Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
358,53 KB
Nội dung
Chính sách tài chính và tiền tệ Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ. - Như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi ngân hàng, mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của ngân hàng trung ương, và một phần do quyết định của các hộ gia dình/doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, sự thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mong muốn. - Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này có nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ! Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, và các nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mong muốn. - Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả, và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ. Ví dụ, nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việc làm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏ đến GDP thực tế và mức giá. Hãy để ý, điều gì là chính sách thực tế hiện tại của Ngân hàng Canada? - Ngân hàng Canada đang tập trung vào việc duy trì mức lạm phát thấp và ổn định. - Mục tiêu hiện tại của Ngân hàng là duy trì lạm phát ở trong khoảng 1% và 3%. - Trong năm qua, mức lạm phát tăng lên trong khoảng từ 1% đến 2% gần đây, chủ yếu là do sự tăng giá nguyên liệu đầu vào chưa chế biến như dầu thô. - Hoa Kỳ cũng chịu tác động của áp lực lạm phát tương tự, thậm chí là chịu tác động mạnh hơn. - Ngân hàng trung ương của cả hai nước đang mong muốn chấm dứt những áp lực lạm phát này bằng cách tăng lãi suất trong thời gian tới ? chúng ta có thể dự đoán được sẽ có một sự tăng nhất định về lãi suất ở Hoa Kỳ và Canada, như trong bài báo ?Greenspan tăng lãi suất?, được đăng trên tờ Globe and Mail số tháng Hai, năm 2000 (Greenspan là giám đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ). - Chúng ta cũng sẽ xem xét chính sách tiền tệ chống lạm phát trong phần tiếp theo. 2) Thực thi chính sách tiền tệ ở Canada. Hình 3 dưới đây cho thấy sự thay đổi trong cung ứng tiền có tác động thực sự đến lãi suất như chúng ta đã dự đoán ? làm giảm mức tăng trưởng của cung ứng tiền (được xác định bằng M1) làm tăng lãi suất, bằng sự dịch chuyển của đường LM sang trái. Hình 3 Tăng trưởng tiền tệ và lãi suất[1] Mức tăng trưởng của M1 Lãi suất trái phiếu kho bạc 90 ngày Chúng ta cũng có thể thấy được ảnh hưởng của việc tăng trưởng tiền đối với lãi suất được chuyển thành mối quan hệ giữa mức tăng trưởng của cung ứng tiền và chu kỳ kinh tế như Hình 4 dưới đây. - Chúng ta có thể thấy rõ ràng là sự giảm xuống mức tăng trưởng M1 có quan hệ chặt chẽ với sự giảm xuống của GDP thực tế, với độ trễ khoảng một năm. - Cung ứng tiền giảm làm giảm hoặc thay đổi ngược lại mức tăng trưởng GDP thực tế; cung ứng tiền tăng làm tăng mức tăng trưởng GDP thực tế, mặc dù ảnh hưởng này không mạnh lắm. - Chúng ta đặc biệt chú ý rằng các cuộc khủng hoảng năm 1982 và 1990-91 xảy ra đồng thời hoặc ngay sau khi có sự tăng trưởng âm của đồng tiền. Hình 4 Tăng trưởng tiền tệ và Chu kỳ Kinh tế[2] Cuối cùng, chúng ta thấy rằng mức giá và lạm phát đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách tiền tệ. - Chỉ cần nhìn vào chính sách tiền tệ ở Canada gần đây, ở đó chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều năm đã làm cho Canada có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 30 năm, và đứng vào hàng một trong những nước phương Tây có mức lạm phát thấp nhất. Hình 5 Tăng trưởng tiền tệ và Lạm phát[3] - Điều này được thể hiện trong Hình 5 trên đây, nó chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa mức tăng cung ứng tiền (xác định bởi mức tăng của M2+) và mức lạm phát ? lưu ý rằng quan hệ này diễn ra với độ trễ một năm. - Chúng ta sẽ nói thêm một chút về vấn đề này bằng cách đề cập đến chính sách chống lạm phát trong cuộc suy thoái 1990-91, và chính sách chống suy thoái hiện tại. Ảnh hưởng của Chính sách Chống lạm phát cuối những năm 80 Hình 