1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa Luận Tốt nghiệp “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” pptx

77 3,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 555,5 KB

Nội dung

“Hùng Vương dựng nước” tập 3, xuất bản năm 1973 của các tác giả Phạm Huy Thông, Hoàng Hưng…gồm các hình thức viết về thời kỳ VuaHùng dựng nước và thời An Dương Vương, những di tích lịch

Trang 1

Khóa Luận Tốt nghiệp “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ”

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG 7

1.1 Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ 7

1.1.1 Vị trí địa lí 7

1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ 7

1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ 10

1.2 Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng 12

1.3 Khu di tích lịch sử Đền Hùng 14

1.3.1 Vị trí địa lý 14

1.3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng 16

1.3.3 Quá trình trùng tu 18

1.3.4 Các di tích kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng 19

Tiểu kết chương 1 27

CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 28

2 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương 28

2.2 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng 30

2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng 30

2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng 34

2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng 35

Tiểu kết chương 2 37

CHƯƠNG 3:ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 39

3.1 Các di tích xã Hy Cương 39

3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) 39

3.1.2 Chùa Am Đường (chùa Tổ) 40

3.2 Khảo sát 41

3.3 Nhận xét 53

3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng 53

3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng 55

3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng 61

Tiểu kết chương 3 63

Trang 3

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp nơi truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non mình ngàn năm

Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về,

có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân Giỗ

Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc;

đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương – Việt Trì - Phú Thọ Nơi đây chính là điểm hội tụ văn

Trang 4

hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo

mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng

ta thành một khối đại đoàn kết Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam

Đền Hùng ngày càng có vai trò quan trọng và có tác động lớn đến đời sống người dân Đời sống hiện đại, nhu cầu về tâm linh của người dân càng cao Lịch sử như một dòng chảy liên tục Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên Do vậy việc tìm hiểu tác động của Đền Hùng trong đời sống người dân sẽ giúp chúng ta định vị được di sản trong lòng con người và xã hội đương đại

Hy Cương là nơi gìn giữ tôn tạo và tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng ở Đền Hùng từ hàng nghìn năm nay Bởi từ trong quá khứ lịch sử Hy Cương

đã được các triều đại phong kiến giao cho làm xã trưởng để trông nom Đền Hùng Vùng đất này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nơi được coi là “đất thiêng” trong thời đại Hùng Vương Vì vậy việc tìm hiểu vai trò của Đền Hùng với người dân trong xã là cần thiết đối với các nhà quản lý văn hóa và khả thi với một khóa luận tốt nghiệp

Đền Hùng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân Mỗi vùng đất, mỗi một miền quê, đều lưu giữ những trầm tích vănhóa khác nhau Ở mỗi địa phương lại có cách tưởng niệm, thờ cúng và lưu

giữ truyền thuyết theo tập quán riêng của mình Do đó tìm hiểu “Đền Hùng

trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt

Trang 5

Trì, tỉnh Phú Thọ” để thấy được nét đặc sắc của Đền Hùng và ảnh hưởng

của Đền Hùng trong đời sống người dân Hy Cương Đồng thời qua đó khẳngđịnh giá trị văn hóa thiêng liêng của vùng đất Tổ

Tất cả những lý do trên từ phương diện lý luận và thực tiễn khiến

chúng tôi hướng đến tìm hiểu đề tài “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín

ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” Hy

vọng rằng khóa luận này sẽ cung cấp thêm thông tin về khu di tích lịch sử Đền Hùng và vị trí của nó trong lòng người dân xã Hy Cương

2 Lịch sử nghiên cứu

Đền Hùng là khu di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đờisống tâm linh của người dân Việt Nam Vì vậy đã có rất nhiều tác giả cónhững công trình nghiên cứu về Đền Hùng Những tác phẩm này bằng nhiềucách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý báu mà

đề tài kế thừa và phát triển

Cuốn “Hùng Vương dựng nước”, tập 1, xuất bản năm 1970 gồm các

bài báo cáo và tham luận về niên đại và quá trình diễn biến văn hóa thời kìHùng Vương

“Hùng Vương dựng nước” tập 2, xuất bản năm1972 của nhiều tác giả

nghiên cứu thời đại Hùng Vương từ niên đại, truyền thuyết và giá trị lịch sửcủa chúng đến trình độ văn minh và chế độ chính trị của buổi bình minh lịch

sử nước ta

“Hùng Vương dựng nước” tập 3, xuất bản năm 1973 của các tác giả

Phạm Huy Thông, Hoàng Hưng…gồm các hình thức viết về thời kỳ VuaHùng dựng nước và thời An Dương Vương, những di tích lịch sử, con người

cổ đại, đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức xã hội thời Hùng Vương…

Trang 6

“Hùng Vương dựng nước” tập 4, xuất bản năm 1974 của tác giả

Nguyễn Khánh Toàn nghiên cứu thời Hùng Vương và thời kỳ lịch sử dựngnước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Chứng minh thời kỳ Hùng Vương là

có thật Cuốn sách viết về đất nước, con người thời Hùng Vương: kinh tế,văn hóa, xã hội…

Cuốn “Thời đại Hùng Vương: Lịch sử- kinh tế- chính trị- văn hóa- xã

hội”, xuất bản năm 1973 của tác giả Văn Tâm Cuốn sách cung cấp những

thông tin về các mặt lịch sử, kinh tế… trong thời đại Hùng Vương

Cuốn sách “ Đền Hùng di tích và cảnh quan”, xuất bản năm 2000 của

tác giả Phạm Bá Khiêm Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc nhữnghiểu biết về Đền Hùng, về thời đại Hùng Vương và cảnh quan vùng đấtthiêng Nghĩa Lĩnh

Cuốn sách “Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh” do Lê Lựu chủ

biên xuất bản năm 2005 Đây là một tập sách sưu tầm những bài nghiên cứu

và viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng do trung tâm văn hóa doanh nhânsưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả Tập sách thể hiện một tầm suy nghĩ sâurộng về cội nguồn văn hóa dân tộc từ xa xưa đến hiện đại; phản ánh tâmthức của người Việt Nam dù sống ở trong nước hay ngoài nước đều luônnhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương Các bài nghiên cứu thể hiện một tầm suynghĩ nghiêm túc, khoa học nhằm cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức vềnguồn gốc phát sinh, nguồn gốc tâm linh của dân tộc Việt Nam trên vùng đất

