1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

KĨ NĂNG SỐNG, KĨ NĂNG ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ

46 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 401 KB

Nội dung

Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”, là nơi họ được thoải mái phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu môi trường làm việc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của nhân viên thì quả là “đáng sợ”. Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”. Để thành công trong sự nghiệp ngoài tài năng của mỗi người thì mối quan hệ nơi công sở cũng vô cung quan trọng. thực tế đã có người mất đi sự nghiệp của mình chính ở cách ứng xử chưa hợp lí nơi công sở. Để giúp các viên chức đang đi làm và những sinh viên sắp bước vào sự nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn, tác giả Đỗ Duy Nhất đã sưu tầm và biên soạn cuốn tài liệu: "Kĩ năng sông, kĩ năng ứng xử nơi công sở". cuốn tài liệu dài 45 trang, cung cấp cho quý vị những kinh nghiệm hay, những bí quyết hay của người đã trải qua mỗi quan hệ nơi công sở và thanh công trong sự nghiệp. Trân trọng giới thiệu cùng quý vị!

Kinh nghiệm hay - Bí quyết hay. NĂNG SỐNG, NĂNG ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ “NHỮNG BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG” Hà Nội – Năm 2013 Giá trị của công việc! Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào vị trí quản lý cấp thấp tại một Tập đoàn lớn. Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân CEO phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng. Người CEO rất ấn tượng với CV của chàng trai trẻ khi trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc. Từ trường Trung học cho đến khi vào Đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào mà chàng trai này không đạt các danh hiệu. “Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không”, vị CEO hỏi. “Không bao giờ”, chàng trai trả lời. Vị CEO bèn hỏi tiếp,”Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”. Chàng trai trẻ trả lời:” Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”. “Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?”. Chàng trai trẻ trả lời: “Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo”. Người CEO im lặng một lúc. Sau đó, ông đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại. ”Trước đây, có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?”. “Thưa ngài, xin thú thực là tôi chưa bao giờ”, chàng trai trả lời, “Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ bảo mẹ có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi. Tôi động vào chỉ khiến công việc của bà chậm lại” Vị CEO nghe xong liền nói: “Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”. Qua ánh mắt và giọng nói của người CEO, chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình chắc rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà khi ấy dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Bà đưa hai bàn tay mình ra cho con trai mình. Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình. Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ mình thật là nhăn nheo, hơn nữa hai bàn tay còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh rửa chúng trong nước. Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta ở trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh. Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu. Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại nơi phỏng vấn. Vị CEO nhận thấy một đêm dài không ngủ trên đôi mắt của chàng trai. Ông hỏi: ”Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?” Chàng trai trả lời: ”Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại.” Vậy hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?” Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt: "Thứ nhất: Tôi thấu hiểu thêm những gì tôi đã có được nhờ có mẹ ngày hôm nay. Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào. Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình." Vị CEO nói: ”Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý, hoặc một người trong tương lai sẽ ở cấp quản lý cao hơn của Tập đoàn này. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác; Người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó; Và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình . Và còn nữa, xin chúc mừng anh. Anh đã được tuyển.” Nguồn Facebook ************* Đánh giá lời đề nghị công việc Khi nhận được một lời đề nghị công việc, bạn cần phải suy nghĩ để đưa ra một quyết định sáng suốt. Nếu vội vàng, sau này có thể bạn sẽ hối hận. Hãy xem xét toàn bộ lợi ích của bạn và cân nhắc giữa cái được, cái mất trước khi gật đầu. Về cơ bản, bạn nên cân nhắc những vấn đề sau: 1. Tiền lương Tiền bạc không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bạn chấp nhận công việc nhưng là một thứ quan trọng. Mức lương đề nghị có như mong đợi của bạn? Hoặc ít nhất đó có phải mức lương có thể chấp nhận được? Với số tiền đó, bạn có thể thanh toán các hoá đơn hàng tháng của mình không? Nếu không, bạn có thể đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng. Nếu không thành công, bạn nên từ chối lời đề nghị công việc. Bạn phải được trả lương xứng đáng với giá trị của mình. Bạn phải cảm thấy thoải mái và hạnh phúc với phần lợi ích của mình thì mới có thể làm việc tốt được. 2. Trợ cấp Bên cạnh tiền lương, bạn cũng nên để ý tới trợ cấp. Nếu bạn không chắc chắn về trợ cấp, hãy yêu cầu thêm thông tin. Hãy tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm sức khoẻ, nghỉ, thời gian nghỉ ốm, tai nạn nghề nghiệp và các chương trình trợ cấp khác. Chắc chắn, nhờ đó bạn sẽ có cơ sở để so sánh giữa các công ty và đưa ra quyết định sang suốt hơn. 3. Thời gian làm việc Trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc, bạn phải rõ ràng về thời gian và lịch trình làm việc. Bạn cũng cần xác nhận xem công việc có yêu cầu việc đi công tác thường xuyên không? Nếu công việc đòi hỏi làm việc 50 tiếng một tuần mà bạn quen làm việc 40 tiếng, hãy hỏi lại xem bạn có thể thay đổi thời gian làm việc được không? Việc đi lại có làm bạn mất nhiều thời gian không? Bạn có được trợ cấp tiền xăng xe, điện thoại không? Hãy tìm hiểu chi tiết. 4. Sự linh động và văn hoá công ty Nếu bạn có con nhỏ hoặc bố mẹ già, hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho phép bạn linh động trong thời gian làm việc. Một vấn đề quan trọng nữa cần tìm hiểu kĩ, đó là môi trường làm việc. Bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng cho phép bạn nói chuyện với các đồng nghiệp và tìm hiểu môi trường làm việc tương lai nếu không chắc chắn. 5. Hoàn cảnh cá nhân Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Một công việc hoàn hảo đối với người khác nhưng có thể lại không thích hợp với bạn. Hãy lập một danh sách những thuận và bất lợi để xem xét trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc. Công việc này liệu có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn không? Bạn nên nhớ rằng, nếu đó không phải công việc dành cho bạn thì cũng chưa hẳn đã hết cơ hội. Lời đề nghị công việc tiếp theo có thể sẽ phù hợp với bạn. Nhà tuyển dụng thích bạn từ chối ngay từ đầu còn hơn phải bắt đầu lại quá trình tuyển dụng khi bạn xin nghỉ việc sau vài tuần làm việc. Do đó, hãy dành thời gian để đánh giá lời đề nghị công việc và chỉ chấp nhận khi chắc chắn rằng bạn và công ty sẽ có một sự hợp tác tốt đẹp. Nguồn: phattriennhanluc *************** Những Công Ty Không Nên Làm Việc Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”, là nơi họ được thoải mái phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu môi trường làm việc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của nhân viên thì quả là “đáng sợ”. Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”. Dưới đây là 10 dấu hiệu của công sở “đáng sợ”, liệu bạn có đang làm việc trong hoàn cảnh như vậy? 1. Nhân viên luôn phải chú ý tới sắc thái của sếp Thay vì tập trung vào chất lượng công việc, nhân viên lại luôn chạy theo để làm hài lòng mọi yêu cầu không liên quan tới công việc của sếp. Hơn nữa, mọi hành động đều phải phụ thuộc vào tâm trạng của sếp. Và như vậy, bạn sẽ dần hình thành một nỗi ám ảnh rằng phải làm thế nào để được sếp chấp nhận. 2. Mọi người đều nói về người thất bại trong phòng Khi những cuộc nói chuyện hàng ngày tập trung vào người đang nằm trong “danh sách đen” của sếp, ai là người có nguy cơ bị sa thải cao nhất, bạn sẽ có nỗi sợ về địa vị và quyền lực trong công ty. Bạn lo lắng rằng chính mình là người đang được nói tới. 3. Nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo Khi nhân viên trong công ty phải ngừng cố gắng trong công việc và hỏi bản thân “Liệu có an toàn không khi chia sẻ ý kiến của mình với sếp?”, bạn có nỗi sợ về tổ chức. Tại công sở, nơi đôi khi mọi người ăn cắp ý tưởng của người khác thì niềm tin là điều đáng sợ. Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. 4. Công ty đặt ra những mục tiêu xa vời Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đó quá xa rời thực tế, nó có thể mang lại nỗi sợ cho nhân viên. Ngoài ra, áp lực hoàn thành chỉ tiêu và hàng đống dự án với thời hạn gấp rút cũng là một nỗi ám ảnh với nhiều nhân viên. 5. Công ty đặt ra hàng đống quy tắc Chính sách, quy tắc, luật lệ giúp nhân viên tuân theo trách nhiệm công việc của mình trong vòng kiểm soát. Nhưng hàng đống quy tắc ( và một số rất phi lí ) áp đặt lên nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Bên cạnh đó, một số công ty còn có điều kiện chặt chẽ để giữ chân nhân tài, đây cũng là một nỗi sợ của nhân viên. 6. Công sở hạn chế ý kiến cá nhân Thử tưởng tượng xem, khi bạn và đồng nghiệp đang thảo luận một vấn đề, sếp đột nhiên xuất hiện và yêu cầu giải tán chỉ vì nghi ngờ các bạn có kế hoạch mập mờ. Thêm nữa, công ty còn rất hạn chế cho phép nhân viên phát biểu ý kiến cá nhân. Một công sở như vậy thật tù túng và đáng sợ. 7. Thông tin không được công khai rộng rãi Đáp án duy nhất cho thắc mắc “Nhân viên có thể tìm hiểu thông tin từ đâu?” là “Hỏi người quản lí”. Thông tin trong phòng rất hạn chế và thậm chí, đôi khi nhân viên chỉ biết về hợp đồng mới của công ty thông qua báo chí. Nhân viên có thể phát hoảng trước tình trạng “mù” thông tin khi làm việc trong môi trường như vậy. Nếu thông tin không được công khai rộng rãi thì hạn chế sự phát triển của nhân viên. 8. Thăng tiến không minh bạch Khi người được thăng chức và trao thưởng một cách nhanh chóng là những kẻ nịnh bợ, nỗi sợ là điều tất yếu đối với những nhân viên luôn nỗ lực hết mình vì chất lượng công việc. Người lãnh đạo của tổ chức đó luôn được vây quanh bởi những người chỉ biết nói có bởi nó thoải hơn là sự thật. 9. Công sở không có thách thức Trong môi trường này, nhân viên lo sợ vì không có cơ hội thử thách bản thân. Và nó sẽ dần giết chết tinh thần và động lực làm việc hăng hái của họ. 10. Sếp quản lí bằng nỗi sợ Khi sếp thường đưa ra quyết định trong bí mật, “bố thí” thông tin một cách nhỏ giọt, tuyển dụng dựa trên cảm tính cá nhân hơn là năng lực của ứng viên, hạn chế, thậm chí cấm nhân viên thể hiện cảm tưởng cá nhân, đó là sự quản lí bằng nỗi sợ. Theo Profiles Vietnam ***************************** Bí quyết thương lượng mức lương cao. Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi về lương bổng, bạn nên trả lời ra sao? Đừng vội vã nói ngay mức lương mà bạn mong muốn. Hãy khéo léo “hoãn” lại giây phút quan trọng này cho các buổi phỏng vấn sau. Chỉ cần nắm vững một số “bí kíp” và thêm một chút khéo léo, bạn sẽ dễ dàng thương lượng được mức lương mơ ước. 1. Có nên trả lời câu hỏi về lương bổng ngay ở vòng đầu cuộc phỏng vấn? Bạn không nên, đặc biệt nếu đó là các vòng phỏng vấn đầu tiên và bạn chưa chắc mình được nhà tuyển dụng “chấm”. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?”, bạn có thể trả lời một cách “vô thưởng vô phạt” như: “Qua vòng đầu phỏng vấn này, tôi nghĩ mình cần hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của công việc. Tôi xin phép được đề cập đến mức lương trong các buổi phỏng vấn sau.” 2. Đâu là mức lương thỏa đáng? Nhiều ứng viên cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn thu nhập hiện tại vì cho rằng kinh nghiệm và trình độ của họ đã được nâng cao, vì họ sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, vì tình hình vật giá ngày một leo thang . Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường xét lương cho ứng viên dựa theo mức lương hiện tại và trách nhiệm mới mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Vì vậy bạn cần đánh giá khách quan năng lực của mình để đưa ra mức lương phù hợp. 3. Khả năng thực sự là nhân tố quyết định mức lương của bạn Để có mức lương mong muốn, bạn cần chứng minh được giá trị và khả năng làm việc thực sự của mình. Bạn nên tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn biết mức lương hiện tại, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách. Đừng bao giờ giải thích vì sao bạn muốn lương cao hơn mức hiện tại bằng những lý do trẻ con như “Công ty tôi trước đây ở Bình Dương, chi phí sinh hoạt khá thấp. Nay Quý công ty tọa lạc ở khu vực trung tâm nên chi phí sẽ đắt đỏ hơn…” 4. Trực tiếp hỏi về mặt bằng lương trong công ty Xin chúc mừng, bạn đã vào được vòng phỏng vấn cuối cùng và giây phút quan trọng đã đến rồi đây. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng “Ông/Bà có thể cho biết mức lương tương ứng dành cho vị trí tương đương?” hoặc “Ông/Bà có thể cho biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?” Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định được mức lương phù hợp. 5. Khéo léo trao đổi về lương bổng Bạn nên tránh những câu trả lời như “Đối với tôi, lương bổng không phải là vấn đề quan trọng nhất, tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như Quý công ty…” Đây quả là câu trả lời làm “mát lòng mát dạ” nhà tuyển dụng. Nhưng cẩn thận đấy, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm, nên có cơ hội gì đến là nhận ngay mà không cần cân nhắc mức lương. Khi đó bạn sẽ mất cơ hội thương lượng được mức lương mong muốn. 6. Cân nhắc vấn đề “lương + bổng” Người Việt Nam rất chính xác khi dùng cụm từ “lương bổng”. Nghĩa là ngoài “lương” (salary), bạn còn được hưởng “bổng” (benefit). Bổng là các lợi ích khác ngoài lương chính thức mà bạn được hưởng từ công ty và không phải chịu thuế. Vì vậy khi thương lượng lương, bạn nên lưu ý các ”bổng” khác ngoài lương như lương tháng 13, tiền thưởng (bonus) hàng năm, chi phí giải trí, chi phí khám bệnh, cơ hội đào tạo, được chia cổ phần của công ty… Nếu bạn được tuyển vào công