1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

các tật khúc xạ của mắt

34 922 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Một điều cần hết sức lưu ý là bệnh glôcôm phát triển ở trên những mắt này rất dễ bị bỏ qua vì sự mềm giãn của củng mạc làm cho nhãn áp như không cao, đến khi mắt mù mà vẫn tưởng nguyên n

Trang 1

Bùi Quý Sơn Hoàng Phương Thảo Huỳnh Phương Thảo Nguyễn Diệu Thuỳ Nguyễn Hà Trang (A)

Trang 2

MỤC LỤC

Cận thị……… 3 Viễn thị……… 17

Lão thị……… 22

Mở rộng……… 26

Trang 3

b Do quá trình sinh hoạt

- Thời gian ngủ ít khiến mắt không được nghỉ ngơi, phải điều tiết nhiều

- Môi trường nhìn gần khi làm việc, nhìn màn hình máy vi tính lâu hoặc tiếp xúc ánh sáng mạnh của kính hiển vi điện tử, thiết bị chụp ảnh, laser, , sự căng thẳng cảm xúc và mắt bị làm việc quá sức

Chỉ một biến đổi nhỏ trong cấu trúc mắt cũng có thể gây ra tật khúc xạ, cho nên người ta chưa khẳng định một yếu tố đơn lẻ nào có thể làm cho mắt bị cận thị

* Cận thị thông thường có một số dạng: cận thị sinh lí, cận thị bệnh lí, cận thị do mắc phải Trong đó, khá phổ biến là cận thị sinh lí: có thể là cận thị khúc xạ (do giác mạc và thuỷ tinh thể quá cong), hay cận thị trục (do nhãn cầu quá dài).

3 Đặc điểm

- Điểm C rất gần mắt C

- Điểm C cách mắt 1 khoảng không lớn (cỡ 2m trở lại) V

- Độ tụ của thuỷ tinh thể lớn hơn mắt bình thường ( D lớnf nhỏ)

Trang 4

- Khi không điều tiết (nhìn vật ở xa ∞) thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc: fmax <OV ⇒ Một chùm tia sáng song song truyền đến mắt cận sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm nằm trước võng mạc.

S

V d

df

− =

d f

Trang 5

- Sử dụng kính áp tròng

b Phẫu thuật bằng laser hoặc ghép thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn

- Phương pháp LASIK (Laser In Situ Keratomileusi)

Trang 6

- Phương pháp PRK (Photo Refractive Keratectomy)

c Điều trị cận thị không cần phẫu thuật

là cận thị ác tính Cận thị tăng lên từng năm, đôi khi khó xác định là chỉ do cận thị hay còn có sự tham gia của thể thủy tinh bị xơ cứng

Thị lực giảm dần đi và càng ngày càng khó điều chỉnh bằng kính Các chức năng khác của mắt cũng suy giảm rất sớm; thị trường bị tổn hại rất nhiều, mắt thích nghi trong tối rất kém

Ở đáy mắt có nhiều đám thoái hóa hắc võng mạc rất điển hình, những đám này tròn trắng hay nhiều vòng Đó là củng mạc được nhìn qua võng và hắc mạc đã bị teo Lúc đầu, những đám này nhỏ, sau tập trung lên thành một mảng rộng Thường gặp những tổn hại này ở cực sau, hình thái khá giống với một sẹo của viêm hắc mạc Vì vậy người ta thường hay gọi là viêm hắc võng mạc cận thị

Trong khi tiến triển, cận thị còn kèm theo chảy máu, nhất là ở vùng hoàng điểm Vết máu rút đi nhanh chóng và để lại một vệt đen gọi là vệt Fuchs

Về biến chứng thì thường gặp nhất và cũng khốc liệt nhất là bong võng mạc, nếu không xử trí kịp thời và đúng sẽ mù vĩnh viễn Một điều cần hết sức lưu ý là bệnh glôcôm phát triển ở trên những mắt này rất dễ bị bỏ qua vì sự mềm giãn của củng mạc làm cho nhãn áp như không cao, đến khi mắt mù mà vẫn tưởng nguyên nhân chỉ là cận thị

Cận thị mắc phải xuất hiện sau tuổi ấu thơ, thường chung với bệnh tiểu đường khó kiểm soát hoặc bệnh lý đục thủy tinh thể Thuốc điều trị tăng nhãn áp và một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến độ của mắt