Tổ Đồng thời các nhà nghiên cứu còn khẳng định Phú Thọ là cội nguồn, làcái nôi văn hóa vô tận và rực rỡ cho muôn đời

Những công trình đã nghiên cứu: Tác giả Vũ Kim Biên đã đưa ra

cuốn sách viết về khu di tích lịch sử Đền Hùng : “Giới thiệu khu di tích lịch

sử Đền Hùng”, xuất bản năm 2010 Cuốn sách này tác giả giới thiệu về các

di tích lịch sử ở Đền Hùng, những truyền thuyết tiêu biểu, những di chỉ khảo

Trang 7

cổ, thơ, các hoành phi câu đối về Đền Hùng Cuốn sách cung cấp cho ngườiđọc những thông tin cơ bản nhất về khu di tích Đền Hùng.

Cuốn “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê

Tượng và Phạm Hoàng Oanh, xuất bản năm 2010 Tác phẩm này nhằm giớithiệu cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử, vănhóa, kiến trúc, tín ngưỡng và cách thờ tự ở Đền Hùng

Bên cạnh những tác phẩm đó còn có những báo cáo khoa học nghiêncứu về Đền Hùng như:

Báo cáo của Phạm thị Ngọc Mai “Đền Hùng nơi hội tụ những giá trị

văn hóa thời Hùng Vương” năm 2006, Trong báo cáo này trình tìm hiểu về

vị trí địa lý văn hóa của Đền Hùng, sau đó đi tìm hiểu những giá trị văn hóathời Hùng Vương và ảnh hưởng của văn hóa Hùng Vương đến việc xâydựng con người ngày nay Tuy nhiên bài báo cáo của tác giả còn đơn giản,viết chung chung Chưa nêu bật được những giá trị văn hóa

Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Đền

Hùng- lễ hội tiềm năng du lịch văn hóa cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích và

Vũ Chí Cường, năm 2007 Bài báo cáo của hai tác giả đã nêu ra được nhữngtiềm năng du lịch tại Đền Hùng Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích vàđánh giá cụ thể những tiềm năng đó, chưa đưa ra được những giải pháp cụthể để khai thác tiềm năng du lịch

Những tác phẩm trên, hầu hết giới thiệu về Các di tích trên Đền Hùng,những thông tin về lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kì Hùng Vương Hoặcviết về tiềm năng du lịch của Đền Hùng Thực tế thì chưa có tác phẩm nàonghiên cứu về sự ảnh hưởng của Đền Hùng đến đời sống của người dân tạinơi có Đền Hùng (xã Hy Cương) để thấy được mức độ hiểu biết và vị trí củaĐền Hùng trong lòng người dân Vì vậy rất cần những công trình nghiên cứumột cách thực tế sự ảnh hưởng đó

Trang 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về lịch sử, giá trị văn hóa Đền Hùng

Khảo sát để thấy được ảnh hưởng của Đền Hùng về mặt kinh tế và tínngưỡng đối với người dân xã Hy Cương

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Đền Hùng

Phạm vi: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiêncứu trong xã Hy Cương

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu văn bản

Phương pháp điền dã

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp thống kê xã hội học

6 Đóng góp của khóa luận

Đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp sau:

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về ĐềnHùng trong mối quan hệ với đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân

Xã Hy Cương- việt Trì- Phú Thọ

Chỉ ra được sự ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của ngườidân Hy Cương và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân

Khẳng định giá trị văn hóa của Đền Hùng

7 Bố cục của khóa luận

Chương1: Khái quát vùng văn hóa Phú Thọ

Chương 2: Đền Hùng trong đời sống kinh tế của người dân xã Hy

Cương- Việt Trì- Phú Thọ

Trang 9

Chương 3: Đền Hùng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Hy

Cương- Việt Trì- Phú Thọ

Trang 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG 1.1 Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ

1.1.1 Vị trí địa lí

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc

Phú Thọ nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nối các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ Nơi đây là vùng hợp lưu của ba con sông: Thao, Đà, Lô (Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông"), nằm giữa dãy Ba Vì- Tam Đảo và là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước

1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ

Phú Thọ là một trong những cái nôi của loài người Thời tiền sử trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô đã có các thị tộc Dấu vết hóa thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc- Thanh Sơn) và nhiều công cụ bằng đá thuộc nền văn hóa Sơn Vi đã khai quật tại hàng trăm địa điểm Tiếp nối thời đại đồ đá là thời đại kim khí: có đồ đồng và đồ sắt Đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều nền văn minh và nhà nước đầu tiên, đồng thời cũng là thời kì mở đầu cho sự nghiệp dựng nước của dân tộc Phú Thọ là một trong những nơi

Trang 11

tiêu biểu của cả nước có quá trình phát triển văn hóa thời dựng nước, trong

đó phải kể đến văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun

Với thời đại đồ đồng thau phát triển, thời kì nước Văn Lang dưới triều đại các Vua Hùng bắt đầu Thời đại Hùng Vương chia làm hai thời kỳ:

Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ thứ X trước công nguyên trở về trướcứng với văn hóa Đồng Đậu- Phùng Nguyên

Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ X trước Công nguyênđến giữa thế kỷ III trước Công nguyên, ứng với văn hóa Gò Mun- ĐôngSơn Theo truyền thuyết và sử cũ, nước Văn Lang có 15 bộ lạc hợp thànhgồm: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh,Ninh Hải, Bình Văn, Kê Tử, Bắc Đái Dân số Văn Lang khi đó khoảng mộttriệu người Trong số các bộ lạc ấy, bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất.Lãnh thổ của bộ lạc này trải rộng từ chân núi Ba Vì đến sườn Tam Đảo, cósông Hồng cuồn cuộn phù sa chảy xuyên giữa Thủ lĩnh bộ lạc Lạc Việtđóng vai trò lịch sử, là nguồn thống nhất các bộ lạc khác, dựng lên nhà nướcVăn Lang Ông xưng Vua sử gọi là Hùng Vương Giúp việc bên cạnh Vua

có các Lạc hầu, Lạc tướng là người cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ) DướiLạc tướng là các Bồ chính đứng đầu các bản Dân gọi là Lạc dân, nghề chính

là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, đánh đồ đá, đan nát,dệt vải, rèn sắt, đóng thuyền… Lúc này đã xuất hiện một bộ phận làm nghềbuôn bán đổi chác Có một tỉ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng, thần bộ, nữ lệ…)phục vụ trong gia đình quý tộc ở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu

nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân Quan hệ giữa VuaHùng và Lạc dân rất gần gũi,cùng cày ruộng, cùng săn bắn, cùng xem hội.Lương thực chủ yếu là gạo tẻ và các lương thực đồng quê Quốc tục là bánhchưng, bánh dày Nhà ở chủ yếu là nhà sàn

Trang 12

Tín ngưỡng thờ thần đất , thần sông, tổ tiên, linh hồn người qua đời vàcác vật thiêng khác có từ thời kỳ này Cư dân thích trang trí nhà cửa , đồdùng, thích đồ trang sức, yêu văn nghệ Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống,chiêng, đàn bầu… Ca dao, tục ngữ và truyện kể đã xuất hiện Lực lượngquân sự có quân thường trực và quân hương dũng (tân binh) Vũ khí có gậy,thước, lao, nỏ, rìu, dao găm, giáo Triều Hùng Vương đóng đo ở thành VănLang (nay thuộc khu vực Việt Trì, Phong Châu) Tục truyền rằng:

Cung điện nhà vua dựng ở Gò làng Cả, thôn Việt Trì

Tháp Long là nơi các Lạc hầu ở

Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt ở trường huấn luyện quân sỹ

Nông trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua

Chợ Lý là nơi mua bán gạo

Đồng Lú (ló, lúa) Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước

Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho các công chúa

Xứ đồng Hương Trầm là nơi Hoàng Tử Lang Liêu trồng nếp thơm làm bánh chưng, bánh dày

Lâu Thượng, Lâu Hạ là khu lầu vợ con vua ở

Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sautách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái Ngày5/5/1903 tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển tới làng Phú Thọ cho gần đường xe lửahơn Do vậy tỉnh Hưng Hóa cũng đổi tên thành tỉnh Phú Thọ Khi đó tỉnhPhú Thọ gồm hai phủ (Đoan Hùng và LâmThao) và tám huyện (Tam Nông,Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) vàhai Châu (Thanh Sơn, Yên Lập)

Trước Cách mạng tháng Tám cư dân rất thưa thớt nhất là các huyệnmiền núi Nguyên nhân do điều kiện sinh sống còn khó khăn, dịch bệnh đãcướp đi nhiều sinh mệnh con người Phần khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều

Trang 13

cuộc khởi nghĩa nên thực dân Pháp mở nhiều cuộc hàng quân chống phákhiến nhân dân phải lưu tán Do cư dân thưa thớt nên dưới thời phong kiến

và thời Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng lên đây khai khẩn lậpnghiệp trở thành dân địa phương Vì vậy đặc điểm cư dân Phú Thọ có sự hòaquyện, hòa nhập giữa nhân dân địa phương sống lâu đời và đồng bào các nơikhác đến xây dựng quê hương

1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ

Phú Thọ là nơi phát triển của nhiều nền văn hóa dân tộc rực rỡ và lâuđời Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, làng Cả và nhiều đìnhchùa, lăng tẩm còn lại quanh vùng Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu làmột trung tâm văn hóa của dân tộc Bản sắc ấy gắn liền với lịch sử dựngnước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lamthắng cảnh, di tích Cách mạng… Phú Thọ cũng là đất của lễ hội với nhiều lễhội tổ chức quanh năm như lễ hội Đền Hùng, hội đền Mẫu Âu Cơ, hội ChuHóa, hội Phết Hiền Quang, hội đánh cá, hội mở cửa rừng…

Từ nhiều đời nay, các thế hệ dân Việt luôn hướng đến một điểm tựatâm linh Điểm tựa đó trở thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chung của dântộc: thờ tự Vua Hùng Trải qua bao thăng trầm ngày nay các ngôi đền trênnúi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơitiến hành tín ngưỡng truyền thống độc đáo đó Núi Hùng cao nhất trong cácngọn núi nơi đây, tạo nên vùng đất thiêng “Tam sơn cấm địa” Lễ hội ĐềnHùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 10tháng 3 âm lịch Thường thì sau tết Nguyên đán đồng bào hành hương vềđây Sự ra đời và tồn tại lâu đời của truyền thuyết Hùng Vương và lễ hộiĐền Hùng cùng tín ngưỡng giỗ tổ là sự khẳng định niềm tin cùng truyềnthống dựng nước và giữ nước muôn đời của dân tộc ta Đây là lễ hội mangtính chất văn hóa tâm linh lớn nhất Con cháu trên khắp mọi miền tổ quốc

Trang 14

trở về với lòng thành kính dâng lên tổ tiên lòng biết ơn công lao dựng nướccủa các Vua Hùng Tín ngưỡng này xuất phát từ đạo lý và truyên thống củadân tộc: lòng yêu nước, kiên cường bất khuất luôn hướng về cội nguồn Lễhội Đền Hùng đã tái hiện lại một phần nào đó truyền thuyết về thời đại HùngVương, trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt nam.

