1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án âm thanh lớp 4

7 4,9K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

-Biết và thực hiện được và cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh -Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.. HĐ

Trang 1

Khoa học lớp 4

Bài 41: ÂM THANH

I Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra

-Sau bài học HS biết:

-Nhận biết được những âm thanh xung quanh

-Biết và thực hiện được và cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh -Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh

II Đồ dùng dạy học

-Chuẩn bị theo nhóm

+Ống bơ, lon sữa bò, thước, vài hòn sỏi

+Trống nhỏ, một ít gạo

+Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: Kéo, lược

+Đài và băng cát sét ghi âm thanh của một số loại vật, sấm sét, máy móc… ù -Chuẩn bị chung: Đàn ghi ta

III Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Giáo viên Học sinh

1 Kiểm tra bài cũ

-GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời

câu hỏi

+Nguyên nhân nào làm cho không khí

bị ô nhiễm?

+Em hãy kể những việc em đã làm góp

phần bảo vệ bầu không khí trong sạch?

-Nhận xét đánh giá cho điểm

Chốt lại bài cũ: Nếu con người chúng ta

+Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người Do khí độc như sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải, khói thải từ các loại xe cộ và các nhà máy, chất độc hoá học

+HS tự kể

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 1

Trang 2

không biết cách bảo vệ bầu không khí

thì không khí bị ô nhiễm và ảnh hưởng

đến sức khoẻ, sự sống của con người và

các sinh vật Chính vì vậy mỗi chúng ta

đều phải có ý thức làm cho môi trường

sạch sẽ và giữ cho bầu không khí trong

lành

2 Bài mới

-Giới thiệu bài:Như chúng ta đã biết

mắt để nhìn, mũi để ngửi Vậy tai dùng

để làm gì?

Hằng ngày tai chúng ta nghe được rất

nhiều âm thanh trong cuộc sống Những

âm thanh ấy phát ra từ đâu? Làm thế

nào để chúng ta có thể làm cho vật phát

ra âm thanh? bài hôm nay cô cùng các

em tìm hiểu đó là: Âm thanh

- Ghi đề bài

HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xung

quanh

*Mục tiêu: Nhận biết được những âm

thanh xung quanh

*Cách tiến hành

Hoạt động lớp

Hãy nêu các âm thanh mà em nghe

được

Phân loại chúng theo các nhóm sau:

+Aâm thanh do con người gây ra

+Aâm thanh không phải do con người

gây ra

+Aâm thanh thường nghe được vào buổi

sáng

+Aâm thanh thường nghe được vào ban

ngày

-HS nêu: Tai dùng để nghe

-Nhắc lại tên bài học

-Nối tiếp nêu:Tiếng trống , tiếng đàn, gà gáy , tiếng động cơ máy móc,tiếng hát

+Những âm thanh do con người gây

ra là: tiếng nói , hát, đánh đàn, gõ trống

+Buổi sớm:gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng xe cộ

+Ban ngày: tiếng xe cộ , động cơ máy móc

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 2

Trang 3

+Aâm thanh thường nghe được vào ban

đêm

- Cho HS quan sát tranh 1 SGK

Em có thể nghe thấy âm thanh phát ra

từ đâu?

Qua đó em có nhận xét gì?

*KL: Xung quanh ta có rất nhiều âm

thanh thật phong phú và đa dạng Hàng

ngày hàng giờ tai ta nghe được những

âm thanh đó

Vậy làm thế nào để có âm thanh sau

đây chúng ta cùng thực hành làm một

số vật phát ra âm thanh

HĐ2: Thực hành các cách phát ra âm

thanh

*Mục tiêu: HS biết và thực hiện được

các cách khác nhau để làm cho vật phát

ra âm thanh

*Cách tiến hành:

-Bước 1:Nêu Y/C: Hãy tìm cách để vật

dụng em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ,

sỏi ,kéo lược phát ra âm thanh

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS( các nhóm

báo cáo)

-Bước 2:

GV nhận xét các cách mà HS trình bày

và hỏi: Theo em tại sao vật lại có thể

phát ra âm thanh?

Vì sao âm thanh phát ra lại khác nhau?

+Buổi tối: ếch kêu, tiếng côn trùng chó sủa, mèo kêu

-Nhận xét bổ sung

- Hoạt động cả lớp

- Từ tiếng xe ô tô,tiếng xe máy, tiếng vượn , tiếng chim, tiếng lá kêu , tiếng chân bước của người đi bộ Xung quanh ta có rất nhiều âm thanh thật phong phú và đa dạng

-Làm việc theo nhóm -Thảo luận nhóm 4: -HS tìm cách tạo

ra âm thanh với các vật cá em đã chuẩn bị (Ví dụ: Cho sỏi vào ống để lắc, gõ sỏi vào ống hoặc thước; cọ 2 viên sỏi vào với nhau, kéo cất giấy, chải lược vào tóc )

-Các nhóm báo cáo kết quả làm việc -Thảo luận lớp và nêu

+Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng

+Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau

Rút ra KL: Âm thanh phát ra khác Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 3

Trang 4

*Nhận xét kết luận:Âm thanh phát ra

khác nhau do cách làm cho vật phát ra

âm thanh khác nhau

Để biết nhờ đâu mà vật phát ra âm

thanh, chúng ta cùng làm thí nghiệm

HĐ3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm

thanh.

Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm

thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự

liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm

thanh của một số đồ vật

*Cách tiến hành

Các em đã tìm ra rất nhiều cách làm

cho vật phát ra âm thanh Aâm thanh

phát ra từ nhiều nguồn với những cách

khác nhau Vậy có điểm chung nào khi

âm thanh phát ra hay không? Chúng ta

cùng theo dõi thí nghiệm

-Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành 3

nhóm

Thí nghiệm1

Nêu TN:Rắc một ít hạt gạo lên mặt

trống và gõ trống

Quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí

nghiệm, trao đổi trả lời câu hỏi:

+khi rắc gạo lên mặt trống mà không

gõ thì mặt trống như thế nào?

+khi rắc gạo và gõ trống lên mặt trống,

mặt trống có rung động không? Các hạt

gạo chuyển động như thế nào?

+khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo

chuyển động như trhế nào?

+khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì

có hiện tượng gì?

nhau do cách làm cho vật phát ra âm thanh khác nhau

- Nghe phổ biến cách làm thí nghiệm

-Kiểm tra và báo cáo

Các nhóm báo cáo kết quả

-Nối tiếp trả lời các câu hỏi gợi ý nhận biết khi nào vật phát ra âm thanh

+khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung , các hạt gạo không chuyển động

+khi rắc gạo và gõ trống lên mặt trống, mặt trống ta thấy mặt trống rung lên, các hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 4

Trang 5

Thí nghiệm 2

Nêu TN: Dùng tay bật dây đàn sau đó

đặt tay lên dây đàn

Gọi 2 HS lên làm cho cả lớp theo dõi

sau đó nhận xét

-Hiện tượng gì xảy ra khi làm thí

nghiệm này?

Yêu cầu HS đặt tay lên yết hầu và nói

“khoa học thật lý thú”

Khi nói tay em có cảm giác gì?

-Khi phát ra âm thanh thì mặt trống,

dây đàn, thanh quản có điểm gì chung?

*Nhận xét kết luận

Aâm thanh do các vật rung động phát ra

Khi mặt trống rung động thì trống kêu

Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng

đàn Khi nói không khí từ phổi đi lên

khí quản, qua dây thanh quản làm cho

các dây thanh rung động Rung động

này tạo ra âm thanh Khi rung động

ngừng có nghĩa là âm thanh sẽ mất đi

trống kêu

+Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn

+Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu nữa

HS1 bật dây đàn- HS2 đặt tay lên dây đàn

HS cả lớp quan sát và nêu hiện tượng:

+Khi bật dây đàn thấy dây đàn rung và phát ra âm thanh

+Khi đặt tay lên dây đàn thì dây không rung nữa và âm thanh cũng không mất

- Cả lớp làm theo yêu cầu

+ Khi nói em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên

-Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản đều rung động

HS rút ra nhận xét: Âm thanh do các vật rung động phát ra

-Nghe

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 5

Trang 6

Có những trường hợp sự rung động rất

nhỏ mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp

như hai viên sỏi đập vào nhau, gõ tay

lên mặt bàn, sự rung của màng loa khi

đài đang nói nhưng tất cả mọi âm

thanh phát ra đều do sự rung động của

các vật

HĐ4: Trò chơi tiếng gì, ở phía nào thế

Mục tiêu: phát triển thính giác (Khả

năng phân biệt được các âm thanh khác

nhau, định hướng nơi phát ra âm thanh

*Cách tiến hành

-HS chia làm 2 nhóm Mỗi nhóm gây

5tiếng động (Khoảng nửa phút).Nhóm

kia cố nghe xem tiếng động do vật/

những vật nào gây ra và viết vào giấy

sau đó, so sánh xem nhóm nào đúng

nhiều hơn thì thắng

Nhận xét và chuyển củng cố bài

3.Củng cố -dặn dò

Qua bài học này em biết gì về âm

thanh?

Liên hệ: Xung quanh ta có rất nhiều âm

thanh Nó muôn màu muôn vẻ và rát có

ích cho cuộc sống Nhờ âm thanh mà ta

có thể giao tiếp với nhau và phát triển

ngôn ngữ Nhờ âm thanh cuộc sống

phong phú hơn Để hiểu thêm về điều

đó các tiết sau chúng ta tiếp tục tìm

hiểu

-Nhận xét tiết học

-Nhắc HS về nhà học ghi nhớ

-Hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên

-Tự phát hiện

- Aâm thanh thật phong phú và đa dạng Aâm thanh do các vật rung động phát ra

-2HS đọc ghi nhớ

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 6

Trang 7

Giáo viên: Cao Thị Tình

Trang 7

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w