc với hàng đống truyện tranh như thế thì sẽ bị kích thích tính tò mò. Mình thực sự không hiểu tại sao những nhà xuất bản đó có thể bừa bãi đem những chuyện như vậy ra xuất bản mà không cắt bớt đi!” Một member của diễn đàn cho teen lại nói: “Truyện tranh Nhật Bản bây giờ vẽ cũng sexy nhưng đó là ở Nhật Bản người ta cho đó là bình thường. Còn ở Việt Nam mọi chuyện lại khác. Hồi xưa mình nhớ các NXB thường tô đen những chỗ khá nhạy cảm như nội y, ngực vì sợ làm "hư" bạn đọc ở VN vì sau khi xem những cảnh hơi nóng ấy thế nào teen cũng sẽ rất dễ “save” vào đầu, chuyện “delete” chắc sẽ rất khó khăn. Vậy mà giờ không hiểu tại sao họ lại dám in ấn và phát hành những tập truyện gợi dục, phản văn hóa trên thị trường Việt Nam?” “Hầu hết các trường đều cấm học sinh mang truyện tranh vào lớp, nhất là truyện tranh Manga vì có nội dung yêu đương và hình vẽ sex nhưng mình thấy khi thầy cô cấm mang truyện vào lớp đọc thì học sinh lại chuyền tay nhau đem về nhà. Mà về nhà nhiều gia đình bố mẹ bận làm ăn, thời gian chăm lo cho con cái còn không có nữa là quản lý xem con đọc gì, xem gì…” - lời của Thanh Huyền (lớp 12A5, NT). Bạn Lê Thu Hương, K50 KTQD chia sẻ: “Thời của mình chỉ biết đến Đôrêmon, Conan…còn mấy chuyện giáo dục giới tính như bây giờ thì chắc có mò tất cả các quầy truyện cũng không có. Mình cũng từng đọc vài ba truyện yêu đương và cũng có cảnh sex một tí của Nhật. Mỗi lần xem đến những trang có cảnh ấy là mình vội vàng lật nhanh qua, thậm chí lần sau còn chả dám đọc tập tiếp theo của bộ truyện ” Còn một 8X khác sau khi đọc những T.N.Hiệp (*) và Ichigo của NXB Thanh Hóa hay Lilim của NXB Văn Hóa Thông Tin lại nói: “Mấy truyện báo chí nêu ra nhằm nhò gì, phải xem qua vài bộ truyện tranh như: Love Hina, Chàng quản Gia, Malisa Lin, Lãng tử Midori, Thục nữ yêu kiều…ngoài những tranh vẽ mát mẻ, còn có nhiều cảnh “nóng” hơn, chả thiếu cảnh gì. Cái chính là teen phải biết chọn lọc xem đọc truyện gì phù hợp với lứa tuổi thôi.” Việc teen thích đọc truyện tranh là điều hoàn toàn bình thường nhưng khi những truyện tranh giáo dục giới tính đi vào đời sống tuổi teen thì đó lại là điều đáng lo ngại. Chỉ với 1.000 - 1.500 đồng/ngày/quyển teen đã có thể thuê được bất kì một tập truyện nào để đọc thì việc ngày càng có một bộ phận lớn teen ham mê những T.N.Hiệp (*), Ichigo, Lilim là điều dễ hiểu . Teen và “Truyện tranh giáo dục giới tính” Hầu hết các trường đều cấm học sinh mang truyện tranh vào lớp, nhất là truyện tranh Manga vì có nội dung yêu đương. là teen phải biết chọn lọc xem đọc truyện gì phù hợp với lứa tuổi thôi.” Việc teen thích đọc truyện tranh là điều hoàn toàn bình thường nhưng khi những truyện tranh giáo dục giới tính đi vào. truyện tranh như vậy góp phần giáo dục giới tính. Mình không thấy thế. Mình thấy đây là những truyện dung tục như vào phòng khi có người đang thay quần áo, đôi nam nữ bị ướt mưa và vào phòng

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w