1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại

77 589 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN DẠY CHO CON TRẺ: Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết. Tại sao cần học cách thắt dây giày khi bạn có thể chơi video game? Trẻ em ngày nay thành thạo sử dụng chuột máy tính, mở một trang web và tìm kiếm các ứng dụng trò chơi trên điện thoại của bố mẹ. Nhưng nhiều trẻ không biết làm thế nào để buộc dây giày hay nấu một món đơn giản.THỂ HIỆN TÌNH YÊU VỚI CON ĐÚNG CÁCH: Mỗi đứa trẻ đều biết rằng bố mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thường xuyên la hét, quát mắng, tạo cho con những cảm xúc tiêu cực, thì liệu bé có thể tin rằng bố mẹ yêu mình hay không? Dưới đây là vài gợi ý giúp cha mẹ có những cách ứng xử phù hợp, để bé cảm nhận đươc tình yêu thương, đặc biệt đối với những phụ huynh có con ở lứa tuổi tiểu học.LÝ DO KHÔNG NÊN CHO TRẺ TIẾP CẬN MẠNG XÃ HỘI: Ngoài lợi ích giải trí và học tập, mạng xã hội mang đến nhiều bất lợi cho trẻ hơn bạn nghĩ. Việc các bậc phụ huynh cho con tiếp cận mạng từ sớm không còn là chuyện lạ. Trên thực tế, các bé trên 10 tuổi hầu như đều có tài khoản facebook và các mạng xã hội khác. Ngoài lợi ích giải trí và học tập, mạng xã hội mang đến nhiều bất lợi cho trẻ hơn bạn nghĩ. Dưới đây là 9 lý do bạn nên hạn chế việc tiếp cận mạng xã hội của trẻ...v..v... Là những nội dung chính của tài liệu: Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại Trân trong giới thiệu cùng quý vị bạn đọc

NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN DẠY CHO CON TRẺ. Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết. Tại sao cần học cách thắt dây giày khi bạn có thể chơi video game? Trẻ em ngày nay thành thạo sử dụng chuột máy tính, mở một trang web và tìm kiếm các ứng dụng trò chơi trên điện thoại của bố mẹ. Nhưng nhiều trẻ không biết làm thế nào để buộc dây giày hay nấu một món đơn giản. Một nghiên cứu gần đây với 2.200 bà mẹ trên thế giới cho thấy: - 44% trẻ 2-3 tuổi biết chơi game máy tính trong khi 43% có thể đi xe đạp. - 22% trẻ 4-5 tuổi có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh, trong khi chỉ 14% trẻ biết buộc dây giày. - 25% trẻ nhỏ biết mở một trang web trong khi chỉ 20% biết bơi. Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên nhưng gợi lên nỗi buồn nhỏ. Ảnh minh họa: Themoatblog.com. Dưới đây là những kỹ năng trong cuộc sống bố mẹ có trách nhiệm dạy con, bằng việc làm của chính mình hằng ngày. Đó không phải là những kỹ năng học thuật như đọc, viết - thứ mà trẻ nào cũng học tại trường hay những kỹ năng liên quan đến công nghệ, bởi ngày nay dường như nhiều trẻ còn "dạy" bố mẹ về cách sử dụng điều khiển TV, cách tải các ứng dụng trên điện thoại Hãy dạy làm sao để khi trưởng thành con bạn hoàn toàn làm chủ những kỹ năng tối thiểu dưới đây: 1. Buộc dây giày. 2. Bơi. 3. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày. 4. Đi xe đạp. 5. Lộn nhào. 6. Thả diều. 7. Dọn giường. 8. Ăn uống lịch sự tại bàn ăn. 9. Nói "xin phép" và "cảm ơn". 10. Nấu một bữa ăn. 11. Bôi kem chống nắng. 12. Khâu cúc áo/quần. 13. Biết xì mũi vào khăn giấy. 14. Vệ sinh cơ thể từ trước ra sau. 15. Biết đóng đinh. 16. Chơi thể thao. 17. Viết thư cảm ơn. 18. Là quần áo. 19. Lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe. 20. Tự kiểm soát bản thân. 21. Giải quyết tình huống khó. 22. Giặt đồ. 23. Trồng cây gì đó, chẳng hạn trồng hoa. 24. Tạo sổ ghi chép thu chi và cân bằng các khoản này. 25. Tự tin. 26. Luộc gà. 27. Nói trước nhóm người. 28. Dọn sạch đống bừa bãi. 29. Học cách tự làm bài. 30. Tắt đèn trước khi ra khỏi nhà. 31. Nặn mụn đúng cách. 32. Quan hệ tình dục an toàn. 33. Tiết kiệm tiền và chi tiêu khôn ngoan 34. Nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện. 35. Gói một món quà. 36. Loại bỏ vết bẩn do dính chocolate. 37. Thắt cà vạt. 38. Đọc báo. 39. Quan tâm đến những người kém may mắn. 41. Xử lý tình huống bất ngờ khi lái xe. 42. Thay lốp xe. 43. Đỗ xe đúng quy định. 44. Sử dụng bình cứu hỏa. 45. Nướng một chiếc bánh. 46. Dựng một chiếc lều. 47. Chọn lựa trái cây chín. 48. Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. LÝ DO BẠN NÊN DẠY CON TÍNH TỰ LẬP. Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt". Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ bé để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang web familyshare: 1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". 2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn. 3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập. 4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc này”. Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn. 5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn. 6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình. 7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào. 8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn. 9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn đang đào tạo cho con mình trở thành một người lớn độc lập và tất cả những gì bạn làm đều hướng tới mục tiêu đó. 10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo con cái thành người độc lập. Như trường hợp của Freida (sống tại Mỹ), vốn lớn lên trong một gia đình mà mẹ rất căn cơ. Vì thế, khi có con, Freida tự hứa rằng sẽ không bao giờ nói “Không” với bé. Và bây giờ con trai cô đã 35 tuổi nhưng anh chàng vẫn không biết tự lo cho bản thân, thậm chí Freida vẫn phải quản lý tài khoản ngân hàng và tài chính cho anh ta. Anh chàng này có hạnh phúc không? Chắc chắn là không. Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng việc cố bắt con tự làm là khắc nghiệt. Họ vẫn yêu cầu con làm nhưng nếu bé rên rỉ, họ sẽ đổi ý, xắn tay vào làm thay trẻ. Ngược lại, về phía những bậc phụ huynh đã hướng đến mục tiêu nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con để không can thiệp nếu như bé tuân theo các quy định của bố mẹ. Các bậc cha mẹ này hiểu rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những gì bé có khả năng tự làm. Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân. Đó mới chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân chính. THỂ HIỆN TÌNH YÊU VỚI CON ĐÚNG CÁCH. Mỗi đứa trẻ đều biết rằng bố mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thường xuyên la hét, quát mắng, tạo cho con những cảm xúc tiêu cực, thì liệu bé có thể tin rằng bố mẹ yêu mình hay không? Dưới đây là vài gợi ý giúp cha mẹ có những cách ứng xử phù hợp, để bé cảm nhận đươc tình yêu thương, đặc biệt đối với những phụ huynh có con ở lứa tuổi tiểu học. 1. Thay đổi cách nói chuyện với con Có bao giờ bạn ngồi nghĩ lại câu nào bạn hay nói với con của mình nhất? Theo thống kê của các học sinh, 5 mẫu câu “đáng ghét” nhất mà bố mẹ thường nói với mình là: “Con có mỗi việc học thôi, có phải lo gì nữa đâu”, “Bố mẹ có mắng cũng chỉ vì thương con thôi”, “Con nhìn gương cái A, B, C nhà bác X, Y, Z kia kìa”, “Bố mẹ có tiếc con cái gì bao giờ đâu”, “Hồi xưa bố mẹ khổ lắm, không sướng như con bây giờ”… Có phải những câu mà bạn thường nói với con chủ yếu đều mang tính mệnh lệnh, yêu cầu bé phải làm việc này, việc kia? Nếu là câu hỏi, cha mẹ cũng ít hỏi về cảm xúc của bé mà hay hỏi về những công việc mà bé phải làm, hỏi về điểm số ở trường Nếu muốn con cảm nhận được tình yêu thương, cha mẹ nên tăng cường các câu khen ngợi, các cử chỉ âu yếm và thời gian chia sẻ chất lượng dành cho trẻ. Những trẻ dưới 10 tuổi vẫn rất đề cao sự âu yếm của bố mẹ, vẫn thích kể chuyện trường lớp bạn bè cho bố mẹ nghe. Đến [...]... Facebook vẫn ở đó khi con bạn trưởng thành hơn 5 ĐIỀU BỐ NÊN NÓI VỚI CON MỖI NGÀY "Hôm nay con có kế hoạch gì?", "Bố yêu con" là những câu đừng ngại nói với con hàng ngày, để gắn kết tình cảm cha con và nuôi dưỡng nhân cách trẻ Mời bạn tham khảo những điều các ông bố nên nói với con mỗi ngày: Bố yêu con Tình yêu là một trong những nguồn năng lượng không bao giờ thừa Câu "bố yêu con" không hề giảm tác... chia sẻ cảm xúc và đừng ngại thổ lộ tình yêu thương, niềm tự hào về các con trước chúng Con có một ngày thật tuyệt ở trường, và đừng quên mình là ai con nhé Con bạn phát triển cá tính, nhân cách và cảm giác về bản thân mỗi ngày Cá tính của con luôn phát triển và phụ thuộc vào chính bản thân trẻ, những gì chúng làm, chứ không phải chỉ là họ, tên của mình Hãy nhắc bé điều đó mỗi ngày Những từ khẳng định... như thế hàng ngày!’ Hay ‘Lan, con biết tự ăn rồi đấy , giỏi ghê – Nhưng thật đáng tiếc là hôm qua con lại đánh vào mặt bạn Phương!’ 14 Khen đánh giá hay khen miêu tả? Ví dụ: – lời khen Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá! /Con mẹ khỏe quá! Lời khen Miêu tả: Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này Những màu con chọn cũng rất sống động./ Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ! Các nhà sư phạm/tâm... lần con bạn “check-in” ở địa điểm nào đó 2 Có những nội dung người lớn, không phù hợp với con Chắc chắn bạn không thể ngăn việc con mình tiếp nhận những thông tin người lớn khi chúng vào mạng xã hội Kể cả con bạn không trực tiếp tìm hiểu, nhưng những đứa trẻ khác hoặc một ai khác sẽ chia sẻ những nội dung không phù hợp cho chúng Thậm chí những quảng cáo trên các mạng xã hội ngày nay cũng đầy rẫy những. .. học bị quát mắng và ăn đòn nhiều nhất Nhiều bố mẹ chia sẻ có cảm giác con như đang trêu tức mình Nếu bố mẹ biết nghĩ: bé chỉ là con nít thì sẽ không bực mình, không khó chịu và có thể dạy bé một cách bình tĩnh, tránh làm tổn thương trẻ bằng những câu nói hay hành động lúc nóng nảy 3 Tháo “nhãn” cho con Nếu bố mẹ thường xuyên gán cho bé những cá tính xấu, nói với bé những câu kiểu Con lớn rồi mà không... lướt web và chơi game Đây là vấn đề mà mỗi bậc phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở con em mình 5 Lơ đãng những việc quan trọng Vì mải mê mạng mà bọn trẻ bỏ việc nhà, bài vở và những việc quan trọng khác ra đằng sau Nhiều trẻ còn lén mang điện thoại đến trường để cập nhật thông tin trên mạng thay vì chú ý vào lời giảng của thầy cô Việc hạn chế con vào mạng xã hội là rất cần thiết giúp con để tâm vào học tập... hình thức biểu hiện tình yêu đối với con Ba, mẹ có thể tắm chung với con hay là tắm cho con, chỉ cho con biết các bộ phận trên cơ thể để trẻ nhận thức được bản thân mình Chơi nô đùa cùng con Các bậc cha mẹ Nhật rất hay tắm chung với con, hoặc là dẫn con theo vào tắm ở bồn tắm công cộng chính là để giúp trẻ nhận thức về cơ thể mình Mọi người có thể tham khảo thêm ở bài Những lời khuyên hữu ích của IKEHASHI... giải trí và học tập, mạng xã hội mang đến nhiều bất lợi cho trẻ hơn bạn nghĩ Dưới đây là 9 lý do bạn nên hạn chế việc tiếp cận mạng xã hội của trẻ 1 Có những kẻ đeo bám Lý do đầu tiên bạn không nên để con tham gia các mạng xã hội là sẽ có những kẻ đeo bám theo con của bạn Vì ngoài việc gửi những tin nhắn cá nhân, những kẻ đeo bám có thể truy cập thông tin riêng tư trong tài khoản facebook của con bạn,... khác, và biết đâu đó là những đàn anh, đàn chị bất hảo trong xã hội mà bé nghĩ rằng người đó mạnh mẽ và có thể bảo vệ đươc bé Cha mẹ nên làm gương cho con, lắng nghe những ưu tư lo lắng và ghi nhận công lao của người bạn đời Mẹ thường là người ở bên và chăm sóc con hàng ngày Còn bố cũng có thể cùng chơi các trò vận động với con, dành thời gian tìm các khóa học, mua sách vở cho con Nếu bố mẹ đánh hay... hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của một đứa trẻ bao gồm xã hội, nhà trường, gia đình và đặc biệt là cá tính của bé Muốn con làm theo ý mình 100% là điều không thể Khi đòi hỏi con cao quá, con không làm được, bố mẹ bực mình khiến bé cũng khó chịu lây và càng không cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình Nuôi dạy con nên theo thiên hướng phát triển của con chứ không phải theo mong . cây chín. 48. Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. LÝ DO BẠN NÊN DẠY CON TÍNH TỰ LẬP. Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: " ;Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Giống. tra những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó để con tự làm. mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w