Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
211 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC TIẾT HỌC NGOẠI KHOÁ XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN” A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm học 2008 – 2009 là năm học diễn ra với nhiều sự kiện trọng đại mà ngành giáo dục nước nhà đã đề ra. Đặc biệt trong đó thực hiện theo kế hoạch số 40/2008 CT – BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Với chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Để thực hiện được những nội dung, yêu cầu đó, bằng những việc làm cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra, cụ thể đi sâu và nâng cao chất lượng tổ chức tiết học ngoại khoá. nhằm giáo dục một cách toàn diện cho học sinh, đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Mà giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. “Có nhiệm vụ xây dựng và phát triển trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Như chúng ta đã biết mỗi học sinh có sự nhận thức và điều kiện phát triển khác nhau, giữa các em có sự phát triển không đồng đều trong cùng một lứa tuổi. Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trong quá trình học tập và để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học? Khi mà mỗi tiết học, mỗi môn học đều theo một quy trình thì sự cảm nhận và quá trình tiếp thu những kiến thức đối với học sinh trong một tiết học không có hiệu quả cũng như học sinh không có hứng thú. Với những băn khoăn, trăn trở về chất lượng nhận thức của các em, đặc biệt đối với lớp tôi là lớp thuộc điểm trường lẻ có số học sinh dân tộc Xtiêng chiếm tỷ lệ cao, cụ thể là tổng số học sinh là 17 em, trong đó số học sinh Xtiêng chiếm 94,1 %, học sinh người kinh không có. Với đặc thù của lớp tôi chủ nhiệm là về: - Khả năng nhận thức yếu, chậm, khó nhớ, mau quên. - Khả năng giao tiếp kém. - Tiếng phổ thông đối với các em rất hạn chế. - Khả năng giao tiếp xã hội kém. - Khả năng đọc, viết và kĩ năng tính toán ở lớp dưới nhiều em còn chưa nắm vững… Từ đó với tinh thần trách nhiệm, niềm đam mê, tìm tòi,, tôi đã đưa ra một giải pháp như sau. Để nâng cao dần về khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, khả năng đọc, viết, khả năng giao tiếp xã hội bằng tiếng phổ thông thành thạo hơn… tôi đã đề ra kế hoạch “Tổ chức tiết học ngoại khoá – xây dựng lớp học thân thiện.” cụ thể như sau: II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Về phía phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc học hành của con em, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con ngay từ đầu năm học. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” - Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong nhà trường cũng như ở địa phương. - Luôn được sự quan tâm sâu sát, sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của ban giám hiệu, chuyên môn. - Đa số các em đều ngoan, vâng lới thầy cô và cha mẹ. 2. Khó khăn: - Đa số các em về nhận thức yếu, chậm, giao tiếp kém, tiếng phổ thông còn rất kém, ít giao tiếp xã hội…. - Về học sinh nhiều em còn chua chú ý, tập trung vào việc học tập, ít tiếp xúc với đông đảo bạn bè nên còn nhút nhát, chua mạnh dạn trên lớp. - Học sinh nói tiếng phổ thông chưa thành thạo, vẫn còn nhiều em sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với bạn bè lúc trên lớp. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ cán bộ giáo viên phụ trách thiếu nhi: “Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm)… trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác đến nay vẫn rất gần gũi và sống động trong thực tiễn trong công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi đòi hỏi mỗi người giáo viên phải lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy học của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hộp cả ba yều tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu trường yêu lớp, yêu thương bạn bè, biết giữ vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hoá”. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc từ câu nói đó bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi tiết học, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Thông qua tiết học, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, chủ động của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, các ngành làm công tác giáo dục mong muốn. Việc tổ chức tiết học ngoại khoá là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người tổ chức thực hiện phải kiên nhẫn bển bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác giáo dục. Một lớp học tạo được sự thân thiện là do cách tổ chức tiết học ngoại khoá thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả. I – CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾT HỌC: 1. Yêu cầu chung Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 2 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” Tổ chức tiết học ngoại khoá là việc thường xuyên và quan trọng trong quá trình giáo dục của người giáo viên. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình giáo dục. Chính vì vậy để tổ chức tốt tiết học ngoại khoá cần: + Nội dung tiết học phải đảm bảo đúng đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. - Đồ dùng cần thiết phục vụ tiết học phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, ấn tượng đối với các em. - Thời gian thực hiện tiết dạy vừa phải, không nên quá dài dễ gây mệt mỏi cho các em. 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức tiết học. Căn cứ kế hoạch hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi của liên đội Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2008 – 2009, với chủ đề: “Thiếu nhi Bù Đăng Làm nghìn việc tốt Xứng cháu Bác Hồ” Đây là năm thiếu nhi – nhi đồng thi đua rèn đức - luyện tài lập thành tích chào mừng kỷ niệm 34 năm giải phóng Bù Đăng và 20 năm tái lập huyện. Và tiến tới kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đoản TNCS Hồ Chí Minh, 68 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 119 năm ngày sinh nhật Bác… Đặc biệt là thực hiện theo chủ đề năm học 2008 – 2009 của Bộ GD – ĐT phát động “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần cho tiết học ngoại khoá cụ thể như sau: * Ví dụ cụ thể: Tháng Chủ điểm Nội dung Hình thức Thực hiện 09 Em yêu trường em - Giáo dục các em biết lễ phép với thầy cô. - Chuẩn bị đầy đủ sách vở. - Thăm quan phòng truyền thống, các phòng ban. Từ hàng dọc: HỌC SINH Tuyên truyền Tham quan Trò chơi ô chữ Tiết 5/thứ 6 Tuần 4 10 Thi đua học tập tốt lao động tốt - Tuyên truyền ngày 15/10 - Tuyên truyền ngày 20/10 - Thực hiện tuần học tốt. - Từ hàng dọc: HOA ĐIỂM 10 Hái hoa dân chủ Tuyên truyền Trò chơi ô chữ Tuần 8 Từ ngày 10 – 20/10 11 Nhớ ơn thầy cô - Giáo dục các em hiểu ngày nhà giáo Việt Nam - Tìm hiểu về các môn học Thi văn nghệ Vẽ tranh về thầy cô Hái hoa dân chủ Tuần 10 Tuần 11 Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” 12 Em yêu quê hương Bù Đăng - Giáo dục các em biết về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. - Giáo dục các em về truyền thống đấu tranh của quan và dân Bù Đăng. Thi vẽ tranh về chú bộ đội Hái hoa dân chủ Tuần 15 Tuần 16 1 + 2 Mừng đảng mừng xuân - Giáo dục các em hiểu về tết cổ truyền. - Giáo dục các em biết về Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khoá: ƠN ĐẢNG Thi văn nghệ Trò chơi ô chữ Tuần 20 Tuần 22 03 Làm nghìn việc tốt tiến bước lên đoàn - Giáo dục các em hiểu về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 - Giáo dục các em hiểu biết về truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trò chơi ô chữ Hái hoa dân chủ Thi văn nghệ Tuần 26 Tuần 28 04 Đất nước trọn niềm vui - Giáo dục các em về quê hương đất nước Từ chìa khoá: GIẢI PHÓNG MIỀN NAM Trò chơi ô chữ Tuần 32 05 68 