1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn” pps

23 2,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40%tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sảnlượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc... - Thu thập tài

Trang 1

BÁO CÁO T T NGHI P ỐT NGHIỆP ỆP

th v i thi u L c Ng n” ụ vải thiều Lục Ngạn” ải thiều Lục Ngạn” ề tài ụ vải thiều Lục Ngạn” ạn”

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM 10 3

PHẦN I MỞ ĐẦU 4

1.2 Mục đích nghiên cứu 5

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

PHẦN II NỘI DUNG 6

2.1.1 Trung Quốc 6

2.1.2 Úc 6

2.1.3 Thái Lan 7

2.2 Thị trường tiêu thụ vải của Việt Nam 8

2.3 Giới thiệu cây vải thiều Lục Ngạn 9

2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 9

Các kênh phân phối sản phẩm vải thiều Lục Ngạn 11

2.4.2 Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn 12

2.4.3 Những hạn chế của thị trường vải thiều Lục Ngạn 17

3 Định hướng và giải pháp 18

3.2 Giải pháp 19

PHẦN III KẾT LUẬN 22

Trang 4

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Có lẽ chúng ta ai cũng ít nhiều biết đến cây vải, nó là cây ăn quả đặcsản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, đượcnhiều người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng Hiện nay trên thế giới

có khoảng 20 quốc gia trồng vải, ở Việt Nam cây vải được nhà nước cũngnhư người sản xuất rất quan tâm Cây vải đã và đang được phát triển mạnhthành các vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ(Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam,Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang)

Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên là:101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8%tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiềucây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận…trong đóvải thiều chiếm vị trí quan trọng, có đóng góp lớn vào nguồn thu nhập củahuyện Cây vải thiều bắt đầu được trồng ở Lục Ngạn từ những năm 60 củathế kỷ trước, nhưng đến đầu những năm 1990 việc trồng vải mới thực sựphát triển mạnh Năm 2004, diện tích trồng vải thiều của huyện có gần 13ngàn ha, năm 2006 đã lên tới 19.125 ha /39 nghìn ha của cả tỉnh, sản lượngvải thiều hàng năm của Lục Ngạn đạt trên 120.000 tấn Vải thiều đã thực sự

là cây thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, làloại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có quy mô phát triển thành mộtloại cây hàng hóa thực sự Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40%tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sảnlượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trang 5

Trong thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO, thị trường vải thiều đang đứng trước nhiềuthời cơ và thách thức Làm thế nào để phát triển thị trường vải thiều khôngnhững trong nước mà còn ra ngoài thế giới? Xuất phát từ vấn đề trên, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều

Lục Ngạn”

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

-Tìm hiểu thực trạng thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn

- Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiêu thụ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường

- Tìm hiểu về thi trường tiêu thụ vải Lục Ngạn

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn

- Đề xuất các giải pháp

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tổng hợp, số liệu

- Thu thập tài liệu từ bài giảng, sách báo, mạng internet…

1.4Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.Đối tượng nghiên cứu: hộ trồng vải, hộ thu gom, các chủ buôn, người

tiêu dùng…

1.4.2.Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn từ

đó đề xuất những giải pháp phát triển thị trường

- Không gian nghiên cứu: huyện Lục Ngạn

- Thời gian thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến năm 2010

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNG

2.1 Thị trường vải thiều trên thế giới

2.1.1 Trung Quốc

Năm 1999 Trung quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26triệu tấn Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam…với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương,30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh Thời vụ thuhoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8

Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ởthị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa Côngnghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảoquản bằng SO2, bảo quản bằng đá Giá bán vải tùy thuộc vào từng giống vàthời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hạch sớm nhất có gía khoảng 2USD/1kg, trong khi đó giá vải chính vụ có 0,5 USD/1kg năm 1999 Tuynhiên trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thuhoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt.Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước các nhà nghiên cứu, dịch vụkhuyến nông và người sản xuất