2 Điều trị tật cận thị

a Vật lí trị liệu

Vật lí trị liệu tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ

Ví dụ: luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu

âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp

b Luyện tập trí não

Ví dụ ở Singapore: các em dành ra mỗi tuần ba buổi, mỗi buổi 30 phút tập luyện thị giác bằng cách ngồi cách màn hình máy tính 1,5m và nhấp chuột vào những ảnh động hiện ra trên màn hình Đây là một cách để “tập thể dục” cho não, giúp tăng khả năng nhìn

rõ nét và giảm sự lệ thuộc vào mắt kính

c Đeo kính

Trang 7

Được sử dụng chủ yếu để điều trị cận thị, số kính phù hợp với độ cận thị Kính phân kỳ sẽ làm ánh sáng đi xa hơn và hội tụ trên võng mạc, hình ảnh sẽ nhìn rõ hơn Bệnh nhân đựoc đeo kính đúng và thích hợp độ cận thị sẽ tiến triển chậm hơn

Gọng kính cận

d Sử dụng kính tiếp xúc

Kính tiếp xúc mỏng hình tròn đựoc đặt vào phía trước nhãn cầu Có 2 loại kính tiếp xúc: Kính tiếp xúc cứng và kinh tiếp xúc mềm Tuy nhiên đeo kính tiếp xúc có thể bị biến chứng như: viêm kết mạc dị ưng, hoặc viêm giác mạc…

Kính áp tròng:là một loại kính đeo được đặt trực tiếp lên con ngươi của mắt thay

vì sử dụng gọng kính Người đầu tiên sử dụng kính áp tròng thành công là Adolf Eugen Fick vào năm 1887 Hiện nay có 125 triệu người trên thế giới (28-38 triệu người ở Mỹ và

13 triệu người ở Nhật) sử dụng kính áp tròng

Một số nguyên tắc vệ sinh cơ bản

- Tuân thủ thời gian quy định đeo kính áp tròng

- Sử dụng dung dịch rửa kính theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ

- Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba

- Thường xuyên đun sôi (cách thủy) hoặc sấy hộp ngâm kính trong lò vi sóng

- Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần

Contact lens

Hộp kính Drug bottle with rubber

cap for injection needle

Kính áp tròng

Trang 8

e Chữa cận thị bằng cách ghép thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn và phẫu thuật

Thay vì phẫu thuật bằng laser, các bác sĩ sẽ cấy ghép thấu kính này vào mắt bệnh nhân để phục hồi hình dạng giác mạc Sau một năm được ghép, 84% số bệnh nhân tham gia thử nghiệm đã có thị lực 5/10 hoặc tốt hơn

Thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn nói trên có tên là STAAR ICL, do hãng STAAR Surgical (Mỹ) sản xuất Nó đã được các bác sĩ thuộc Đại học Y Winconsin thử nghiệm trong 2 năm Kết quả như sau:

- Sau 1 năm, trong gần 430 bệnh nhân được theo dõi, 45% có thị lực 10/10 hoặc tốt hơn, 84% có thị lực 5/10 hoặc tốt hơn

- Sau 2 năm, trong gần 160 bệnh nhân được theo dõi, 59% có thị lực hơn 10/10 và 92%

có thị lực hơn 5/10 Khoảng 98% bệnh nhân hài lòng hoặc rất hài lòng với thị lực thu được

Từ năm 1986 Laser Excimer được đưa vào dùng để điều trị những bệnh nhân có tật khúc xạ Từ đó các thế hệ máy Laser Excimer cũng như các kỹ thuật mổ được hoàn thiện và phát triển

Máy Laser Excimer sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới mỗi lần quét Laser Excimer chỉ lấy đi 0,25 mm (Micro met) bằng 1/40 chiều dầy của một tế bào (10 mm) Do vậy diện cắt trên bề mặt giác mạc có độ chính xác và án toàn rất cao, thị lực sau phẫu thuật phục hồi nhanh, kết quả ổn định lâu dài

Hiện nay có 2 phương pháp mổ cận thị, loạn thị, viễn thị bằng Laser Excimer

- PRK (Photo Refractive Keratectomy)

- LASIK (Laser In Situ Keratomileusis)

Các phương pháp này có ưu điểm: Chính xác, an toàn, kết quả sau mổ ổn định, và

có thể điều trị được những bệnh nhân bị cận thị nặng

Trang 9

Khi phẫu thuật chỉ càn tra thuốc tê tại chỗ Thời gian phẫu thuật từ 7 – 10 phút, thời gian Laser Excimer tác động trên giác mạc khoảng 20 – 40 giay Sau mổ, bệnh nhân chỉ ở lại Viện 1-2 giờ, không cần nằm viện.

Bệnh nhân không cảm thấy đau trong và sau khi phẫu thuật

*Phương pháp PRK (photo refractive keratectomy)

Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser

Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở mức độ khác nhau Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D

*Phương pháp LASIK (laser in situ keratomileusis)

Trang 10

Là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng Thị lực phục hồi sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này.

Phẫu thuật viên sử dụng máy để tạo một lớp vạt giác mạc hình tròn ở vùng trung tâm giác mạc, dày khoảng 130 mm đến 160 mm

Sau đó dùng Laser Excimer tác động lên lớp nhu mô giác mạc phía dưới vạt, làm cho mối liên kết giữ các phân tử bị phá vỡ một cachs nhẹ nhàng, tạo hình lại độ cong của lớp nhu mô giác mạc với mức độ phù hợp với các tật khúc xạ giác mạc khác nhau Thời gian Laser tác động kéo dài khoảng 30 giây

Bề mặt giác mạc được rửa sạch, vạt giác mạc sẽ đặt lại đúng vị trí ban đầu Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ

2 Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên

3 Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)

4 Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính, hoặc lí do khác

Chống chỉ định

1 Đang có các bệnh cấp hoặc mnhững tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…

2 Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…

3 Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú

4 Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật

Trang 11

Sau phẫu thuật

- Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi

- Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

- Đến khám lại theo hẹn:

· Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ

· Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày

· Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

- Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường

f Điều trị cận thị không cần phẫu thuật

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp điều trị cận thị

đã ra đời như các phương pháp phaco lạnh, laser excimer nhưng những phương pháp này

có hạn chế nhất định khi sử dụng cho trẻ em

Để hạn chế quá trình cận thị tăng nặng ở trẻ và có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm, Bệnh viện Mắt Trung ương đã ứng dụng thành công phương pháp dùng laser năng lượng thấp kết hợp tập luyện điều trị cận thị tiến triển cho trẻ

Cận thị có gây biến chứng không?

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác Ở trẻ em trong độ tuổi từ 7-16 có độ cận thị tiến triển nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều Đây là một dấu hiệu nguy hiểm vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức

độ tăng số kính càng nhanh Cận thị nếu không được phát hiện sớm

và điều chỉnh kịp thời sẽ làm giảm khảnăng học tập, ảnh hưởng đến thể chất (trẻ không muốn vận động, ngại chơi thể thao dễ dẫn đến béo phì hoặc suy dinh dưỡng), ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ (trẻ có cảm giác tự ti, mất tự tin khi giao tiếp với bạn bè) Ngoài ra, nếu người cận thị có độ cận thị tăng nhanh trên -1,0 điốp/năm thì sẽ tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, có thể lên đến -20 điốp Khi

đó, trục nhãn cầu phát triển quá mức dễ gây biến chứng cận thị như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hóa, teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù lòa Để điều trị cận thị, một phương pháp được ưa chuộng hiện nay là sử dụng kính gọng Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số bất lợi cho người sử dụng như vướng víu và đặc biệt,

độ cận thị vẫn có thể tăng lên Khắc phục nhược điểm này, hiện nay người bệnh cận thị

có thể được điều trị bằng laser năng lượng thấp và tập luyện để ngăn ngừa độ tiến triển của cận thị với những trường hợp cận thị ở mức vừa và nặng, đồng thời có thể chữa khỏi khi người bệnh ở mức cận thị nhẹ, được phát hiện sớm.Phương pháp dùng laser năng lượng thấp điều trị cận thị là phương pháp sử dụng laser có độ dài bước sóng 1,3

micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập điều tiết trên máy dựa trên nguyên tắc tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của

