Chuyện với con? Cần làm gì để con có thể phát huy tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu

Một phần của tài liệu Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại (Trang 74 - 77)

huy tốt nhất?... Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời!

Làm sao cho con chịu tiếp thu?

- Càng lớn con càng độc lập hơn, hiểu biết hơn, nhưng cùng với đó khả năng chống đối, phản kháng cũng "dữ dội" hơn. Những mệnh lệnh một chiều mà trước kia con chỉ nghe và chấp hành theo nay không còn tác dụng nữa. Đây là điều làm nhiều bậc phụ huynh thất vọng, nổi nóng lên, thậm chí dùng đến cả chân tay, bạo lực… Và kết quả việc giáo dục bằng con số "không"!

Vấn đề giao tiếp với con càng đặc biệt khó khăn khi con chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, có những biến đổi về tâm lý. Cả do khách quan và chủ quan, nhiều đứa trẻ trở nên vô cảm, vô ý thức, co mình vào thế giới ảo, game online, coi mình là cái rốn của vũ trụ, trầm trọng hóa những vấn đề của bản thân…

- Những khi này, theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ huynh hãy chuyện to làm thành nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có. Đồng thời hãy tranh thủ tác động của số đông, vì

100% sức lực của chỉ bố hoặc mẹ không bằng 10% sức lực của 10 người xung quanh và không bằng 1% sức lực của 100 người.

Không nên...

- Nói đi nói lại khuyết điểm của con (cả những khuyết điểm từ xa xưa) để chứng minh rằng con sai, để hả cơn giận của mình. Việc lặp đi lặp lại này chỉ làm cho con tổn thương, cảm thấy bố mẹ ích kỷ, không “người lớn” mà thôi. Bạn cũng không nên nhắc đi nhắc lại ưu điểm của những đứa trẻ khác trong khi phê bình con - cách so sánh trong trường hợp này không hề có hiệu quả, nếu không nói là càng khiến trẻ ức chế hơn.

Tương tự với việc đó là dán nhãn trẻ. Những câu như: “Con dốt quá, lười quá! Uổng tiền nuôi con ăn học!" chỉ cần nói ra một lần cũng có thể ám ảnh, sẽ lưu sâu vào não của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy mình không có niềm tin với bố mẹ. Nhưng ngược lại, bố mẹ cũng không nên nói những câu như: "Nó thông minh lắm, giỏi lắm nhưng vì hơi lười/ không may... nên kết quả mới không tốt." Điều này rất dễ làm cho con chủ quan và là cái cớ để giải thích cho việc học của mình sa sút hoặc kết quả thi không tốt. Đây cũng là nguồn gốc dẫn đến trẻ kém phát huy nội lực và sự cố gắng.

- Khen trước mặt, chê hay góp ý một mình - cả hai việc này đều cần được thực hiện chừng mực, không quá đà, tránh rơi vào những trường hợp như ở trên. Khi con làm chưa đúng, trước hết hãy ghi nhận những nỗ lực của con để "xoa" trước khi "đấm" - như vậy giúp con dễ tiếp nhận những thông tin tiếp theo - và cùng tìm hướng giải quyết vấn đề.

Cố gắng làm bạn với con, và làm bạn với gia đình, phụ huynh của những đứa trẻ mà con chơi chung.

Trong trường hợp bạn cảm thấy lúng túng, khó khăn, hãy nhờ người có uy tín và trẻ kính nể trao đổi thêm với con hoặc tranh thủ tác động của số đông.

Tạo môi trường cho trẻ phát huy

- Các bậc phụ huynh ngày nay thường vô tình mắc phải sai lầm: dạy con những kiến thức hiện đại như Anh văn,

internet, thậm chí cả cách làm giàu mà quên dạy con cách tự bảo vệ, tự vượt qua những trở ngại, thất bại… Dạy con cách tận hưởng tiện nghi mà quên dạy cách ứng xử khi nghèo hàn, quên dạy con tình nguyện, thiện nguyện, dạy con vì người khác… Không chỉ vậy, nhiều bậc phụ huynh còn muốn ép con mình thực hiện những điều trước kia bản thân chưa thực hiện được - mà không chú ý đến khả năng cũng như sự yêu thích của trẻ. Đó là sự lãng phí về thời gian và vật chất,

nhưng quan trọng hơn hết là không tạo cho trẻ một động lực để tự tin và chính mình.

Một phần của tài liệu Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w