Theo tư liệu lịch sử thì năm 1943 cờ Đảng và cờ Tổ Quốc đã đượctreo trên gác chuông của chùa Thiên Quang (thuộc khu di tích lịch sử ĐềnHùng) Ngày 19/9/1954, trước khi về tiếp quản Thủ Đô Chủ tịch Hồ ChíMinh đã gặp gỡ, căn dặn chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng:

“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Lễ hội giỗ Tổ gồm hai phần: Lễ được tiến hành với nghi thức nghiêmtrang tại Đền Thượng Hội diễn ra quanh chân núi Hùng với nhiều hoạt độngphong phú

Ở Minh Nông, thành phố Việt Trì có lễ hội xuống đồng Đó là tên gọivùng đất sáng lập nghề nông Vùng đất này nằm dọc sông Thao, tiếp giáphợp lưu 3 con sông: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà vì thế Minh Nông làvùng đất bồi tụ phù sa màu mỡ và trở thành quê hương của nghề trồng lúanước Nơi đây có những cánh đồng rộng bên bãi bồi các con sông và có đồi

Ba Búa, nơi cu trú của người Sơn Vi cách đây hơn 30.000 năm gần khu cưtrú Làng Cả- văn hóa Đông Sơn Các tài liệu khoa học cho biết: cách đâynhiều ngàn năm,văn minh lúa nước đã bắt đầu phát triển

Hội Bạch Hạc diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng Giêngtại đền thờ Thổ Lệnh Đại Vương ở xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì

Ở Xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàngnăm tổ chức lễ hội Chu Hóa nhằm tưởng nhớ ba anh em Cả Đông, Nhị

Trang 15

Đông, Tam Đông là các tướng giỏi của Vua Hùng thứ mười tám Ở ThanhSơn từ ngày mùng 6 đến ngày 10 rằm tháng Giêng có lễ hội mở cửa rừng.

Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác như hội cầu tháng Giêng, hội hátXoan, đâm đuống, hát trống quân…

Đất Phú Thọ còn bảo lưu được nhiều nghi lễ cổ xưa của cư dân nôngnghiệp như rước lúa thần, lễ gọi lúa, rước nông cụ, lễ cầu nước… Có thể nóiPhú Thọ chính là đất ươm trồng văn hóa làng xã với các biểu hiện tập trung

là lễ hội Đến với Phú Thọ người ta có thể tìm thấy những lời giải đáp vềquá khứ của nền văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn

1.2 Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng

Hy Cương là một xã miền núi thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về sự thay đổi địa danh làng xã qua các thời kìthì Hy Cương thuộc những khu vực hành chính sau:

Thời Hùng Vương vùng đất đai xã Hy Cương thuộc huyện Chu Diên,

Bộ Văn Lang, đến thế kỉ thứ VI thuộc Phong Châu, Thừa Hóa quận gọi tắt làPhong Châu Thời Trần (thế kỉ XIII- XIV) thuộc huyện Sơn Vi, châu ThaoGiang, lộ Tam Giang Thời Lê (thế kỉ XV-XVIII) thuộc huyện Sơn Vi, phủLâm Thao, trấn Sơn Tây Dưới thời Nguyễn (thế kỉ XIX) trấn đổi thành tỉnh,

do đó xã Hy Cương thuộc huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây Năm

1891 huyện Sơn Vi nhập vào tỉnh Hưng Hóa Vì vậy xã Hy Cương thuộctỉnh Hưng Hóa Năm 1903, tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ, xã

Hy Cương thuộc tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh PhúThọ

Năm 1919 giải thể huyện Sơn Vi gọi chung là phủ Lâm Thao

Năm 1945, Hy Cương thuộc xã Hùng Sơn huyện Lâm Thao, tỉnh PhúThọ

Trang 16

Tháng 6/1946, xã đổi tên là xã Phong Châu, Hy Cương thuộc xãPhong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tháng 7/1954 đổi tên xã là xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnhPhú Thọ

Tháng 3/1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnhVĩnh Phú, xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (xã HyCương có một thôn Cổ Tích)

Năm 1978 theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng, hai huyện LâmThao và Phù Ninh sáp nhập thành huyện Phong Châu, do đó xã Hy Cươngthuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú

Năm 1997 tỉnh Phú Thọ được tái thành lập, xã Hy Cương thuộc tỉnhPhú Thọ

Năm 1999, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh được tái thành lập, HyCương lại thuộc về Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Năm 2007, Hy Cương được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, tỉnh PhúThọ

Hiện nay, đơn vị hành chính xã Hy Cương được chia thành 8 khuđược gọi tên theo số thứ tự từ khu 1 đến khu 8

Hy Cương tổng diện tích đất tự nhiên là 702,98 ha, dân số là 4600người (2009)

Hy Cương có khoảng 80% diện tích là đất đồi gò Nơi đây nổi lênnhững ngọn núi như núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Hùng) cao 175m, núiVặn cao 170m, núi Nỏn cao 105m và núi Trọc cao 145m so với mặt biển Từ

xa xưa, 3 đỉnh núi Hùng, Trọc, Vặn làm thành 3 đỉnh “Tam Sơn cấm địa”được nhân dân thờ cúng và bảo vệ nghiêm ngặt Núi Hùng cao nhất vùng, cóđền thờ các Vua Hùng, núi Trọc có di tích hòn đá cối xay, núi Vặn có đềnthờ Mẫu Âu Cơ mới xây dựng và hoàn thành năm 2004

Trang 17

Ngoài khu di tích lịch sử Đền Hùng thì Hy Cương còn đình Cổ Tích ,thờ Vua Hùng và thần núi Đây là một ngôi đình còn lưu giữ được cuốnngọc phả từ thời Hồng Đức thứ nhất (1470) Hy Cương còn có chùa AmĐường thờ phật, một ngôi chùa đã ăn sâu trong đời sống tín ngưỡng củangười dân

Hy Cương là mảnh đất chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và tâm linh.Bởi đây là nơi mà từ xa xưa Các Vua Hùng đã chọn làm nơi đóng đô lập nênnước Văn Lang Nơi đây còn ghi dấu những nét văn hóa tín ngưỡng từ thờiHùng Vương Hệ thống các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng trênđịa bàn xã đã chứng minh cho sự độc đáo của một vùng đất Tổ với nhiều tínngưỡng từ thời xa xưa

1.3 Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Người Việt Nam vốn có một đạo lý truyền thống sâu sa: “Uống nướcnhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây” Các thế hệ tiếp nối sau luôn tônkính và biết ơn các thế hệ tiền nhân, biết ơn tổ tiên, gia đình dòng họ Từtruyền thống đạo lý đó đã phát triển thành một hình thức văn hóa tinh thần

và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ phụng Tổ tiên chungcủa cả dân tộc- Các Vua Hùng