mùa hoa Đội ta lớn lên cùng đất nước - Giáo dục hiểu về truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Giáo dục các em biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Hái hoa dân chủ Thi kể chuyện về Bác Hồ Tuần 33 Tuần 34 2. Tổ chức thực hiện. Qua tìm hiểu về cách tổ chức hoạt động ngoại khoá, sự tìm tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. đặc biệt là các chương trình giải trí trên đài truyền hình như: “Lực sĩ tí hon”, Đường lên đỉnh Ôlimpia”, “Rung chuông vàng”…. Tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với lớp mình. a) Mục đích: - Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học. - Tạo cho học sinh tự tin trong khi tiếp thu kiến thức, khi giao tiếp với bạn bè và khi đứng trước lớp. - Học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập thông qua tiết học ngoại khoá. - Học sinh được tự do trao đổi với bạn bè về những hiểu biết của mình. Học sinh được rèn kĩ năng đọc, viết, tính toán thông qua trò chơi trong giờ học ngoại khoá. b) Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi về kiến thức học sinh đã học và những điều xung quanh gần gũi với các em. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 4 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” - Một số trò chơi rèn kĩ năng nhớ nhanh, nói nhanh…. - Một số bài hát quen thuộc mà học sinh đã học. - Phương tiện phục vụ cho tiết học ngoại khoá. c) Công tác phối hợp: - Phối hợp với ban ngành đoàn thể trong trường xây dựng nội dung, cách thức tổ chức tiết học. - Tham gia ý kiến phụ huynh học sinh ủng hộ kinh phí tổ chức và mua quà tặng cho các em trong tiết học ngoại khoá. - Tham mưu với ban giám hiệu, chuyên môm xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp. 3. Ví dụ cụ thể thực hiện một tiết học ngoại khoá. * Ví dụ 1: 1) Ổn định tổ chức: Nhóm phụ trách sao tổ chức vui văn nghệ. 2) Kiểm tra: + Số lượng học sinh tham gia. + Đồ dùng phục vụ cho tiết học. 3) Giới thiệu chương trình: + Tổ chức vui văn nghệ. + Trò chơi ô chữ. 4) Tổ chức thực hiện. 5) Kết thúc tiết học (tuyên dương – khen ngợi) 3.1. Hình thức: “Thi văn nghệ” Thông qua trò chơi rèn cho các em phát triển thêm về năng khiếu của mình đưa các em đến với sự thư giãn thoải mái khi học tập. 3.1.1. Cách thức tổ chức: - Văn nghệ - Tổ chức thi cá nhân. (Từng em học sinh trình bày bài hát mình yêu thích, và có thể biểu diễn.) Mỗi lần cá nhân học sinh hoặc tổ trình bày xong giáo viên và cả lớp bình chọn các em, tổ trình bày tốt động viên khuyến khích các em bằng những phần thưởng nhỏ như: quyển vở, bút chì, phấn …. 3.2. Hình thức: “Trò chơi ô chữ” Đây là hình thứcluôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo thừng chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. Từ đó các em được lĩnh hội, bổ sung những kiến thức trong học tập. 3.2.1. Cách tổ chức: * Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc. * Đoán từ hàng ngang ra từ chìa khoá. Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là một quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy….) tìm ra từ chìa khoá? (Hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở. 3.2.2. Đồ dùng phục vụ: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” Bảng (hoặc giấy roky) di động được kẻ sẵn ô theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng dọc, phấn màu để điền chữ (phấn màu trắng là hàng ngang, phấn màu đỏ hàng dọc). 