2.1.2 Úc

Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành câyhàng hóa chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượngtrên 3.500 tấn Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Qeensland chiếm 50%,miền Nam Qeensland chiếm 40%, phầm còn lại là miền Bắc New southWales Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3

Trang 7

ở các vùng miền Nam Đã có tiêu chuẩn phân loại đảm bảo chất lượng sảnphẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới Sản phẩm sản xuất rabán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane,Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu Với 30% sản phẩm được xuất khẩuqua các nhóm hợp tác tiêu thụ Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông,Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh Giá bán bình quânkhoảng 5.50 USD/kg Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg

Về thị trường tiêu thụ vải: hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vảitươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó cókhoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999giá vải ở Đức là 6,2 USD/kg, Singapore 6 USD/kg, Mỹ và Pháp 8,4USD/kg, Canada 10,08 USD/kg

Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số lượngquả vải tham gia vào thị trường nước này ước khoảng 10.000 tấn/năm

Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông vàSingapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnhTaiwan Trung Quốc Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines

Trang 8

1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489tấn và Singgpore 408 tấn

Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, HồngKông, Châu Âu và Mỹ Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươisang Hồng Kông Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính sản phẩm vảiđóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn)

2.2 Thị trường tiêu thụ vải của Việt Nam

Việt Nam có khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải làmột trong những loại cây ăn quả phát triển manh nhất Trước những năm

1990, vải được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và thị trường tiêuthụ ra nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia

và một số nước ở Châu Âu như Đức, Pháp, Nga…tuy nhiên số lượng chưanhiều, chiếm khoảng 30 – 35% tổng sản lượng Còn lại từ 65-70% được tiêuthụ ở thị trường trong nước

Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiềukhó khăn như trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhucầu của người tiêu dùng

Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạtđược từ 0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so cới các nước khác như Thụy Điển,

Mỹ, Úc Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, HảiPhòng, thành phố Hồ Chí Minh…là rất cao Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầngcho bảo quản, chế biến được cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm thì

có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hơn nữa Việt Nam có nhiều lợithế cho việc xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chấtlượng quả, tiêu chuẩn đóng gói…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng đượccác đòi hỏi của thị trường Châu Âu

Trang 9

Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năngcao về sự phát triển của cây vải Trong thực tế loại hoa của này đóng một vaitrò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sốngcủa những người dân địa phương.

2.3 Giới thiệu cây vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều hay còn có tên Lệ Chi, là đặc sản nổi tiếng ở Lục Ngạn Vải

ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6 Quả vải thiều khi chín cómàu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng Ănmột quả vải thiều vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng và cứ muốn ăn mãi Thật

lạ, cùng giống vải nhưng vải thiều được trồng trên đất Lục Ngạn thì trái vải

có màu đỏ tươi, nhiều cùi, hạt nhỏ, ngọt sắc hơn những vùng khác Cây vải

đã đem lại giá trị kinh tế rất cao, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước rất ưa chuộng

Vì vậy nên với sản lượng lớn, người ta thường chế biến bằng cách sấy khô,sản phẩm sau đó gọi là vải khô Vải sấy khô vừa để mọi người ưa thích vảithưởng thức quanh năm vừa làm vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.Vài năm gần đây các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành rất nhiềusản phẩm khác nữa như: Vải tươi đóng hộp, nước vải để đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng

2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

2.4.1 Mô phỏng kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn

Qua quan sát thực tế chúng tôi mô phỏng kênh tiêu thụ vải quả theocác kênh như sau:

Trang 10

trồng vải

Ngườitrồng vải

Ngườitrồng vải

Ngườitrồng vải

Ngườitrồng vải

Người tiêu dùng

Bán buôn

Bán lẻ

Trang 11

Ngườitrồng vải

Ngườitrồng vải

Các kênh phân phối sản phẩm vải thiều Lục Ngạn

Phần này chúng tôi đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cácthành phần buôn bán trung gian chính như: người thu gom, chủ buôn Qua