Các ngôi đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã HyCương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là cơ sở chủ yếu để thể hiện, biểuđạt loại hình và hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần và tín ngưỡng độc đáo,đặc sắc ấy Lễ hội Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chứcvào mồng 10 tháng 3 âm lịch ở nơi đây Đền Hùng và lễ giỗ Tổ HùngVương có cội dễ bắt đầu từ thời đại Hùng Vương Thời đại Hùng Vương làbuổi bình minh của lịch sử dân tộc Chính thời đại Hùng Vương với nhữnggiá trị lịch sử văn hóa đã tạo nên về sau một Đền Hùng lịch sử ở chính giữatrung tâm dựng nước của các Vua Hùng Sự xuất hiện và tồn tại của Đền

Trang 18

Hùng và lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng định niềm tin vào truyềnthống lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc ta

1.3.1 Vị trí địa lý

Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm ở phía Tây Bắc thành phố Việt Trì.Tổng diện tích tự nhiên trên 1000 ha Di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núiHùng Núi Hùng còn được gọi là núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo ThiếuLĩnh, núi Cả Núi Hùng cao nhất vùng: 175m so với mặt nước biển, có câycối bốn mùa xanh ngắt thâm u với 458 loài cây cỏ, xưa kia có nhiều loài sơncầm dã thú Các cụ già trong làng nói rằng núi Hùng giống như một chiếcđầu rồng hướng về Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núiPheo Núi Vặn cao xấp xỉ núi Hùng (170m), núi Trọc cao 145m nằm giữanúi Hùng và núi Vặn Núi Hùng ngày nay thuộc thôn Cổ Tích, xã HyCương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Người xưa nói:

Làng Cổ Tích bên chân núi, nằm trên lưng một con ngựa ghì cương.Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ

Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lônước xanh, như hai dải lụa màu viền làm ranh giói của cố đô xưa Đặc biệtkhông khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm tỏa hương thơm

Trang 19

Tương truyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọnđược vùng đất sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.

1.3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng

Trước khi Đền Hùng xuất hiện ở khu vực mà ngày nay là khu di tíchlịch sử Đền Hùng, thì nơi đây cách ngày nay hàng ngàn năm, đã có một vị tríđặc biệt ở giữa- cả về mặt địa bàn lịch sử xã hội- vùng tụ cư và khởi nghiệpcủa cộng đồng cư dân và văn hóa trung tâm, đứng đầu một đất nước ở thờiđại Hùng Vương- chính là khu vực về sau và bây giờ đang được gọi là “khuvực lịch sử văn hóa Văn Lang”, “Đất Tổ Hùng Vương”, “Khu di tích lịch sửvăn hóa Đền Hùng” Đây không chỉ là cơ sở, mà còn là điều kiện môi trường

và lịch sử quan trọng để đến độ và đến tầm, thì Đền Hùng và lễ hội giỗ TổHùng Vương sẽ xuất hiện ở chính nơi đây chứ không phải một nơi nào khác

Thời đại Hùng Vương, khu vực Đền Hùng từng giữ vị trí địa dân địa văn hóa quan trọng bậc nhất, hàng đầu ở trung tâm của nước Văn Lang

cư-cổ xưa Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, khi Thục Phán rờikinh đô về Cổ Loa, thì khu vực Đền Hùng không còn giữ vị trí quan trọnghàng đầu của đất nước Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, khu dân khuvực Đền Hùng đã có những di cư và biến động Tới tận thế kỷ thứ X, khi đấtnước giành được độc lập, sự cố gắng phục hưng đất nước, phục hưng vănhóa dân tộc của các vương triều Lý- Trần, đã đưa đất nước bước vào thời kỳmới của lịch sử- thời phục hưng của văn hóa Thăng Long

Thời Lý- Trần là thời kì lịch sử mà hầu như tất cả các công trìnhnghiên cứu đều nhận định là một thời kỳ thịnh vượng của Phật giáo và vănhóa phật giáo Từ cuối thiên kỷ I trước công nguyên, vừa ra khỏi đêm trườngBắc thuộc, thế kỷ X sau công nguyên đã là thế kỷ của phật giáo Tiếp đếnthế kỷ XI-XIV, triều đại Lý- Trần làm nhiệm vụ quản lý đất nước ở thời kìnày cũng là một triều đại sùng phật Phật giáo thời Lý- Trần góp phần làm

Trang 20

nên sự phục hưng của đất nước trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội… trong

số này có sự mở mang thêm và mở mang lại những miền xa trung tâm củađất nước Với những biện pháp tích cực của sự mở mang đó, thường thấyphổ quát là việc làm gắn bó và đồng bộ: Lập làng và xây chùa Lập làng là

để mở mang đất nước, và xây chùa là để mở mang và cố kết cộng đồng làng.Làng Cả là điểm tụ cư duy nhất sát gần ngọn núi thiêng cổ truyền: Núi Cả,theo đứng mô hình của sự mở mang, cũng như quy luật của cuộc sống (lốisống) đương thời, làng Cả xây chùa làng, “Đất vua chùa làng” Địa điểm đểxây dựng loại hình tôn giáo tín ngưỡng này không phải đâu xa, vì núi Cảngự ngay trên đầu làng Cả

Cư dân làng Cả là những người xây dựng các kiến trúc sớm nhất trênnúi Hùng- kiến trúc chùa, tháp- của tín ngưỡng phật giáo Làng Cả sang thế

kỷ XV, dân cư phát triển dần dần về phía Đông vào sát chân núi Hùng, cótên mới là làng Cổ Tích Càng về sau cư dân càng phát triển nhanh, địa bàn

cư dân mở rộng sang phía Tây, hình thành thêm làng mới là làng Trẹo, làng

Vi, làng Trẹo thuộc Hy Cương, làng Vi thuộc Chu Hóa do sự phân chia hànhchính về sau Một bộ phận dân cư nữa ra ở làng Tiên Kiên

“Cổ Tích ” trên đất đai của mình và tạo ra trên đỉnh cao thiêng liêng mộtngọn núi Cả, một công trình xây dựng để đồng nhất với thờ Trời, thờ Núivới việc thờ tổ tiên- Vua Hùng, mà “Kính Thiên Lĩnh Điện” là tên gọi được

mỹ tự hóa Từ thời điểm này núi Cả có tên là núi Hùng (tên chữ là Nghĩa

Trang 21

Lĩnh) nhờ có các ngôi Đền Hùng, là nơi chứa đựng vô số các lớp tínngưỡng: tín ngưỡng thờ thần Núi, thờ thần Lúa, thờ Phật, thờ Tổ tiên- cácVua Hùng.