ty, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nêu rõ và cụ thể những nội dung này trong thư mời làm việc (offer letter). Ngoài ra, hãy nhớ rằng lương ròng (net salary) sẽ là mức lương sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn… 7. Làm gì khi bạn rất thích công việc nhưng mức lương không như mong đợi? Trong trường hợp bạn rất thích công việc và được nhà tuyển dụng mời làm việc, nhưng mức lương không như bạn mong đợi, đừng vội từ chối ngay mà hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm. Điều đó cho thấy bạn rất quan tâm đến công việc. Vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có quyết định nào khác về mức lương mà bạn mong muốn hay không. Khi đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Theo vietnamworks.com **************************** 9 Niềm tin của những người thành công xuất sắc. Cách tiếp cận với công việc của những người thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh khác biệt với đa số chúng ta. Hãy xem cách họ suy nghĩ và lý do tại sao cách suy nghĩ này đem đến thành công. Tôi (tác giả bài viết- Jeff Haden) quả là may mắn vì đã quen biết một số người đặc biệt thành công. Mặc dù họ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung những quan niệm và niềm tin. Và họ đã hành động dựa trên những niềm tin đó: 1. Thời gian không thể “lấp đầy” tôi. Tôi “lấp đầy” thời gian. Thời hạn chót và khung thời gian sẽ tạo ra các tham số theo một cách không tốt cho lắm. Một người bình thường được yêu cầu hoàn thành một công việc trong vòng hai tuần theo bản năng sẽ tự điều chỉnh mọi cố gắng của mình sao cho công việc sẽ hoàn thành đúng trong hai tuần. Hãy quên đi các thời hạn chót, và tìm ra cách khác để kiểm soát các hoạt động của bạn. Thời hạn để hoàn thành sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng công việc cụ thể. Hãy làm mọi việc một cách nhanh và hiệu quả nhất trong khả năng của bạn. Sau đó hãy 9ang thời gian rảnh của bạn để hoàn thành các việc khác một cách nhanh chóng và hiệu quả. Những người bình thường hay để thời gian áp đặt ý chí của nó lên họ, những người phi thường sẽ áp đặt ý chí của họ lên thời gian. 2. Tôi chọn những người sống và làm việc xung quanh tôi. Một số nhân viên thực sự truyền cảm hứng cho bạn, một số khách 9ang thì rất khó chịu. Một số bạn bè của bạn thì ích kỷ, ngốc nghếch. Nhưng bạn đã chọn họ. Nếu những người xung quanh bạn khiến bạn không hạnh phúc thì đó không phải lỗi của họ. Đó là lỗi của bạn. Họ hiện diện trong công việc và trong cuộc sống riêng của bạn vì bạn kéo họ lại gần và giữ họ lại với bạn. Hãy nghĩ về kiểu người bạn muốn làm việc cùng. Hãy nghĩ về kiểu khách 9ang mà bạn thích phục vụ. Hãy nghĩ về những người bạn bạn muốn có. Sau đó hãy thay đổi những thứ bạn đang làm để bắt đầu thu hút những người này. Những người làm việc chăm chỉ thì thích làm việc với những người cũng chăm chỉ như họ. Những người tử tế thì thích kết giao với những người cũng tử tế. Những nhân viên xuất sắc thì muốn làm việc cho những vị sếp xuất sắc. Những người thành công đều có sức lôi cuốn tự nhiên với những người thành công như họ. 3. Tôi không bao giờ đóng thuế. Không đóng thuế đã thuộc về quá khứ. Thuế phải được trả mỗi ngày và 9ang ngày. Thước đo duy nhất cho giá trị của bạn chính là những đóng góp thiết thực mà bạn thực hiện 9ang ngày. Dù bạn đã làm được gì hay có thành tích gì trong quá khứ, sẽ chẳng có gì là tồi tệ nếu bạn xắn tay áo không nề hà bẩn thỉu để làm một công việc khó khăn. Không có công việc nào là hạ đẳng cả, không có nhiệm vụ nào là nhàm chán và chẳng cần kỹ năng gì. Những người thành công xuất sắc không bao giờ màng đến danh xưng, họ chỉ quan tâm đến thành quả lao động của chính họ. 4. Kinh nghiệm không phù hợp. Thành tích là tất cả. Bạn có “10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế web”. Nhưng tôi không quan tâm bạn làm công việc của mình trong bao lâu. Số năm làm việc chẳng nói lên gì cả; bạn có thể là một người lập trình kém nhất thế giới trong 10 năm cơ mà. Tôi quan tâm đến những gì bạn đã làm: bạn đã tạo ra bao nhiêu trang web, bạn đã cài đặt bao nhiêu thiết bị đầu cuối, bạn đã xây dựng những ứng dụng cụ thể nào (và thuộc loại gì) cho khách 10ang… đó là tất cả những gì bạn đã làm được. Những người thành công không cần phải tự mô tả mình bằng những tính từ 10ang bẩy kiểu như nhiệt tình, giàu 10ang kiến, có nghị lực… Họ chỉ mô tả một cách khiêm tốn những gì họ đã làm được. 5. Thất bại là thứ tôi đã thu được; nó không chỉ xảy ra với riêng tôi. Nếu bạn hỏi mọi người lý do tại sao họ thành công, câu trả lời của họ sẽ tràn ngập đại từ nhân xưng: “tôi” và thỉnh thoảng lắm thì “chúng tôi”. Nếu hỏi họ tại sao họ lại thất bại, hầu hết đổ lỗi cho các yếu tố khách quan và theo bản năng họ sẽ phản ứng giống như đứa trẻ nói về món đồ chơi của mình “ Đồ chơi của con bị hỏng mất rồi…” thay vì “Con làm hỏng đồ chơi rồi”. Họ sẽ nói rằng do nền kinh tế chao đảo, thị trường chưa sẵn sàng, các nhà cung cấp của họ không bắt kịp. Họ sẽ đổ lỗi cho ai đó hoặc do nguyên nhân nào đó. Và vì cứ không chịu thừa nhận vai trò của bản 10ang đối với thất bại của chính mình như thế, họ chẳng học được điều gì từ những thất bại của mình. Đôi lúc sẽ có những việc hoàn toàn vượt quá tầm kiểm soát của bạn và bạn thất bại, nhưng hầu hết mọi thất bại của bạn đều có nguyên nhân từ chính bạn. Đó là điều tốt. Người thành công nào cũng thất bại cả, và thất bại vô số lần. Hầu hết họ thất bại thường xuyên hơn bạn. Đó là lý do tại sao bây giờ họ thành công. Hãy chấp nhận mọi thất bại: thừa nhận nó, học từ nó và chịu trách nhiệm hoàn toàn để nếu có lần sau, mọi việc sẽ khác đi. 6. Những người xung phong luôn luôn chiến thắng Bất cứ khi nào bạn giơ tay lên bạn đều sợ hãi là sẽ bị yêu cầu phải làm nhiều hơn. Điều đó rất tuyệt. Làm nhiều hơn là một cơ hội: để học, để gây ấn tượng, để có 10ang các kỹ năng, để xây dựng các mối quan hệ mới- để làm được những việc vượt quá khả năng vốn có của bạn. Thành công phải dựa trên hành động. Bạn càng xung phong nhiều, bạn càng hành động nhiều. Những người thành công thường tiến lên phía trước để tạo ra các cơ hội. Những người thành công xuất sắc thường chạy nước rút về phía trước. 7. Chừng nào tôi còn được trả công xứng đáng, mọi việc đều tốt. Chuyên môn hóa thì tốt. Có trọng tâm cũng tốt. Tìm được một việc thích hợp lại càng tốt. Tạo ra doanh thu là một điều tuyệt vời. Nếu khách 10ang trả cho bạn một mức giá hợp lý để làm bất cứ việc gì (miễn là việc đó không trái với luân thường đạo lý, trái đạo đức hay bất hợp pháp) thì bạn phải làm. Khách 10ang muốn bạn chuyển 10ang ra ngoài khu vực hoạt động 10ang10 thường của bạn? Nếu họ trả tiền cho bạn thì bạn nên làm. Họ muốn bạn làm một số dịch vụ nằm ngoài danh mục dịch vụ 10ang10 thường của bạn? Nếu họ trả tiền thì bạn không nên từ chối. Khách 10ang muốn bạn làm một số việc chân tay và cửa 10ang của bạn là một cửa 10ang đồ công nghệ cao? Đừng kêu ca gì cả, hãy bắt tay vào việc và nhận thù lao. Hãy chỉ làm những việc bạn muốn làm, bạn sẽ tạo dựng được một công việc kinh doanh tốt. Hãy sẵn 10ang làm những gì khách 10ang muốn bạn làm và bạn sẽ tạo dựng được một doanh nghiệp thành công. Hãy sẵn 10ang làm nhiều hơn và bạn sẽ có một doanh nghiệp xuất sắc.

Ngày đăng: 01/09/2013, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w