Khen đánh giá hay khen miêu tả?

Một phần của tài liệu Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại (Trang 45 - 47)

Ví dụ: – lời khen Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ khỏe quá!

Lời khen Miêu tả:

Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này. Những màu con chọn cũng rất sống động./

Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!

Các nhà sư phạm/tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần

mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn. Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ thỏa mãn trong lòng. Nếu bạn muốn con gái mình tập trung chú vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Mary, bạn có thể nói, ‘Con nhìn Mary kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.

Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói bạn cảm thấy thế nào.

Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu cầu. Cảm ơn con’.

Kết luận: hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập và tăng

cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành thói quen tốt.

Một phần của tài liệu Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w