Trang 12

cơ điều tiết giúp ổn định độ cận thị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được điều trị trong thời gian khoảng 10-15 phút/ngày, một ngày có thể điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 phút trong vòng 7 ngày Người bệnh được điều trị ngoại trú, điều trị lại sau 6 tháng trong khoảng 2 năm Trong và sau điều trị, người bệnh không cảm thấy đau, không có biến chứng và tác dụng phụ Sau mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ không phải đeo kính hoặc giảm được số kính cận thị, giảm triệu chứng mỏi mắt và tăng cường chức năng điều tiết của mắt Quan trọng hơn, về lâu dài, người bệnh sẽ ổn định được tình trạng cận thị, hạn chế tăng số kính cận và ngăn ngừa những biến chứng ở mắt do cận thị gây ra Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi có độ cận thị từ -0,25 đến -6 điốp, điều trị các triệu chứng mỏi mắt do điều tiết, học, đọc sách, xem vô tuyến, làm việc nhiều bằng mắt, làm việc với máy vi tính Điều trị triệu chứng do rối loạn chức năng điều tiết ở một số bệnh nhân có tật khúc xạ (đặc biệt những người có loạn thị), lác, rung giật nhãn cầu Phương pháp này cũng có thể được áp dụng cho những trường hợp đã phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ bằng laser - lasik Tuy nhiên, sử dụng laser năng lượng thấp kết hợp tập luyện trên máy không được thực hiện với những trường hợp đang có bệnh truyền nhiễm, viêm đường hô hấp, sốt cao, u ác tính, người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, có rối loạn tiền đình.

Theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi điều trị và ngay cả trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp bảo vệ mắt và giữ đúng phong cách sinh hoạt, học tập có lợi cho mắt Cụ thể như ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách, vở trong khoảng 30- 40cm, học ở nơi đủ ánh sáng, không được nằm đọc sách Khi làm việc 30 phút với máy tính thì nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách đi lại trong phòng hoặc nhìn ra xa từ 3- 5 phút Khi xem tivi hoặc video, không nên để mắt làm việc quá sức và phải giữ khoảng cách an toàn, tốt nhất là khoảng 2,5- 3m Khi tham gia giao thông (trên ô tô, tàu hỏa, tàu thủy ), không nên đọc sách, báo do chuyển động lắc lư gập ghềnh của phương tiện khiến mắt phải điều tiết liên tục gây mỏi

3 Những sai lầm về cận thị :Cận thị giả và đeo kính sai

Một vài bạn trẻ thấy mắt nhìn kém hẳn sau đợt thi Có người thấy mỏi mắt, nhức mắt khi làm việc nhiều, đeo thử kính cận của người khác thấy sáng hơn Rất nhiều người sẽ nghĩ là họ bị cận thị, thực sự không phải vậy Song hành với khái niệm cận thị là khái niệm giả cận thị

Giả cận thị là gì?

Giống như các thuật ngữ y khoa khác như giả u, giả mang thai, giả nghén giả cận thị hàm ý không phải là bệnh lý cố hữu mà là những rối loạn thoáng qua rất giống một bệnh hay một hội chứng nào đó

Trên những người tham gia thực nghiệm tình nguyện, khi bắt họ nhìn gần liên tục trong 7 tiếng sẽ có khoảng 60% bị cận thị ít nhất là -0,5D

Phân biệt cận thị thực sự hay giả cận thị đối với bác sĩ chuyên khoa mắt không quá khó Triệu chứng chủ yếu của giả cận thị là khó khăn khi ghi chép sau một thời gian dài làm việc trong cự ly gần hay còn gọi là hiện tượng mệt mỏi thị giác Thị lực có thể cải thiện nhất thời nếu đeo kính cận (kính trừ) Chẩn đoán phân biệt rất đơn giản chỉ bằng nhỏ thuốc liệt điều tiết như atropin hay cyclopegic, làm liệt cơ thể mi, giảm năng lực điều tiết, mắt sẽ trở lại bình thường

Trang 13

Khi có dấu hiệu khác thường về mắt nên

đi khám bác sĩ chuyên khoa

Thuốc dùng khi bị giả cận thị

Việc điều trị giả cận thị cũng tương đối đơn giản Trong thể giả cận thị thực thể

do những nguyên nhân dùng atropine quá lâu, chấn thương mắt, chấn thương sọ não, viêm thể mi ta cần dừng thuốc liệt thể mi và điều trị căn nguyên Với thể chức năng thì khắc phục chỉ đơn giản là làm việc điều độ, làm việc trong điều kiện tối ưu cho mắt, giữ khoảng cách nhìn cho đúng, tập mắt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt

Có thể dùng một số thuốc thuộc dòng vitamin, thực phẩm chức năng để giúp đôi mắt đỡ

mệt mỏi khi làm việc với cường độ cao, chống thoái hoá và lão hoá cơ quan thị giác

Đeo kính sai

Bên cạnh tình trạng cận thị giả, quan niệm sai lầm đeo kính dưới độ cận thực tế sẽ giúp độ cận không tăng hoặc tăng chậm, cũng khiến cho mắt của bệnh nhân cận thị kém hơn Sai lầm này kết hợp với việc sử dụng đơn kính cũ mua kính, trong khi tình trạng của mắt đã thay đổi; tự mua kính cận thị không đúng độ về sử dụng có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả tai hại như nheo khi nhìn, mỏi mắt, co quắp mi, mất độ phối hợp thị giác hai mắt, lác hai mắt Trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể bị đục dịch kính, thoái hóa hoặc bong võng mạc

“Người bị cận thị dưới 3 điốp nên đi khám mắt ba tháng một lần Cận thị mức cao hơn, tần suất đi khám mắt dày hơn Trường hợp mắt có biểu hiện bất thường cần đi khám ngay Bệnh nhân cận thị cũng không tùy tiện đi chữa cận bằng các biện pháp chưa được chứng minh là khoa học Để chăm sóc mắt cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo tư thế ngồi học, đọc, viết đúng tư thế và đủ ánh sáng, giảm nhẹ căng thẳng cho mắt

Tại hội thảo mới được tổ chức ở Hà Nội về tật khúc xạ, bà Hà Thị Vinh (Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế) cho biết theo điều tra năm 2005, chỉ 20% cửa hàng kính thuốc có nhân sự đủ điều kiện Trong bốn năm qua, có thêm khoảng 400 kỹ

Trang 14

thuật viên được đào tạo, trong khi cả nước có tới 2.000 cửa hàng kính thuốc!

Có nhiều trường hợp bệnh nhân cận thị nhìn đường đi bằng phẳng thành đường dốc, mắt hoa, đau đầu do đeo kính không phù hợp độ cận hoặc khâu mài lắp kính không chuẩn Yêu cầu một cặp kính cận tốt là gọng kính phù hợp với khuôn mặt, mắt kính đúng công suất, đúng trung tâm thị giác, khoảng cách từ mắt đến kính là 12mm, độ nghiêng của kính là 12 độ

4 Học thuyết "điều chỉnh cận chưa tới mức"

Từ nhiều thập kỷ nay, các bác sĩ nhãn khoa thường cho bệnh nhân cận thị dùng kính thấp hơn độ cận thực của họ Một nghiên cứu mới đây của Malaysia cho thấy, phương pháp này khiến độ cận của mắt tăng nhanh hơn so với dùng kính đúng độ Phát hiện nói trên có thể làm thay đổi quy tắc kê kính của các bác sĩ trên toàn cầu Nếu đúng như vậy thì hàng triệu người trên thế giới có thể đang làm cho mắt mình tồi tệ hơn, thậm

chí là trở thành mù, vì một ý tưởng sai lầm được duy trì từ lâu: Đeo kính thấp hơn độ cận

thực.

Học thuyết "điều chỉnh cận chưa tới mức"

Ở những người bị cận thị, khi nhìn xa, cơ mắt không thể khiến thủy tinh thể dẹt

đủ độ để tập trung ánh sáng từ đồ vật lên võng mạc Thay vào đó, tụ điểm lại nằm phía trước võng mạc, khiến hình ảnh bị nhòe Kính cận có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này, giúp đưa tụ điểm lùi lại và rơi vào đúng võng mạc

Tuy nhiên, khi người cận đeo kính đúng số và nhìn những vật ở gần, tụ điểm lại nằm ở sau võng mạc Khi này, việc cố gắng đưa tụ điểm về đúng chỗ sẽ khiến nhãn cầu dài ra (phần 1, hình 1) Điều này không những làm cho khả năng nhìn xa của mắt giảm

mà còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh mắt nghiêm trọng như bong võng mạc, glaucoma

và bệnh lý võng mạc Tất cả các bệnh này đều có thể dẫn tới mù

Xuất phát từ quan điểm này, người ta đi đến kết luận là đeo kính chưa đủ độ sẽ

giúp ngăn nhãn cầu dài ra (phần 2, hình 1) Khi dùng kính với độ thấp hơn, ánh sáng từ

vật thể ở xa sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc chứ không rơi lên màn hình này

