Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
139 KB
Nội dung
……………………………………………………………………………………… VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 8 HỌC TỐT KIỂU VĂN BẢN THUYẾT MINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở (THCS) khẳng định sáu kiểu văn bản làm trục đồng quy: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận (nghị luận), thuyết minh và điều hành (hành chính - công vụ). Trên cơ sở ấy, việc làm cho học sinh (HS) thành thạo những kĩ năng, năng lực tiếp nhận và tạo lập sáu kiểu văn bản nói trên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong chương trình Tập làm văn nói riêng ở bậc THCS. Nhìn chung, nội dung chương trình thay sách 6,7,8,9 đối với môn Ngữ văn nói riêng đã đem lại nhiêù điểm mới, có phần hấp dẫn, hứng thú và khơi gợi được nhiều hơn cho cả ngưòi dạy lẫn người học. Mặc dù trên cơ sở của nội dung chương trình đã có trước đây, song những nội dung phương pháp mới cũng rất đáng kể và cần phát huy. Tóm lại, điểm nổi bật trong đổi mới nội dung chương trình và phương pháp là tăng tính thực hành, giúp học sinh sát với thực tế đời sống cho học sinh trong toàn cấp. Điều ấy giúp tránh được sự áp đặt, nặng nề, vụn vặt, có tính chất lí thuyết, sách vở mà trước đây thường hay mắc phải. Một trong những điểm mới ấy là đưa kiểu văn bản thuyết minh thành một kiểu văn bản chính ở phân môn Tập làm văn (dành cho học sinh lớp 8,9). Đây là yêu cầu cần thiết đối với học sinh cuối bậc học THCS. Có thể thấy được tác dụng thiết thực của kiểu văn bản này, bởi nó giúp cho học sinh: - Rèn luyện được kĩ năng quan sát kĩ lưỡng các sự vật, hiện tượng ở xung quanh, biết hệ thống hóa các đặc điểm của đối tượng. Từ dó nắm bắt được các tri thức khách quan về đối tượng mà mình quan sát, hiểu được bản chất của đối tượng đó. - Thêm nữa, văn bản thuyết minh được sử dụng rất phổ biến ở ngay sách giáo khoa (SGK) mà các em học hằng ngày. Bằng văn bản thuyết minh và các phương ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 1 ……………………………………………………………………………………… pháp của thuyết minh, SGK đã lần lượt chuyển tải “Những tri thức khách quan” đến với người học, người đọc. Như vậy đủ thấy vai trò và tác dụng không nhỏ của văn bản thuyết minh đem lại cho người học Ngữ văn nói riêng và mọi môn học khác nói chung cũng như trong thực tiễn đời sống xã hội. Tuy vậy, trong thực tế qua nhiều năm giảng dạy lớp 8 ( thay SGK), chúng tôi thấy hiệu quả dạy học văn bản thuyết minh chưa cao, đòi hỏi người dạy phải suy nghĩ, tìm cách cải tiến phương pháp hơn nữa. Để có cơ sở thực hiện điều đó, chúng tôi đã tìm hiểu và xác định một số nguyên nhân sau: 1. Về phía học sinh: - Học sinh nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết nắm bắt và thực hành văn bản thuyết minh, mối quan hệ giữa học và hành văn bản thuyết minh, còn tỏ ra hờ hững, xem nhẹ loại văn bản này hoặc học qua loa, trình bày vấn đề còn sơ sài. - Học sinh chưa có thói quen quan sát tìm hiểu sự vật chung quanh (dù gần gũi nhất), chưa có kiến thức phổ thông hoặc chưa có nhiều vốn sống thực tế. Điều ấy cũng dẫn đến cái khó đáng kể khi học văn thuyết minh. - Năng lực thực hành còn hạn chế, chủ yếu bám SGK và những gì có sẵn trong SGK để vận dụng… Những nhược điểm nêu trên lâu dần thành thói quen thụ động, đối phó, thậm chí “xa lạ” với những gì diễn ra xung quanh, trong đời sống hằng ngày mà ai cũng có thể bắt gặp. 2. Về phía người dạy: Văn bản thuyết minh vốn rất thông dụng, nhưng lần đầu tiên hệ thống thành phương pháp luận, giáo viên ít nhiều còn bỡ ngỡ trong việc định hướng các hoạt động dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Có trường hợp xem nhẹ vai trò của văn bản thuyết minh so với các kiểu văn bản khác đã được đưa vào chương trình từ ban đầu. Vì thế trong quá trình dạy văn bản thuyết minh, người dạy chưa thật sự chú ý tìm ra các biện ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 2 ……………………………………………………………………………………… pháp dạy học tốt nhất, còn chung chung, chủ yếu theo SGK và hướng dẫn trong sách giáo viên. Kết quả, khả năng viết một bài văn thuyết minh của các em chưa tốt, đôi khi không đúng kiến thức về đối tượng thuyết minh đó , thiếu thuyết phục người nghe, thậm chí có nhiều bài viết học sinh trình bày như một bài học của môn khoa học công nghệ . Từ cơ sở khoa học và thực tiễn ấy, chúng tôi nghĩ rằng việc rèn luyện kĩ năng thực hành, thực tế cho học sinh khi viết văn thuyết minh là điều đáng quan tâm. Giúp các em có thêm kiến thức thực tế từ nhiều đối tượng khác nhau để bài học được nhẹ nhàng, linh hoạt hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: - Văn bản thuyết minh rất thông dụng, từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình học cho học sinh. Nó trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, qui luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Hai chữ thuyết minh bao gồm cả ý giải thích trình bày, giới thiệu cho được hiểu rõ. - Khác với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được bài thuyết minh, phải tiến hành đìều tra, nghiên cứu, học hỏi, tích lũy tri thức. - Tuy mới đưa vào chương trình, nhưng văn bản thuyết minh không xa lạ đối với học sinh, bởi bài giảng của các thầy cô trong tất cả các môn học chính là bài thị phạm tốt cho văn bản thuyết minh. Chỉ cần giáo viên có ý thức hướng dẫn là học sinh có thể làm được bài thuyết minh. ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 3 ……………………………………………………………………………………… - Trong chương Ngữ văn lớp 8, văn bản thuyết minh được học trong 13 tiết (chưa kể trả bài cũng như các văn bản phục vụ cho văn bản thuyết minh).Cụ thể: + Học kì I : 7 tiết ( 4 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện nói, 2 tiết làm bài viết) + Học kì II: 6 tiết ( 2 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành viết đoạn, 1 tiết ôn tập, 2 tiết làm bài viết) - Ngoài kiến thức trong các văn bản đang học, tất cả các bài học về văn bản thuyết minh (chương trình Ngữ văn lớp 8) đều nhằm tích cực hóa, kích thích sự quan sát và ghi nhận của học sinh về một đối tượng thuyết minh. Qua đó, làm sáng tỏ một chân dung, một thắng cảnh, một đồ vật, một nét sinh hoạt văn hoá đã và đang gắn bó gần gũi với đời sống thực tại. Điều ấy nhằm nâng cao sự hiểu biết tri thức phổ thông của người học, giúp học sinh có thêm vốn sống và biết vận dụng những kiến thức ấy vào bài học, vào cuộc sống. 2. Quá trình thực hiện: - Năm học thứ 1: (2005-2006): Nghiên cứu thực trạng, hình thành ý tưởng cải tiến, vạch kế hoạch thực hiện. - Năm học thứ 2: (2006-2007): Chọn lớp thử nghiệm, thực nghiệm và lớp đối chiếu; từng bước bổ sung, rút kinh nghiệm. - Năm học thứ 3: (2007-2008): Tiếp tục chọn thực nghiệm ở mức độ cao hơn, triển khai thực hiện đại trà trên tất cả các lớp được phân công giảng dạy, tổng kết kinh nghiệm hoàn chỉnh đề tài. - Chúng tôi chỉ làm những việc trên đối với các lớp được thử nghiệm và thực nghiệm. - Riêng lớp đối chứng (không áp dụng đề tài) chúng tôi dạy bình thường, chỉ khơi gợi những điểm có trong đề tài để các em tự học. Từ cách học của các em, chúng tôi tự đúc rút, nhận xét, bổ sung cho việc thực hiện đề tài ở các lớp được áp dụng. ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 4 ……………………………………………………………………………………… - Đối với lớp được áp dụng, chúng tôi cũng chỉ thực hiện và áp dụng từng bước trong phạm vi đề tài, tuỳ theo nội dung bài mà chúng tôi đi nhiều hay ít các bước hoặc chọn lựa thế mạnh ở những nội dung nào mà thực hiện. 3. Các bước tiến hành: 3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài, tôi đã đầu tư từ năm học trước và lần lược tiến hành các bước sau: 3.1.1. Nghiên cứu, nắm đặc trưng kiểu văn bản thuyết minh, tìm hiểu nội dung chương trình giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo lớp 8, tùy thời lượng được phân bố, tùy nội dung kiến thức bài dạy, chú ý các thế mạnh của các phương pháp được áp dụng. 3.1.2. Tìm hiểu, nắm kĩ lại các phương pháp để tìm cách kết hợp vận dụng theo từng bài, từng lớp khác nhau, chú ý các thế mạnh của các phương pháp được áp dụng. 3.1.3. Ghi chép, lựa chọn nhiều cách làm, tìm cách đối chiếu, khắc phục và bổ sung. 3.1.4. Chọn lọc các đối tượng cần thể nghiệm, đối chứng. 3.2. Tổ chức dạy học trên lớp: Như đã trình bày, trên cơ sở xây dựng cách làm mới về phương pháp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu bài học, giúp các em bước đầu tìm hiểu đặc trưng của kiểu văn bản thuyết minh so với các loại văn bản khác, nhận diện văn bản thuyết minh, tích luỹ tri thức khách quan, nắm vững các phương pháp thuyết minh, cách viết “văn” trong văn bản thuyết minh. 3.2.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: 3.2.1.1. Biện pháp giúp HS hiểu rõ đặc điểm của văn bản thuyết minh so với loại văn bản khác: ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 5 ……………………………………………………………………………………… - Như đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) một cách khách quan, chính xác, về mọi hiện tượng sự vật trong đời sống xã hội. Đây là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn bậc THCS ở Việt Nam, mặc dù nó là loại văn bản hết sức thông dụng và rất phổ biến từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Cũng chính vì tính chất phổ biến thông dụng ấy mà văn bản thuyết minh rất gần gũi với đời sống. con người, xã hội (Từ một vật dụng, đồ dùng quen thuộc cho đến một danh lam thắng cảnh, từ một lời giới thiệu xuất xứ của một đồ vật bình thường đến những chân dung con người và những kiến thức (tri thức) khoa học rộng lớn nhưng rất gần gũi, thân quen…). - Hiểu được đặc điểm ấy để HS có thể rút ra được những kết luận về nhiệm vụ mà văn bản thuyết minh thường làm. Và do vậy, không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 8 (trong bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”) đưa ra một tiêu đề: “Văn bản thuyết minh trong đời sống con người”. Sau đó là những đoạn thuyết minh mẫu đã bộc lộ được “đời sống con người” mà các văn bản khác không thể thay thế được. Đó chính là một “kiểu riêng” của văn bản thuyết minh. - Để làm được nội dung trên (hình thành khái niệm, kết luận), chúng ta khai thác ý nghĩa thực tế và thông dụng từ các văn bản mẫu mà SGK đưa ra, đồng thời lấy thêm ví dụ từ các bài dạy của giáo viên ở các môn học minh họa thêm giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh. Sau đó làm cho HS thấy được nội dung lợi ích, ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng, một nét sinh hoạt văn hóa nào đó mà đôi khi đối với các em nó trở thành xa lạ, khó thực hiện, nếu chưa học văn thuyết minh. Thậm chí các em có thể cung cấp (cho lớp học) nhiều đề tài, vật dụng để thuyết minh và tập thuyết minh. Qua đó, HS có kĩ năng nhận biết và thực hành văn thuyết minh như một nhu cầu trong đời sống mà các em đã quan sát, tìm hiểu. 3.2.1.2. Biện pháp giúp HS nhận diện văn bản thuyết minh: - Việc thông hiểu và nhận diện văn bản thuyết minh với đặc điểm cơ bản của nó cũng là điều đáng lưu ý, bởi qua đó HS sẽ có điều kiện để tiếp nhận dễ dàng và dẫn đến làm tốt văn bản thuyết minh. Trên cơ sở phân biệt với các kiểu văn bản khác (như đã nói ở bước một), văn bản thuyết minh làm cho người ta “hiểu” bản chất của ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 6 ……………………………………………………………………………………… sự vật, hiện tượng chứ không phải nặng về diễn biến sự việc, lí lẽ, suy luận, hoặc dùng luận điểm, dẫn chứng như các văn bản khác. Nó hoàn toàn là một kiểu giải thích bằng lí tính, bằng tri thức khoa học khách quan và chính xác, bằng sự quan sát và nhận xét của người viết để phát hiện đặc điểm tiêu biểu, bản chất của sự vật. Có nghĩa là nó cung cấp một tri thức khách quan cho người đọc. - Với cách hiểu và phân biệt như trên, ngoài những câu hỏi tìm hiểu bài ở SGK, chúng tôi thường cung cấp và khai thác bằng những gợi ý như sau để trên cơ sở ấy HS dễ dàng nhận diện một văn bản thuyết minh (mà tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm…đều không có). Ví dụ: Câu hỏi 1: Em hiểu được điều gì qua đối tượng của bài thuyết minh trên? Câu hỏi 2: Văn bản trên đã cung cấp cho em những kiến thức nào? Muốn có kiến thức ấy, em phải làm gì? Câu hỏi 3: Theo em, văn bản thuyết minh được sử dụng ở phạm vi rộng hay hẹp, vì sao? Câu hỏi 4: Theo em, tác dụng của văn bản thuyết minh đối với đời sống hằng ngày như thế nào? Câu hỏi 5: Vì sao em nhận ra văn bản trên (đã cung cấp) là văn bản thuyết minh? Câu hỏi 6: Thử đặt những đề tài, đối tượng thuyết minh mà em đã biết, muốn biết hoặc chưa biết? Với những gợi ý trên, giáo viên sẽ lần lượt chuyển tải để từng bước, HS nhận rõ văn bản thuyết minh một cách tương đối dễ dàng, gọn nhẹ hơn. Qua đó nhằm tăng thêm tính thực tế, thực dụng của loại văn bản này để bước đầu biết vận dụng thực hành một cách tích cực hơn. 3.2.1.3. Biện pháp giúp HS tích luỹ tri thức khách quan: Tất cả các sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống (ở một khía cạnh, phạm vi, tác dụng nào đó) đều có thể thuyết minh được và nhờ văn thuyết minh mà ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 7 ……………………………………………………………………………………… người viết, người đọc đều tự cung cấp cho mình một kiến thức nhất định. Vì vậy yêu cầu đầu tiên của văn thuyết minh là phải có “tri thức” về đối tượng. Làm thế nào để có kiến thức ấy? Đối với HS yêu cầu này cũng không phải dễ. Ngoài những điều được SGK cung cấp, trong quá trình dạy văn thuyết minh, chúng tôi thường chú ý và nhấn mạnh những nội dung, việc làm sau đây: - HS phải tìm được những yếu tố thuyết minh có trong văn bản đã và đang học. Chỉ rõ đối tượng ấy được thuyết minh bằng những phương pháp nào? Trình bày những hiểu biết của em (HS) về đối tượng sau khi đọc văn bản thuyết minh ấy. - Tổ chức hoặc gợi ý cho HS quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng phổ biến xung quanh đời sống, từ mức độ thấp (đồ vật quen thuộc, cây cối, hoa lá…) đến mức độ cao hơn (di tích, thắng cảnh, nét sinh hoạt văn hoá, lễ hội…). Sau đó ghi chép những đặc điểm cơ bản rồi trình bày ở lớp. - Quan sát và ghi chép từ những đối tượng gần (trong địa phương hẹp- làng xóm, phố phường, huyện thị đến địa phương rộng- tỉnh