đó để thấy được tính tích cực và hạn chế của nó Trong đó nhiệm vụ của cácthành phần tham gia như sau:

Người thu gom: chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trongmột gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải củangười sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoạitỉnh đến mua buôn Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, điều kiện vốn củatừng người, có nhóm thu mua đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng có nhóm chỉmua đến 10-12 tấn vải quả/ngày

Người xuất khẩu

THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

Trang 12

Người bán buôn: thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện

họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăngthem thu nhập Khác với đối tượng thu gom, những chủ buôn có thể là ngườiđịa phương hoặc người nơi khác Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng,không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào,Campuchia, Thái Lan…)

Người bán lẻ: là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dung Hoạtđộng của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo mùa vụ thu hoạch vải

2.4.2 Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn

Năm 2006 mùa vải thiều mất mùa trầm trọng không chỉ vùng vảiThanh Hà (Hải Dương) mất mùa (NNVN số 114) mà các vườn vải thiều củatỉnh Bắc Giang cũng vậy, trong đó một số huyện như Tân Yên, Yên Thế

gần như mất trắng Sản lượng toàn huyện khoảng 52.000 tấn.

Tại địa điểm vải thiều lục ngạn thì những năm trước, vào thời điểm

này, bắt đầu từ thị trấn Đồi Ngô, phố Kim, trên là trời dưới là vải, đường tắcnghẹt vì vải tràn đầy ra đường, người mua kẻ bán tấp nập Năm nay thì khác

Xe ô tô tải, xe máy đỗ đầy, người vẫn đông nhưng vải thì ít

Vào những năm trước đó vào giờ này người dân chưa sấy vải, phảiđợi đến gần hết vụ họ mới bắt tay vào, nhưng năm nay thì khác, mới đầu vụcác lò sấy đã thi nhau đỏ lửa, vì Trung Quốc cũng mất mùa vải, hàng sấychắc chắn sẽ thắng to Giá 1 kg vải đầu vụ ở Lục Ngạn xấp xỉ 20.000 đ/kg,nay đã hạ nhiệt xuống 7-8.000đ, nhưng theo nhận định chắc chắn sẽ khôngthể xuống được nữa Cả tỉnh Bắc Giang hiện có khoảng 42.000 ha vải Hàngnăm sản lượng thường đạt trên 100.000 tấn Đầu vụ nhìn cây vải ra đầy hoa,nhiều người đã tiên đoán năm nay lại được mùa vải lớn Ước tính vụ vảinăm nay sản lượng có thể lên tới 170.000 tấn Đùng một cái thời tiết thay đổiđột ngột khiến cả tỉnh mất mùa vải Các huyện như Yên Thế, Tân Yên có

Trang 13

nơi gần như mất trắng chúng ta có thể khẳng định rằng sẽ không có giá vảixuống thấp như những năm trước là điều chắc chắn không thể xảy ra Ngaygiá vải khô hiện tại tư thương Trung Quốc về tận Lục Ngạn mua đã được25.000 đ/kg Bởi vậy giá thấp thì sẽ chẳng ai bán, họ để sấy còn hơn Giá vảilên cao hiện đang khiến những nhà máy chế biến rất lo lắng Những nămtrước, vào thời điểm này, giá vải đã tụt xuống mức 2500-3.000 đ/kg, thậmchí có năm chỉ còn 2.000đ Nhưng năm nay ở mức trên 7.000 đ/kg mà nếu

cứ trên 4.000 đ/kg thì nhà máy không dám nhập vào vì lỗ to Ta có thể nóirằng cung ít cầu thừa cung từ các nơi rất ít có nơi còn không có vải thiều đểbán cho những nơi đang rất cần khi đó cầu vải thiều ở các thị trường lạinhiều họ thèm khát có vải nhưng lại không có nhất là từ các nhà máy chếbiến đã phải trả lại nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài vì không có nguyênliệu để sản xuất cầu từ thị trường trung quốc cũng nhiều họ đã đến tận nơi đểđặt mua vải với giá cao hơn Chính vì vậy giá vải thiều năm 2006 trên thịtrường tăng lên khá nhiều “cầu thừa cung thiếu”

Năm 2007, sản lượng vải thiều tươi của cả huyện Lục Ngạn năm 2007

là 130.000 tấn Thu hoạch vải thiều ở đây hoàn toàn bằng thủ công Trongquá khứ, có khi có tới 80% sản lượng vải thiều được sấy khô Hiện nay, 70%được bán tươi, 25% sấy khô, 5% chế biến Kịch bản “được mùa mất giá”được lặp lại khi giá vải thiều trong năm 2007 có lúc xuống thấp kỷ lục: 400đồng/kg vải sớm, 1.000-1.500 đồng/kg vải thiều chính vụ! Đối với ngườidân trồng vải, đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua Trước tìnhtrạng giá rẻ như cho của vải thiều lục ngạn như vậy mà người dân bán vải ởđây vẫn bị các tư thương ép giá xuống quá thấp Ngay tại thời điểm năm

2007, khi giá tại các điểm cân ở huyện Lục Ngạn xuống thấp tới mức kỷ lục

là 400 đồng/kg vải sớm, 1.000 đồng/kg vải thiều chính vụ thì tại Hà Nội,người tiêu dùng vẫn phải mua vải thiều với giá từ 5.000 - 8.000 đồng, tại

Trang 14

TPHCM giá phổ biến từ 8.000-12.000đồng/kg Như vậy, giá người nông dânbán ra và giá người tiêu dùng mua gấp tới hàng chục lần Phát biểu tại hộinghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2007 ,ông Thân Văn Mưu - Chủtịch UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng: “Chúng ta đang bị tư thương TrungQuốc ép giá vì mang vải đi bán nhưng họ cứ đồng loạt không mua, hoặcmua giá thấp!” Để tránh tình trạng ép cấp, ép giá ở cả thị trường nội địacũng như xuất khẩu, ông Mưu cho rằng nông dân cần tự sáp lưng, liên kết lạithông qua việc thành lập các nhóm, HTX và lớn hơn nữa là Hiệp hội tiêu thụvải thiều để có thể sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng chính ngạch Mùa vảinăm 2007 sản lượng vải của cả huyện đạt trên 130 nghìn tấn, tăng gấp 2,5lần so với năm 2006 Tuy nhiên nhu cầu vải thiều của các quốc gia lân cậnnhư: Trung Quốc, Đài Loan giảm đáng kể vì đây là hai nước nhập khẩuchính của vải thiều nước ta.

Năm 2008, được mùa vải thiều nhưng người dân tại Lục Ngạn (BắcGiang) đang phải lo lắng bởi mỗi kg vải bán tại đây có giá 1.500-3.000đồng Với diện tích trồng vải lên tới 40.000 ha, Bắc Giang ước tính sảnlượng vải tươi lên tới hơn 220.000 tấn, tương đương với vụ được mùa nămngoái Tuy nhiên, theo nhiều người dân ở đây, được mùa cũng đồng nghĩavới rớt giá Theo tính toán, ở vụ vải năm 2007, chi phí sản xuất một kg vảilên tới 2.500 đồng Để nâng cao chất lượng, đồng thời tăng giá bán của vảithiều Lục Ngạn, Bộ GD&ĐT đã cấp kinh phí cho ĐH Nông nghiệp I Hà Nộithực hiện đề tài nghiên cứu "Sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP(Sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn Việt) Nhờ đó, hiện vải sản xuấttheo mô hình này được bán với giá 5.000-6.000 đồng một kg Nhờ cóVietGAP, vải được làm chậm quá trình chín, kéo dài thời gian thu hoạch đểngười dân có thể bán được giá cao hơn Mỗi héc ta vải trồng theo mô hìnhnày thu thấp nhất là 40 triệu đồng

Ngày đăng: 05/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w