Hình 1: Học thuyết điều chỉnh cận chưa tới mức

Trang 15

Bằng chứng duy nhất cho thấy phương pháp này hiệu quả được dẫn ra từ nghiên cứu trên 33 trẻ em ở Nhật hồi năm 1965 và một nghiên cứu ở gà con vào thập kỷ 90 Những công trình nói trên đã bị chỉ trích là thiếu nghiêm túc và không thuyết phục.

Nghiên cứu mới: Cần điều chỉnh hoàn toàn độ cận

Với mục đích củng cố giá trị phương pháp "điều chỉnh cận chưa tới mức",

O’Leary và cộng sự tại Đại học Quốc gia Malaysia đã tiến hành nghiên cứu trên 94 trẻ bị cận thị Các em được chia thành 2 nhóm: một nửa đeo kính dưới độ cận và một nửa đeo kính đúng số Tất cả đều được đo chiều dài nhãn cầu bằng phương pháp siêu âm 6 tháng một lần

Nhóm nghiên cứu hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng, ở các trẻ đeo kính số thấp, nhãn cầu dài nhanh hơn (nghĩa là độ cận tăng nhanh hơn) so với những cháu được đeo đúng số Dự định tiến hành nghiên cứu trong 3 năm đã phải bỏ giữa chừng, vì chỉ sau 2 năm, thị lực của trẻ đã xấu đi trông thấy Tuy số lượng bệnh nhân còn nhỏ, nhưng đây là nghiên cứu có quy mô lớn nhất và nghiêm túc nhất từ trước tới nay

Tác giả O’Leary cho biết, đeo kính đúng số từ lâu không còn là mốt nữa Ông phải lục tìm rất nhiều y văn cũ và chỉ tìm được lời khuyên cho trẻ đeo kính đúng với độ cận ở những văn bản của năm 1938 Theo ông, việc để cho hình ảnh không rơi vào võng mạc sẽ khiến mắt tồi đi Điều này nghĩa là không đeo kính có thể còn tồi tệ hơn đeo kính chưa đủ

độ Ngoài ra, đeo kính số thấp có thể hại cho cả người lớn, mặc dù tốc độ giảm thị lực ở

họ chậm hơn so với trẻ em Lời nhắn nhủ của O’Leary tới các bác sĩ, bệnh nhân và cha

mẹ là: “Không đeo kính là sự lựa chọn tồi nhất Nhưng cũng đừng đeo kính số thấp Hãy

đeo kính đúng với độ cận của mình".

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để chứng minh là tất

cả những hình ảnh nhòe đều khiến bệnh cận thị trầm trọng hơn

5 Một số câu hỏi thường gặp

Sử dụng kính cận thế nào cho tốt?

Hình 2: Mức độ cận tăng nhiều hơn ở nhóm đeo kính chưa đủ số

Trang 16

Đeo kính cận là để nhìn xa, vì vậy chỉ đeo khi đi đường, nhìn bảng Còn khi nhìn gần như đọc sách hoặc viết, cần bỏ kính hoặc đeo số kính nhẹ hơn số kính nhìn xa từ -2,00 đi-ốp (D) đến -3,00D

Kính cận là loại kính hai mặt lõm, hay còn gọi là kính phân kỳ, có tính chất đẩy ảnh ra xa Người ta điều chỉnh kính sao cho ảnh rơi đúng trên võng mạc là số kính đúng

Nguyên tắc chỉnh kính cận là số kính cận nhỏ nhất cho ta thị lực cao nhất Ví dụ: khi thử các số kính -1,00D, -1,5D, -2, 00D, -2,50D, -3,00D mà vẫn đọc được 10/10, thì cần chọn số kính -1,00 để lắp

Lưu ý: chỉ đeo kính khi cần nhìn xa, không đeo khi đọc sách, viết, hoặc đeo số kính nhẹ hơn số kính nhìn xa từ -2,00D đến -3,00D Nếu không, người bệnh tự biến mắt cận thị thành mắt viễn thị Lúc đó, ảnh tạo sau võng mạc, muốn nhìn rõ phải điều tiết để kéo ảnh

về trên võng mạc Quá trình điều tiết liên tục sẽ khiến cho bệnh nhân mỏi mắt, nhức đầu

và tăng nhanh số kính cận

Đeo kính cận thường xuyên làm mắt trở nên to hơn ?