3.2.3. Ví dụ cụ thể: Chủ điểm tháng 9: “Em yêu trường em” a) Mục đích: Nhằm tạo cho các em hiểu thêm về trường lớp, làm quen dần với môi trường học tập, hiểu về ngày khai trường. Biết giới thiệu về mình, gần gũi với thầy cô, từ đó các em phấn đấu rèn luyện học tập tốt để trở thành cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước. b) Chuẩn bị: * Bảng di động. * Phấn màu đỏ ghi từ hàng dọc. * Phấn màu trắng ghi từ hàng ngang. * Ảnh chụp về quang cảnh lễ khai giảng. c) Nội dung ô chữ: * Ô chữ: L Ớ P H A I T R Ư Ờ N G H Ọ C T H Ầ Y C Ô S Á U N H I Đ Ồ N G N G U Y Ễ N V Ă N T R Ỗ I K H A I T R Ư Ờ N G Gợi ý tìm từ: Hàng ngang thứ nhất: (từ gồm 6 chữ cái): Em là học sinh lớp mấy? Lớp hai - xuất hiện chữ H Hàng ngang thứ hai: (từ gồm 9 chữ cái) Đây là nơi em đến học tập? Trường học - xuất hiện chữ O Hàng ngang thứ ba: (từ gồm 6 chữ cái) Ở trường ai là người dạy bảo em? Thầy cô - xuất hiện chữ C Hàng ngang thứ tư: (từ gồm 3 chữ cái) Tên ngày trong tuần sau ngày thứ năm bắt đầu bằng chữ S? Sáu - xuất hiện chữ S Hàng ngang thứ năm: (từ gồm 7 chữ cái) Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ đến ai? Nhi đồng - Xuất hiện chữ I Hàng ngang thứ sáu: (từ gồm 13 chữ cái) Em là học sinh trường nào? Nguyễn Văn Trỗi - xuất hiện chữ N Hàng ngang thứ bảy: (từ gồm 10 chữ cái) Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? Khai trường - xuất hiện chữ H Xuất hiện ô chữ hàng dọc: HỌC SINH Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 6 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” Gợi ý: từ gồm hai tiếng có 6 chữ cái: Chỉ bạn nhỏ hàng ngày cắp sách đến trường? * Ví dụ 2: 1) Ổn định tổ chức: Nhóm phụ trách sao tổ chức vui văn nghệ. 2) Kiểm tra: + Số lượng học sinh tham gia. + Đồ dùng phục vụ cho tiết học. 3) Giới thiệu chương trình: + Hái hoa dân chủ. + Trò chơi Ai nhanh – Ái khéo. + Thi kể chuyện 4) Tổ chức thực hiện. 5) Kết thúc tiết học (tuyên dương – khen ngợi) 3.3. Hình thức: “Thi kể chuyện” - Kể chuyện - tổ chức thi theo tổ( mỗi tổ dụng câu chuyện theo vai và trình bày tro tiết học). Mỗi lần cá nhân học sinh hoặc tổ trình bày xong giáo viên và cả lớp bình chọn các bạn, tổ trình bày tốt động viên khuyến khích các bạn bằng những phần thưởng nhỏ như: quyển vở, bút chì, phấn… 3.4. Hình thức: “Hái hoa dân chủ” Với hình thức này giúp các em học sinh trong cả lớp được tham gia. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao. 3.4.1. Cách thức tổ chức: Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục truyền thống, tấm gương tiêu biểu…. từ dễ đến khóphù hợp với mức độ, khả năng của học sinh trong lớp, và gắn vào những bông hoa nhiều màu sắc, gắn trên cây thông trang trí để giữa lớp học. Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởngcủa ban tổ chức(quyển vở, bút chì, thước kẻ….) nếu trả lời sai bạn khác sẽ giành quyền trả lời. 3.4.2. Ví dụ cụ thể: Chủ điểm tháng 11: “Nhớ ơn thầy cô” a) Mục đích: Đây là tháng cao điểm thi đua học tập, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Thông qua trò chơi giúp các em có những hiểu biết về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô. Từ đó các em phấn đấuhọc tập, rèn luyện để trở thành người học trò ngoan, hiếu thảo. b) Chuẩn bị: + Giấy màu cắt hoa + Hệ thống câu hỏi chủ đề ngày 20/11 + Trang trí cây hoa c) Nội dung câu hỏi: 1) Bài tập đọc đầu tiên em học là gì? (Có công mài sắt, có ngày nên kim.) 2) Ngày 20/11 là ngày gì? (Ngày nhà giáo Việt Nam) 3) Em hãy hát bài hát “Bụi phấn” Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” 4) Tìm từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong các câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn sau: - Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải…. - Đi một ngày đàng… một sàng khôn. - ……thầy không tày ……bạn. - ……đi đôi với hành. - ……, … nữa, ……mãi. Đáp án: Học 5) Muốn đươc5 thầy cô vui lòng các em phải làm gì? (Học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lởi thầy cô). 