1. Kết luận:
Bài viết đã trình bày về khái niệm về sự tham gia của học sinh ở trường học và một số phương pháp để đo lường và đánh giá mức độ tham gia của học sinh. Trải qua nhiều nghiên cứu, khái niệm về sự tham gia đã được hình thành, đa số các nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng sự tham gia là một khái niệm đa tang, đa chiều, trong đó nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng sự tham gia của học sinh là một quá trình tâm lí-làm trung gian ảnh hưởng của các thành tố ngữ cảnh đối với kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học. Đồng thời sự tham gia cũng là một thành tố của quá trình dạy học và có mối liên hệ chặt chẽ đến các thành tố khác trong quá trình dạy học. Đặc biệt sự tham gia là thành tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, do vậy nếu mức độ tham gia được tăng cường thì chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao.
Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào ba hướng. Hướng thứ nhất, nghiên cứu bổ sung thêm những hiểu biết về khái niệm của sự tham gia. Hướng thứ hai, tập trung phát triển các công cụ dùng để đánh giá mức độ tham gia ở các mức độ khác nhau (cộng đồng, nhà trường,gia đình, môn học, hoạt động) và ở nhiều khía cạnh khác nhau (cảm xúc, hành vi, nhận thức). Hướng thứ ba tập trung vào việc ứng dụng các công cụ đã có để đánh giá mức độ tham gia tại các nhà trường, các lớp học nhằm tìm hiểu trực trạng của mức độ tham gia của học sinh tại các nơi đó, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường mức độ tham gia từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
2. Kiến nghị: