Giáo án địa lí 11 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đăng Phong Ngày soạn: 10/03/2010 BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (TIẾT 3): THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng : - Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. 3. Thái độ Ý thức nghiêm túc trong học tập. B- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình C- Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, giáo án. - Biểu đồ vẽ theo số liệu SGK . - Tư liệu về thành tựu kinh tế của Trung Quốc. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, soạn bài ở nhà. D- Tiến trình lên lớp: 1 Ổn định lớp, nắm sĩ số: (1 phút) 2.Kiểm tra bài củ(5 phút) Trình bày chiến lược và thành tự của ngành công nghiệp Trung Quốc? 3- Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: - Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng GDP và sản lượng nông sản của Trung Quốc so với thế giới. - Vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc. b. Triển khai bài dạy:( 32 phút) Hoạt động 1: Cá nhân Câu hỏi: HS tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét. - Bước 1: Một HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét và bổ sung. Đáp án: GDP của Trung Quốc so với thế giới (đơn vị %). 1985 1995 2004 1,93 2,37 4,03 Trường THPT Lê Thế Hiếu Tiết 26 Giáo án địa lí 11 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đăng Phong - Bước 2: Một HS nhận xét tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới. Các HS nhận xét, bổ sung. Đáp án: + GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần. + Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều qua các năm, từ 1,93% (1985) tăng lên 4,03% (2004). + Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động 2: Cá nhân - Bước 1: Điền vào bảng sau sự tăng giảm sản lượng nông sản của Trung Quốc qua các năm. (Đơn vị triệu tấn; tăng: +; giảm: -) Nông sản Sản lượng năm 1995 so với năm 1985 Sản lượng năm 2000 so với năm 1995 Sản lượng năm 2004 so với năm 2000 Lương thực Bông (sợi) Lạc Mía Thịt lợn Thịt bò Thịt cừu + 78,8 + 0,6 + 3,6 + 11,5 - - - - 11,3 - 0,3 + 4,2 - 0,9 + 8,7 + 1,8 + 0,9 + 15,3 + 1,3 - 0,1 + 23,9 + 6,7 + 1,4 + 1,3 - Bước 2: Nhận xét sự thay đổi sản lượng một số nông sản của Trung Quốc qua các năm. Đáp án: + Từ năm 1985 đến năm 2004, nhìn chung các nông sản của Trung Quốc đều tăng sản lượng. Ví dụ: Lương thực tăng 82,7 triệu tấn; lạc tăng 2,2 lần. Từ năm 1995 đến 2004 các sản phẩm chăn nuôi như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu đều tăng (thịt bò 14,5 triệu tấn). + Từ 1995 – 2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía). + Một số nông sản có sản lượng cao nhất thế giới (lương thực, bông, thịt lợn). Hoạt động 3: Cả lớp - Bước 1: HS đọc yêu cầu mục III, trình bày cách vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi vòng tròn là một năm. - Bước 2: HS lên bảng vẽ biểu đồ, các HS khác vẽ vào vở. Trường THPT Lê Thế Hiếu Giáo án địa lí 11 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đăng Phong - Bước 3: Một HS nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: + Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. + Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. + Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu (21,4%); các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu. + Cán cân xuất, nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. 4. Củng cố: ( 5 phút) Biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa 5. Dặn dò : ( 1 phút) - HS hoàn thiện bài thực hành nếu chưa xong - Ôn tập lại bài 8,9,10 chuẩn bị tốt cho kiểm tra 1 tiết ? Trường THPT Lê Thế Hiếu . (sợi) Lạc Mía Thịt lợn Thịt bò Thịt cừu + 78,8 + 0,6 + 3,6 + 11, 5 - - - - 11, 3 - 0,3 + 4,2 - 0,9 + 8,7 + 1,8 + 0,9 + 15,3 + 1,3 - 0,1 + 23,9 + 6,7 + 1,4 + 1,3 - Bước 2: Nhận xét sự thay đổi sản lượng một số. kiến thức trên. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. 3. Thái độ Ý thức nghiêm túc trong học tập. B- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình C- Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, giáo án. - Biểu đồ vẽ theo. Trung Quốc? 3- Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: - Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng GDP và sản lượng nông sản của Trung Quốc so với thế giới. - Vẽ và nhận