5 trên đây chỉ cho chúng ta thấy mức tăng cung ứng tiền giảm đi dường như làm giảm lạm phát. - Lạm phát thường xảy ra khi đường AD dịch chuyển sang phải quá nhanh, hoặc nếu đường SAS dịch chuyển sang trái quá nhanh. - Hình 6 dưới đây chỉ ra một trường hợp với mức tăng trưởng quá cao của AD. - Đường AD 0 hiện tại được kỳ vọng sẽ tăng lên đến AD exp trong giai đoạn tiếp theo, tạo nên một áp lực lạm phát. - Hơn nữa, cuối cùng chúng ta sẽ thấy một áp lực tăng lên về tiền lương bởi vì sản lượng sẽ cao hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp sẽ dưới mức tự nhiên ? hãy xem dòng gạch chân trong bài viết của Greenspan. Hình 6 - Để chấm dứt tình trạng này, ngân hàng trung ương giảm mức tăng trưởng AD, điều này làm cho đường LM dịch chuyển sang trái, và giữ cho AD khỏi sự tăng trưởng quá nhanh. - Nếu họ đánh giá sai tình huống, họ có thể có đường AD mới nằm bên trái của đường AD 0 hiện tại, và chúng ta gặp phải suy thoái, như là trong năm 1990-91. - Như chúng ta có thể thấy trong Hình 5, có một vài vấn đề lạm phát nhỏ trong cuối những năm 90, và Ngân hàng Canada phản ứng bằng cách giảm mức tăng cung ứng tiền. - Chúng ta có thể thấy trong Hình 3 rằng mức tăng cung ứng tiền danh nghĩa trở nên âm, và nếu mức lạm phát lúc đó là 5%, thì mức tăng cung ứng tiền thực tế thậm chí còn thấp hơn thiều. - Kết quả là có sự tăng lên về lãi suất trong năm 1990, và dẫn đến giảm mạnh đầu tư trong những năm tiếp theo, như chúng ta đã thấy trong Chương 4 - giữa năm 1989 và 1993 đầu tư thực tế giảm 13.9%, và nền kinh tế đi vào suy thoái. - Hình 5 cho thấy, Ngân hàng Canada đã thành công trong việc giảm lạm phát đến mức gần 1%, nhưng phải cần một chi phí rất lớn để điều chỉnh lạm phát. - Mọi người rất nhận thức được điều này trong những năm đầu của thập kỷ 90, họ hy vọng rằng ngân hàng trung ương Canada và Hoa Kỳ có thể thực hiện tốt hơn việc chấm dứt những áp lực lạm phát hiện thời mà không cần gây ra sự suy thoái. Bây giờ chúng ta đã hiểu về chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào, đây là lúc để tìm hiểu về chính sách tài chính. 3) Chính sách tài chính trong mô hình IS-LM Chính sách tài chính bao gồm những nỗ lực của chính quyền liên bang hoặc cấp tỉnh nhằm tác động đến tình trạng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế bằng cách thay đổi thuế, các khoản chi trả chuyển nhượng, hoặc mua sắm của chính phủ các hàng hoá và dịch vụ. - Trong khoá học này, chúng ta không tập trung vào những nỗ lực để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, như là chính sách môi trường, chính sách lao động (ví dụ, trợ cấp sinh đẻ tăng lên trong ngân sách liên bang năm 2000), chính sách đối với nông nghiệp, v.v - Chúng ta tập trung vào những nỗ lực làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu với chính sách tài chính. -Tự động hoá ổn định là một dạng của chính sách tài chính tự động trong hoàn cảnh suy thoái hoặc kinh tế bùng nổ, mà không có những sự thay đổi có chủ ý của chính phủ. - Ví dụ, nếu nền kinh tế đi xuống, thu thuế giảm và các khoản chi phí chuyển nhượng như bảo hiểm thất nghiệp hoặc khoản phúc [...]... sử dụng chính sách tài chính - Thứ nhất, cũng như chính sách tiền tệ, cần có thời gian để triển khai chính sách này trong toàn bộ nền kinh tế, điều này có nghĩa là có sự khó khăn khi sử dụng nó như là một công cụ chính xác để tinh chỉnh nền kinh tế - Thứ hai, khi bạn tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế như là một phần của chính sách tài chính, điều này làm tăng thâm hụt chính phủ, lượng tiền họ... tại tăng trưởng rất tốt, ngân sách được cân bằng, chi tiêu của chính phủ tăng lên và thuế được giảm xuống - mọi thứ đều diễn ra rất tốt, chừng nào nền kinh tế Hoa Kỳ không có biến cố 6) Kết luận Mô hình IS-LM đầy đủ cho phép chúng ta phân tích hoạt động của chính sách tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế Chính sách tiền tệ mở rộng Chúng ta đã thấy rằng chính sách tiền tệ mở rộng được bắt đầu bằng... có việc làm