thành đến ngoài địa phương (nếu có dịp đi tham quan, du lịch…). - HS biết cách tìm và nêu những đối tượng thuyết minh mà mình hoặc người khác chưa biết (hoặc ngược lại) nhằm cung cấp qua lại kiến thức về đối tượng. Những biện pháp nhỏ nêu trên vừa gắn với thực tế đời sống, vừa cung cấp phổ biến được kiến thức vừa tăng tính thực hành một cách sinh động và phong phú hơn, tránh áp đặt nặng nề trong khi học văn thuyết minh, hướng đến tư duy tích cực nhạy bén hơn ở lứa tuổi HS. 3.2.1.4. Biện pháp giúp HS nắm được mô hình dàn ý cho từng đối tượng thuyết minh: Trong đời sống có rất nhiều đối tượng cần thuyết minh. Nếu không có một định hướng và định tính HS rất dễ lúng túng khi gặp một đối tượng cụ thể không có trong SGK. Để giúp các em chủ động xây dựng dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh về bất kì một đối nào, chúng tôi cung cấp cho các em mô hình dàn ý cho từng nhóm đối tượng một cách ngắn gọn theo bảng sau: ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 8 ……………………………………………………………………………………… NHÓM ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG CHÍNH TỪNG PHẦN Mở bài Thân bài Kết bài Một đồ vật Giới thiệu chung về đồ vật ( nêu định nghĩa về đồ vật ) - Cấu tạo - Công dụng - Cách sử dụng, bảo quản Nhấn mạnh vai trò của đồ vật trong cuộc sống con người Một loài vật Giới thiệu chung về loài vật trong đời sống con người - Đặc điểm về giống, loài - Đặc điểm về tập tính, sinh trưởng - Lợi ích các mặt của loài vật - Cách nuôi dưỡng Nhấn mạnh vai trò của loài vật đối với đời sống con người Một loài cây Giới thiệu chung về loài cây trong đời sống con nguời - Đặc điểm về giống loài, hình dáng - Đặc điểm sinh trưởng (khí hậu, thổ nhưỡng, thời vụ…) - Lợi ích các mặt đối với đời sống tự nhiên, đời sống con người - Cách trồng trọt, chăm sóc Nhấn mạnh vai trò của loài cây đối với con người Một phương pháp (cách làm) Giới thiệu chung về phương pháp (cách làm), nhu cầu phải có phương pháp (cách làm) - Nguyên vật liệu - Cách làm : trình tự các công việc - Yêu cầu thành phẩm Công dụng của phương pháp (cách làm) Một thể loại văn học Giới thiệu chung về thể loại ( nêu định nghĩa chung về thể loại văn học) - Đặc điểm về hình thức theo từng thể loại văn học cụ thể - Nội dung khái quát của thể loại Vai trò của thể loại văn học trong việc phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm Một danh lam thắng cảnh Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh (nhận định chung về danh lam thắng cảnh) - Vị trí địa lí -Quang cảnh chung - Các đặc điểm tiêu biểu - Lợi ích các mặt của danh lam, Vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 9 ……………………………………………………………………………………… thắng cảnh 3.2.1.5. Biện pháp giúp HS biết cách viết văn bản thuyết minh: Từ việc phân biệt văn thuyết minh và các loại văn bản khác (đã nói ở phần trên và trong nhiều tiết). GV cũng chú ý cách viết của HS với loại văn bản này. Dù quen thuộc, gần gũi nhưng văn thuyết minh vẫn là mới so với HS lần đầu tiên được đưa vào chương trình THCS. Nếu xét riêng về miêu tả, tự sự thì các em đã được làm quen từ bậc Tiểu học. Từ lớp 6 trở lên HS được tiếp tục nâng cao. (Riêng thuyết minh không được như vậy HS chỉ được học trong chương trình lớp 8,9). Do vậy, đã phân biệt được thể loại, cũng cần phân biệt được cách viết. Tựu trung lại, chúng tôi đã hướng cho HS chú ý những cách viết sau: - Biết dùng thuật ngữ về đối tượng thuyết minh (nếu có) (do xuất phát nhu cầu của tri thức khách quan, khoa học). - Cách hiểu của văn thuyết minh phải xuất