Tín ngưỡng và lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương lúc đầu mang tính địaphương, chỉ một làng rồi một vùng, sau lan rộng trong toàn quốc

Từ khi nhà Nguyễn điều hành đất nước (thế kỷ XVIII) đã đưa việc thờHùng Vương vào “Miếu Lịch Đại Đế Vương”, thờ các vị khai quốc côngthần các đời trước Các Vua nhà Nguyễn theo lệ cứ 5 năm (vào những nămchẵn 4 chẵn 10), Nhà nước đứng ra tổ chức lễ hội giỗ Tổ, những năm lẻ địaphương đăng cai tổ chức Diễn trường trung tâm của lễ hội là núi Hùng vàvùng xung quanh chân núi Thời gian vẫn là 3 ngày, nhưng tới năm KhảiĐịnh thứ 2 (1917), quan tuần phủ Lê Trung Ngọc xin bộ lễ ấn định ngàyQuốc lễ vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch (tức là trước ngày húy của VuaHùng một ngày), ngày 11 để dân sở tại làm lễ

1.3.3 Quá trình trùng tu

Kiến trúc hiện thấy là của thời Hậu Lê và thời Nguyễn Bản ngọc phảĐền Hùng viết thời Trần, năm Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh Tông(1470) soạn lại, và năm Hoàng Định thứ nhất đời Lê Kính Tông (1601) saochép, nói rằng trên núi Nghĩa Lĩnh có mộ Vua Hùng thứ 6, Đền Thượng, haicột đá thề của Thục Phán, Đền Trung, Đền Hạ, chùa Đền Giếng có lẽ làmvào cuối đời Lê, vì trong bản sắc chỉ của Vua Quang Trung giao cho xã HyCương làm dân trưởng tạo lệ đã có nói đến đền Giếng

Năm 1874 vua Tự Đức nhà Nguyễn sai Tổng đốc Tam tuyên Nguyễn

Bá Nghi xây lại đền Thượng và xây Lăng Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền(1917-1922) nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến 6000 đồng Đông Dương tôntạo đền Thượng, Lăng và đền Giếng Nhà tưu sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000

Trang 22

đồng Đông Dương xây 539 bậc xi măng Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến

200 đồng Đông Dương xây cổng chính

Qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc Hậu Lê chỉ còn Đền Trung, đền Hạ

và Gác Chuông Đền Thượng, Lăng, đền Giếng, cổng chính và cổng đềnGiếng là của thời Nguyễn Hệ thống kiến trúc đền đài, lăng tẩm trên 3 tầngnúi này rất hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo tâm lý hoài cổ nhờ về thờiVua Hùng Đó chính là truyền thống kiến trúc tín ngưỡng, thể hiện tầm vănhóa của dân tộc

(xem ảnh 1)

Đền hạ

Được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII- XVIII Kiến trúckiểu chữ nhị gồm hai tòa: tiền bái và hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách mộtkhoảng lộ thiên 1,5m Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối đầu vào đầukèo làm cho mái sau dài hơn mái trước Đốc xây liền tường với đốc hậucung, hai bên đắp phù điêu một bên voi, một bên ngựa Bờ nóc thẳng, không

Trang 23

trang trí mỹ thuật mái lợp ngói mũi, loại ngói được sử dụng rộng rãi trongnhững công trình kiến trúc thời hậu Lê.

Trong đền đặt bốn cỗ long ngai, ba cỗ long ngai chính diện có bài vịthờ: Ất sơn Thánh vương vị, Đột Ngột cao sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thếThánh vương vị, Viễn sơn thánh vương vị

Cỗ long ngai thứ tư không có bài vị, trong văn tế thời phongkiến ghi thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là hai con gái vuaHùng thứ 18

(xem ảnh 3)

Nhà bia

Được xây dựng năm 1917, kiến trúc hình lục giác, có sáu mái Trênđỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bia bên trong, bênngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi việc tu sửa đường lên núi Hùng,hiện nay đặt tấm bia đá, nội dung ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về thăm Đền Hùng ngày 19- 9- 1954

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang

Chùa được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII- XIV) có tên gọi là “ViễnSơn Côt Tự” Đến thế kỷ XV, chùa được xây dựng lại đổi tên là “ThiênQuang Thiền Tự” Đến thời Tự Đức năm thứ 3 (1850) chùa được xây lạitheo kiến trúc “nội công ngoại quốc” Hiện nay cấu trúc chùa được xây lạitheo kiêu chữ công gồm ba tòa là: Tiền đường (năm gian), thiêu hương (haigian), tam bảo (ba gian) Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gốiđầu vào cột xây, kèo suốt cài nóc Hành lang phía ngoài có hàng cột bằng gỗ

Trang 24

xung quanh chùa Mái chùa được lợp bằng ngói mũi, đầu đao cong Bờ nóctiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt, chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

(xem ảnh 2)

Tháp sư: có hai tháp sư hình trụ bốn tầng Trên nóc đắp hình hoa sen.

Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá kể

về các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa

Tam quan (gác chuông) được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm ba gian,

hai tầng mái bốn vì kèo cột kiểu chồng rường kết hợp với kẻ bảy Trong tamquan có ba bia:

+ Bia thứ nhất: “Nhất bản xã tín thí”: là bia công đức của xã.