6) Cô là mẹ, mẹ là cô em hãy hát một bài hát về mẹ và cô? (Mẹ và cô) 7) Em đọc bài thơ “Cô giáo lớp em”. Hãy nêu tác giả? (Nguyễn Xuân Sanh) 8) Người mẹ hiền trong bài tập đọc “Người mẹ hiền” là ai? (Cô giáo) 9) Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: a) Cô Tuyết Mai … môn Tiếng Việt. b) Cô …. Bài rất dễ hiểu. c) Cô … chúng em chăm học. 3.5. Trò chơi: “Ai nhanh – Ai khéo” (thực hiện thi theo đội) 1. Trò chơi 1: Trong vòng 5 phút các đội thi vẽ xong bức tranh trên giấy roky với chủ đề: “THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG” 2. Trò chơi 2: Gắn biển báo giao thông (thi tiếp sức) * Cách chơi: Gọi 14 em chia làm 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh chơi, các em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai cho đến em cuối cùng. * Kết thức trò chơi: Công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng. 3. Trò chơi thứ 3: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân ca các miền (mỗi đội 5 em). * Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai và cho đến em cuối cùng. Đáp án: + Lý cây xanh – Dân ca Nam bộ. + Ru em – Dân ca Xê Đăng + Trống cơm – Dân ca Bắc Bộ. + Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng. * Kết thúc trò chơi: Công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng. C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua một số hình thức tổ chức tiết học ngoại khoá của lớp tôi, hoạt động này đã thu hút 100 % các em trong lớp tham gia, nó tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 1. Kết luận: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 8 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khố xây dựng lớp học thân thiện” Qua một năm thực hiện tổ chức tiết học ngoại khố – xây dựng lớp học thân thiện, tơi thấy các em học sinh trang bị thêm cho mình hiểu biết về truyền thống của Đảng, Bác Hồ, về Đồn, Đội …. Chương trình chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh. Qua đó các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Đồng thời nhằm nâng cao ý thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình. Do vậy có thể khẳng định việc tổ chức tiết học ngoại khố là khơng thể thiếu đối với trường phổ thơng. Tổ chức tiết học ngoại khố khơng chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi mà tiết học góp phần khơng nhỏ vào phong trào học tập và phát triển tồn diện cho học sinh. Qua đó cũng khẳng định vai trò của người giáo viên và việc tổ chức tiết học ngoại khố là rất quan trọng trong nhà trường. Tiết học ngoại khố tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý lứa tuổi của các em. 2. Kết quả: Qua q trình “Tổ chức tiết học ngoại khố – xây dựng lớp học thân thiện” so với q trình học tập đầu năm của lớp tơi có được kết quả như sau: * Về khả năng nhận thức: TSHS Đầu năm Cuối năm 17 Yếu, chậm Tiến bộ Yếu, chậm Tiến bộ 10 7 1 16 * Về khả năng giao tiếp: TSHS Đầu năm Cuối năm 17 Chưa mạnh dạn Mạnh dạn Chưa mạnh dạn Mạnh dạn 11 6 0 17 - Qua thể hiện số liệu minh hoạ ở trên tơi nhận thấy học sinh lớp tơi rất có tiến bộ so với đầu năm học khi tơi mới nhận lớp. - Các em đã xố bỏ được bản tính nhút nhát, mắc cỡ thêm vào đó làm cho các em thêm tự tin hơn, bên cạnh sự tự tin ấy còn thúc đẩy tinh thần và ý thức học tập của các em hăng hái phát biểu ý kiến tích cực trong mọi tiết học. - Kết quả cuối học kì I vừa qua đạt được kết quả khá tốt ở hai mơn Tốn và Tiếng việt đạt điểm trên trung bình. - Bản thân khơng ngừng học hỏi kinh nghiệm, trau dồi thêm khả năng của minh mong được thêm sức lực, hiểu biết của mình truyền dạy cho các em mong sao đem lại sự tự tin và niềm hứng thú trong học tập đối với các em. 3. Bài học kinh nghiệm Qua q trình thực hiện tổ chức tiết ngoại khố muốn đạt được kết quả, gây được sự hứng thú của học sinh đồng thời có tác dụng giáo dục, thư giãn cần thực hiện tốt những điều sau: * Một là: tổ chức tiết học ngoại khố cho các em là một việc làm hết sức cần thiết nhất là đối với học sinh vùng dân tộc đây là dịp để các em tham gia vào sân chơi cung cấp cho các em một lượng kiến thức, trò chơi học tập bổ ích. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9 Người thực hiện: Dương Thị Năm Sáng kiến kinh ngiệm “Tổ chức tiết học ngoại khoá xây dựng lớp học thân thiện” *Hai là: các hoạt động luôn thay đổi về nội dung, hình thức để các em không nhàm chán. * Ba là: tổ chức tiết dạy với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với học sinh tiểu học. Xây dựng các tiết dạy với thời gian ứng với từng chủ điểm của tháng nhằm giáo dục các em theo từng bài học của chủ điểm. *Bốn là: Chuẩn bị tốt nội dung câu hỏi về những kiến thức trong các môn học và gắn với cuộc sống xung quanh. Cùng với việc chọn trò chơi nhiều thể loại khác nhau như: trò chơi vận động, trò chơi giải trí, nhanh tay, nhanh mắt…. và điều quan trọng là trò chơi phải phù hợp với nội dung giáo dục đáp ứng được nội dung bài học. *Năm là: Việc tổ chức tiết học ngoại khoá phải được thực hiện thường xuyên, tiết dạy sẽ rất sôi nổi, hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt, mọi hoạt động trong giờ học học sinh cảm thấy tự tin hơn, qua đó khích lệ các em phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại nhút nhát nơi học sinh. *Sáu là: Phải biết kết hợp một cách đồng bộ với các bộ phận như: ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chỉ huy liên đội. Từ 6 bài học trên thông qua nội dung chương trình tổ chức các hoạt động trong tiết học ngoại khoá tôi đã trình bày ở trên. Với những nội dung yêu cầu cụ thể là kết quả đã đạt được. Vì thế để thực hiện theo công văn số 40/2008/ CT – BGDĐT V/v phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Tôi đã xây dựng 15 nội dung lớp học thân thiện như sau: 1. Không có học sinh chán học, nghỉ bỏ học không có lí do. 2. Lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của học sinh, phải có sự trang trí phù hợp mang tính giáo dục. 3. Lớp học phải đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ dùng của học sinh hợp vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, tiện lợi cho việc sử dụng trong tiết học hoặc chuyển tiết. 4. Lớp học phải sử dụng và bảo quản các thiết bị và đồ dùngdạy học của nhà trường, có sự sáng tạo trong việc giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học. 5. Lớp học phải luôn sạch sẽ, không bám bụi, vẽ bẩn lên tường. Tài sản của công do lớp quản lý phải giữ gìn an toàn, sử dụng điện tiết kiệm. 6. Lớp học có tập thể bạn thân thiện như: Gọi bạn xưng tôi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn các bạn bị khuyết tật… 7. Lớp học: phải an toàn đúng quy cách không nguy hiểm, không có mùi hôi thối, không có tai nạn xảy ra trong lớp, trong nhà trường. Tham gia các hoạt động tập thể, các trò chơi bổ ích. 8. Lớp học: phải tham gia các hoạt động phong trào như: giao lưu VHVN – TDTT, giáo dục kĩ năng sống, luật chăm sóc giáo dục TE, bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh chung. 9. Lớp học có sự tham gia của giáo viên với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội khác. Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 10 Người thực hiện: Dương Thị Năm [...]... và cơ sở vật chất cho tiết học + Chỉ đạo các bộ phận phối hợp tổ chức một cách đồng bộ Người viết Dương Thị Năm Giáo viên Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Bù Đăng – Bình Phước NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………... kể chuyện” Hình thức: “Hái hoa dân chủ” Hình thức: Trò chơi “ Ai nhanh – Ai khéo” C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1 Kết luận 2 Kết quả 3 Bài học kinh nghiệm 4 Kiến nghị đề xuất D – ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỐNG KHOA HỌC Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 12 Người thực hiện: Dương Thị Năm . nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý. giữ gìn kỷ luật, học văn hoá”. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc từ câu nói đó bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt được tâm. học ngoại khoá là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người tổ chức thực hiện phải kiên nhẫn bển bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác giáo dục. Một