đầy đủ chính sách tài chính có thể được sửe dụng để thực hiện chính sách ngược chu kỳ - Tuy nhiên, như chúng ta đã nhấn mạnh trong phần trước, mô hình số nhân đơn giản cần được sửa đổi ? chính sách tài chính mở rộng làm tăng lãi suất và mức giá, điều này có tắc động tiêu cực đến nền kinh tế Hình 8 Những Khó khăn Tiềm tàng khác khiTthực hiện Chính sách Tài chính trong Thực tế Có hai vấn... chúng ta cố gắng thực hiện chính sách ngược chu kỳ để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, chúng ta sẽ tăng tổng cầu bằng chính sách tài chính mở rộng - Tuy nhiên, chính sách chống lại thâm hụt của chính phủ liên bang và cấp tỉnh có một tác động phụ không mong muốn là việc tạo ra một chính sách tài chính thắt chặt, điều này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế duy trì sự tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với bình thường... thì chính sách tài chính mở rộng không có một tác động dài hạn nào đối với Y, như được chỉ ra trong Hình 8 dưới đây - Trong trường hợp này, chi tiêu tăng lên của chính phủ dẫn đến một sự chèn lấn hoàn toàn - Tuy nhiên, nếu như trong Hình 7 nền kinh tế không ở trong tình trạng việc làm đầy đủ, chính sách tài chính mở rộng có thể làm tăng GDP thực tế, và đẩy nền kinh tế đến có việc làm đầy đủ chính sách. .. khoản nợ chính phủ và sự thâm hụt Chúng ta hãy nói về nợ chính phủ và sự thâm hụt của chính phủ, hãy bắt đầu với một số khái niệm - Chúng ta có thẻ xác định cân bằng ngân sách của chính phủ tương đương với: Chi tiêu của chính phủ - khoản thu của chính phủ = Mua sắm của chính phủ + Các khoản chi phí chuyển đổi +các khoản lãi phải thanh toán đối với nợ hiện tại - thuế - Nếu chi phí thấp hơn thu vào, thì... hàng, thuế quan, v.v Chi ngân sách 162 phủ Tiền dự trữ Thâm hụt hoặc thặng dư 4,0 2,5% 0 dự kiến Bây giờ chúng ta đã biết được các khoản mục chính trong chi tiêu ngân sách, chúng ta hãy xem những thay đổi về thuế và/ hoặc chi tiêu ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào Mô hình IS-LM cơ bản của Chính sách Tài chính Chúng ta đã biết từ Chương 5 năm rằng một sự tăng lên chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển... lập, bỏ qua thị trường tiền tệ, và giữ nguyên mức lãi suất VÀ mức giá - Bây giờ chúng ta muốn mở rộng phân tích này bằng cách xem điều gì xảy ra đối với sự cân bằng kết hợp, khi chúng ta cho phép hai biến này thay đổi - Hình 7 dưới đây chỉ ra ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng, như là tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế - Thay đổi đó làm tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm dịch chuyển đường... chúng ta trong hoàn cảnh mà sự thất nghiệp xảy ra trước hết, điều này tác động một phần chính sách tiền tệ ban đầu, và dịch chuyển đường LM sang trái - Kết quả cuối cùng của chính sách mở rộng là mức lãi suất thấp đi, một mức GDP thực tế cao hơn, và mức giá cao hơn Hãy chắc chắn rằng bạn cũng có thể tìm ra một chính sách thắt chặt cho hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế như thế nào - Ngày nay có nhiều... sẵn và tiêu dùng, điều này có tác động ngăn cản sự đi xuống của nền kinh tế - Chính sách tài chính tuỳ nghi là những thay đổi có chủ ý trong cấu trúc thuế và chương trình chi tiêu nhằm làm tăng hoặc giảm tổgn cầu - Chúng ta phải lưu tâm đến chính sách tăng trưởng dài hạn nhằm thay đổi tăng trưởng kinh tế dài hạn của nền kinh tế, có lẽ bằng cách khuyến khích các ngành công nghệ cao, hoặc đầu tư vào . Chính sách tài chính và tiền tệ Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ. - Như. của chính sách tiền tệ. - Chỉ cần nhìn vào chính sách tiền tệ ở Canada gần đây, ở đó chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều năm đã làm cho Canada có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 30 năm, và. như thế nào, đây là lúc để tìm hiểu về chính sách tài chính. 3) Chính sách tài chính trong mô hình IS-LM Chính sách tài chính bao gồm những nỗ lực của chính quyền liên bang hoặc cấp tỉnh nhằm