+ Bia thứ hai: “Sửa đường lên núi Hùng”

+ Bia thứ ba: “Bài ký khắc trên bia ghi việc trùng tu chùa Thiên

Quang”

Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu)

Tương truyền đây là nơi Vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng du ngoạnngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đãtruyền ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo

Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhất Đền có ba gian quay về hướngnam Dài 7,2m rộng 3,7m Mái hiên cao 1,8m, không có cột, kèo cầu quágiang gối ghé vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở ba cửa Hai cửabên hẹp, cửa giữa rộng có chắn song và bốn cánh Hai đầu đóc trang trí hai

vỉ ruồi

Đền Trung thờ tự giống như đền Hạ Ba gian và đầu đốc đặt bốn bệ thờ,trên đặt ba long ngai, ba bài vị Ban chính giữa đồ thờ để thất sự, hai gian

Trang 25

bên để ngũ sự, gian đầu đốc để tam sự Các đồ thờ tự đều được sơn son thếpbạc phủ hoàng kim, có niên đại hầu hết vào thời Nguyễn Trong đền treo babức hoành phi có nội dung:

Hùng Vương tổ miếu (miếu thờ tổ Vương) (gian giữa)

Hừng Vương linh tích (vết tích linh thiêng của Vua Hùng) (bên trái).Triệu tổ Nam bang (tổ muôn đời của nước Nam) (bên trái)

Trong đền có bốn cỗ long ngai, ba cỗ long ngai chính diện có bài vị thờghi:

Ất sơn Thánh vương vị

Đột Ngột cao sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế Thánh vương vị

Viễn sơn thánh vương vị

Cỗ long ngai thứ tư không có bài vị, trong văn tế ghi thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con giá Vua hùng thứ 18.

Trang 26

cầu không có trạm trổ, nền được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhàchuông thống (cấp 1); đại bái (cấp 2); tiền tế (cấp 3) và hậu cung (cấp 4).

(xem ảnh 4)

Lăng Hùng Vương

Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6, lăng nằm ở phía đông đềnThượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng đôngnam Trong lăng có mộ Vua Hùng, xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m rộng1,8m cao1m, mộ có mái mui luyện Phía trên ba mặt lăng đều có đề: HùngVương lăng

(xem ảnh 6)

Trên đền Thượng còn có cột đá thề Tương truyền do Thục Phán dựnglên, khi được Vua Hùng 18 nhường ngôi để thề nguyền bảo vệ non sông đấtnước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họHùng Cột đá cao 1.3m rộng 0,3m, hình vuông, là một trong bốn chiếc cột đátìm thấy trên núi Hùng

(xem ảnh 5)

Trên đền Thượng có nhà quan cư:

Ở bên phải đền Thượng là nơi sắp lễ và chỉnh đốn trang phục trướckhi làm lễ dâng hương Nhà quan cư có ba gian Một trái, kiến trúc đơn giản.Trong nhà quan cư có bốn bia ghi nội dung về việc tu sửa đền Thượng, đượcgắn vào tường Những bia này được viết bằng chữ Hán, có niên đại vào thờiNguyễn

Trang 27

Bia số 1: “Khảo về đền Hùng Vương” có niên đại ngày mùng 10- 3 năm

Canh Thìn, niên hiệu Bảo Đại thứ 15 triều Nguyễn (1940), do Bùi NgọcHoàn giữ chức tham tri, lình tuần phủ Phú Thọ soạn

Bia số 2: “Bia ghi kỷ niệm ở miếu thờ Hùng Vương” được khắc vào mùa

xuân năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định tháng 8 (1923) do Nguyễn Huy Vĩ,hiệu Tây Đình cư sĩ, người tỉnh Hà Đông viết chữ, nội dung bia ghi việc tusửa các di tích trên núi hùng

Bia số 3: “Bài ký trên bia ghi Cổ tích của Tổ quốc” Trên bia không ghi

niên đại, chỉ ghi: Lê Đình Xán, Phó bảng khoa Tân Sửu (1901) người xãNhân Mục (huyện Thanh Trì) tỉnh Hà Đông, giữ chức Điển học tỉnh PhúThọ soạn

Bia thứ 4: “Bia ghi tên hội đồng trung tu” có niên đại tháng 7 niên hiệu

Duy Tân thứ 8 (1914) do ông Nguyễn Đình Tiêu người xã Quan Nhân tình

Hà Đông, giữ chức thư lại tỉnh Phú Thọ soạn; ông Vũ Hữu Do ở cửa hàngNam Sơn, phố Thiên Tân, Hà Nội khắc bia ghi họ tên các vị quan viên tronghội đồng trùng tu

Bia số 5: Bia ghi về điển lệ miếu thờ Hùng Vương Niên đại là mùa xuân

năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923) do hội đồng kỷ niệm tỉnhPhú Thọ cùng nhau lập bia

Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh)

Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gáiVua Hùng 18, hai nàng thường ra đây soi gương, vấn tóc khi theo cha đikinh lý qua vùng này Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, làm theo hướng

Trang 28

đông nam, kiến trúc kiểu chữ công Từ sân lên tiền bái có 6 bậc thềm chạydài suốt Hai bên có cánh phong đồng trụ, trên có bốn ô đắp tứ linh, đỉnh cónghê chầu Đền Giếng có nhà tiền bái (ba gian) Hậu cung (ba gian); mộtchuôi vồ và hai nhà oản (bốn gian), cóp hương đình nối tiền bái với hậucung.

(xem ảnh 7)

Đền Mẫu Âu Cơ

Đền khánh thành tháng 12- 2004, đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núiVặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim; máiđược lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát Đền chính có diện tích137m2, làm theo kiểu chữ đinh, tiền đường năm gian, hậu cung chuôi vồ bagian Bên cạnh đền chính còn có nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà bia trụ biểu, tứtrụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp khách và các hạng mục Trong đền cótượng thờ mẹ Âu Cơ và hai lạc hầu, lạc tướng

(xem ảnh 9)

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương không chỉ là một trong ba bảo tàng quốc gia đượcngười đứng đầu nhà nước cắt băng khánh thành mà chứa đựng trong lòng nónội dung khoa học, tiếng nói của những hiện vật lịch sử Với hơn 700 hiệnvật gốc trên tổng số hơn 3000 hiện vật có trong bảo tàng, 162 bức ảnh, 5 bứctranh sơn mài, 9 bức gò đồng, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khácđược trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: từ văn minh nông nghiệp, cácVua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử (baogồm: Vĩnh Phú, một phần Hà Tây cũ và Hà Nội ngày xưa) Đến với Bảo

Trang 29

tàng Hùng Vương, chúng ta cảm nhận được sự biến thiên vĩ đại của lịch sửdân tộc ta từ buổi bình minh, cuộc sống còn mông muội đã làm nên một VuaHùng và một nước Văn Lang độc lập.