phát từ tri thức về sự vật, hiện tượng được thuyết minh chứ không phải cách hiểu của người giải thích. Và do vậy, cách diễn đạt và từ ngữ của văn thuyết minh cần chính xác, gần gũi, khúc chiết, sáng tỏ, tránh mơ hồ, suy diễn. Thậm chí những đối tượng có tính khoa học thì khó tránh được sự khô khan. Song, không vì vậy mà văn bản thuyết minh kém hấp dẫn. Sự hấp dẫn ấy chính là tri thức nó cung cấp với một giọng văn gọn gàng, dễ hiểu, trong sáng và khách quan. 4. Kết quả thực hiện đề tài: Tất nhiên, khi chưa áp dụng đề tài các tiết dạy kiểu văn bản thuyết minh cũng phải đạt mục tiêu bài học đã được xác định, nhưng mức độ khắc sâu về kiểu văn bản thuyết minh thì chưa đạt được. Qua thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy kết quả giờ dạy không dừng lại ở mức độ chung như các tiết dạy bình thường, mà đáng quan tâm hơn là nó đã giúp HS hứng thú hơn, biết cách làm một bài văn thuyết minh hơn. Chúng tôi xin nêu một số kết luận về kết quả cụ thể ở từng mặt như sau: ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08-09 10 [...]... thuyết minh, có kĩ năng làm một bài văn thuyết minh tăng lên rõ rệt: ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 ……………………………………………………………………………………… 12 Năm học Nắm vững kiểu 2005 - 2006 2006 - 2007 2007- -20 08 Tỉ lệ tăng ( % ) Kĩ năng làm bài văn văn bản 35 40 44 thuyết minh 25 36 45 III KẾT LUẬN: Xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn như đã trình... ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 ……………………………………………………………………………………… 13 Đạt được những kết quả trên là cả một quá trình nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, tôi xin được trình bày với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm sau: - Ngoài việc nghiên cứu thật kĩ kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8, giáo viên còn phải có định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng... không đủ thời gian và đáp ứng hết được, rất cần dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa sẽ có hiệu quả cao hơn ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 ……………………………………………………………………………………… 14 Quá trình thực hiện đề tài dù đã được đầu tư kĩ, rút kinh nghiệm nhiều lần, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hoặc còn có chỗ chưa thoả đáng... ơn mọi đóng góp của quý đồng nghiệp./ Đà Nẵng, ngày 06 tháng 02 năm 2009 Người thực hiện đề tài Nguyễn Thị Hồng Vân ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 ... văn thuyết minh hoàn chỉnh là không dễ Trong khi nhiều năm, dù cố gắng hết sức, bản thân chúng tôi cũng chưa làm được nhiều, được tốt như yêu cầu mong muốn và thực tế giảng dạy đặt ra cho học sinh lớp 8 đối với văn thuyết minh nói riêng Thêm nữa, khi lên lớp 9 HS sẽ được nâng cao hơn về văn thuyết minh biết kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật giúp sự diễn đạt được sinh động, linh hoạt hấp dẫn hơn . minh. ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 3 ……………………………………………………………………………………… - Trong chương Ngữ văn lớp 8, văn bản thuyết minh được học trong 13 tiết (chưa kể trả. bảng sau: ………………………………………………………………………………………… Trường THCS Nguyễn Khuyến Nguyễn Thị Hồng Vân, SKKN 08- 09 8 ……………………………………………………………………………………… NHÓM ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG CHÍNH TỪNG PHẦN Mở bài Thân bài. Hồng Vân, SKKN 08- 09 11 ……………………………………………………………………………………… Năm học Tỉ lệ tăng ( % ) Nắm vững kiểu văn bản Kĩ năng làm bài văn thuyết minh 2005 - 2006 35 25 2006 - 2007 40 36 2007- -20 08 44 45 III.