Kính cận là thấu kính phân kì, bất kì vật gì đặt sau thấu kính phân kì đều nhỏ lại,

và khi lấy ra thì sẽ trở lại bình thường Vì thế khi đeo kính mắt trở nên nhỏ lại Khi tháo kính ra mắt trở lại bình thường Người xung quanh vì thường tiếp xúc với bạn khi đeo kính nên họ thấy mắt bạn to ra Thời gian đeo nhiều hơn tháo ra nên mới xảy ra tình trạng

“mắt to hơn” khi bạn tháo kính ra

Cận thị về già sẽ giảm đi ?

Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi Thực tế, người trẻ

bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm lão thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu

ở cự ly trung bình Để khắc phục, người bị tật cận - lão cần đeo kính hai tròng với mắt kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm

6 Xoa bóp ngăn cận thị

Day bấm huyệt của y học cổ truyền có giá trị hỗ trợ khá tốt trong việc ngăn ngừa

và trị liệu bệnh cận thị gia tăng ở trẻ em

Day huyệt Toản trúc: Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt

Toản trúc từ nhẹ đến nặng trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được Vị trí

huyệt Toản trúc: Chỗ lõm đầu trong lông mày, mỗi bên một huyệt.

Ấn huyệt Tình minh: Người bệnh nhắm mắt, dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên ấn

huyệt Tình minh trong nửa phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được

Vị trí huyệt Tình minh: Ở trong khoé mắt trong 0,1 tấc (ở người trưởng thành 1

tấc dài khoảng 2 – 2,2cm)

Day huyệt Tứ bạch: Dùng mô ngón tay trỏ cả hai bên day đồng thời hai huyệt Tứ

bạch từ nhẹ đến nặng trong nửa phút Vị trí huyệt Tứ bạch: Ở thẳng con ngươi xuống 1

tấc

Chỉ đeo kính cận

khi cần nhìn xa

Trang 17

Day nhãn cầu: Người bệnh nhắm mắt, đặt ngón tay trỏ lên mi mắt, day nhẹ nhãn

cầu 10 vòng

Day huyệt Thái dương: Dùng mô ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa cả hai bên day

đồng thời cơ hai huyệt Thái dương từ nhẹ đến nặng trong nửa phút Vị trí huyệt Thái

dương: Từ đuôi mắt đo ra sau 1 tấc.

Xoa vòng quanh mắt: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa để cạnh nhau, bắt đầu từ hai

phía cánh mũi men theo hai phía sống mũi đẩy ngược lên tận trán, sau đó thuận theo trán kéo xuống huyệt Thái dương rồi trở lại vị trí cũ

Hoặc dùng ngón tay cái bắt đầu từ đầu trong lông mày men theo trần trên ổ mắt tiến ra đuôi mắt, rồi lại từ khoé mắt trong kéo ra đuôi mắt, làm như vậy 50 lần

Day huyệt Phong trì: Dùng ngón tay cái cả hai bên day đồng thời cả hai huyệt

Phong trì với một lực tương đối mạnh để tạo cảm giác căng tức Vị trí huyệt Phong trì:

Ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt

Để đạt được hiệu quả cao nhất cần lưu ý xác định vị trí các huyệt cho chính xác và tiến

hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần, tự xoa bóp hoặc xoa bóp cho nhau đều được

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giúp ngăn nhãn cầu dài ra (phần 2, hình 1). Khi dùng kính với độ thấp hơn, ánh sáng từ - các tật khúc xạ của mắt
i úp ngăn nhãn cầu dài ra (phần 2, hình 1). Khi dùng kính với độ thấp hơn, ánh sáng từ (Trang 14)
Hình 2: Mức độ cận tăng nhiều hơn ở  nhóm đeo kính chưa đủ số. - các tật khúc xạ của mắt
Hình 2 Mức độ cận tăng nhiều hơn ở nhóm đeo kính chưa đủ số (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w