Nhìn tổng thể nội dung và ý đồ trưng bày Bảo tàng Hùng Vương, hướngngười xem vào chiều sâu tư tưởng, nhận được diện mạo của con người ViệtNam: quá khứ- hiện tại- tương lai Mặt khác, nội dung trưng bày của Bảotàng Hùng Vương phản ánh được mối quan hệ giữa Vua Hùng và thời đạiHùng Vương dựng nước

Bảo tàng Hùng Vương ra đời phần nào đáp ứng được lòng mong đợi củađồng bào cả nước, của người Việt Nam sống xa Tổ quốc, các nhà khoa học

và bạn bè quốc tế Thăm viếng đền Hùng và tham quan Bảo tàng HùngVương, người Việt Nam có được một dịp ôn lại truyền thống đạo lý “uốngnước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hiểu sâu sắc hơn về thời đaicác Vua Hùng dựng nước và tấm lòng toàn dân tộc đến với đền Hùng Đốivới khách quốc tế đến thăm đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương sẽ có dịphiểu được ngộn nguồn dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam

(xem ảnh 10)

Đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân

Nhằm quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh thời đại các Vua Hùng và tưởngnhớ công ơn các bậc thủy tổ đã có công khai thiên lập quốc, đền thờ cha LạcLong Quân là một thiết chế văn hóa mới nằm trong quần thể Di tích lịch sửđền Hùng được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 3 năm 2007 tại đồi Sim,

xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và khánh thành vào ngày 29tháng 3 năm 2009 đúng vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu

Trang 30

Kiến trúc đền Lạc Long Quân bao gồm: Đền chính, cổng, trụ biểu, cổngbiểu tượng, phương đình, tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, các công trình phụ trợ

và hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích đất là 13,79 ha

(xem ảnh 8)

Như vậy, có thể thấy rằng xã Hy Cương rất giàu những giá trị văn hóa baogồm cả giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Đền Hùng là di tíchlịch sử văn hóa đặc biệt của Quốc gia- nơi thờ tự Tổ tiên của cộng đồng dântộc Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Có thể thấy rằng, Phú Thọ là cái nôi của nền văn hóa dân tộc và là vùngđất định cư cổ của nước ta, là mảnh đất kết tinh nhiều giá trị văn hóa của cảnước từ thời xa xưa Chính thời đại Hùng Vương với những giá trị lịch sử vàvăn hóa đã tạo nên Đền Hùng ở chính trung tâm lịch sử của các Vua Hùng,thành quả đó còn được lưu giữ cho con cháu đền ngày nay Đó là hệ thốngcác di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng Các Vua Hùng đã xây dựnglên một nền văn hóa phong phú, rực rỡ cả về vật chất lẫn tinh thần Nền vănhóa đó dù trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, bị tàn phá, lấy đi và mai mộtnhiều nhưng mảnh đất ấy vẫn giữ được đủ sức chứng minh cho một nền vănhóa vật thể luôn tỏa sáng

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG – VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ

2.1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương.

Hy Cương là một xã miền núi, 80% diện tích là đất đồi gò Nơi đây cóhai hồ lớn là hồ Lạc Long Quân và hồ Gò Cong cung cấp nước tưới chođồng ruộng và cũng là điểm du lịch hấp dẫn

Cư dân ở Hy Cương nghề nghiệp thuần nông, trên đồi trồng sắn, sơn, sở,dọc, cọ và một ít chè, dưới thì ruộng cấy lúa, trồng ngô, rau các loại Nghềlàm ruộng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Theo thống kê của Ủy bannhân dân xã Hy Cương thì trên địa bàn của xã có 1778 số nhà ở của hộ dân

cư Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 702,98 ha, trong đó đất nông, lâmnghiệp, thủy sản là 314,05 ha Đất lâm nghiệp là 186,73 ha Đất phi nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 197,20 ha Số lượng trang trại của xã là có 3trang trại

Về cơ cấu số hộ làm kinh tế: theo thống kê của xã Hy Cương thì trên địabàn xã có 890 hộ làm nông nghiệp trong đó có 2920 lao động Hộ phi nôngnghiệp là 228 hộ, trong đó có 367 lao động (trong đó tiểu thủ công nghiệp là

45 khẩu, vận tải là 29 khẩu, dịch vụ là 234 khẩu, các ngành khác là 50 khẩu).(năm 2009)

Như vậy có thể thấy rằng đa số người dân xã Hy Cương làm nông nghiệp(chiếm khoảng 80%) Chỉ có 20% là phi nông nghiệp Trong số thành phầnphi nông nghiệp thì dịch vụ chiếm 147 hộ trong tổng số 228 hộ (chiếm64%)

Trang 32

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:

Về trồng trọt:

Năm 2009 diện tích cây lúa thực hiện cả năm là 169ha Năm 2008 đạt177ha, giảm 8 ha

Diện tích cây ngô: 45ha

Diện tích cây lạc: 2ha

Diện tích đậu đỗ các loại: 8ha

Diện tích Dưa chuột: 10ha

Diện tích cây mía: 3ha

Diện tích rau các loại: 25ha

Diện tích hoài sơn: 7ha

Diện tích cây chè: 8ha

Có thể thấy rằng trong cơ cấu cây trồng của xã thì cây lúa chiếm diện tíchnhiều nhất (61%)

Về chăn nuôi:

Đàn trâu có 63 con (năm 2008 là 63 con), đàn bò có 700 con (năm 2008

là 734 con), đàn lợn 2550 con (năm 2008 là 1982 con), gia cầm có 65000con

Nuôi thả cá kết hợp đắp giữ nước 15,6ha

( Theo số liệu ở Ủy ban nhân dân xã Hy Cương năm 2009)

Như vậy tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã cũng tương đối pháttriển với số lượng đàn lớn

Nhìn chung kinh tế của xã Hy Cương phát triển tương đối ổn định HyCương là một xã thuần nông với 80% số hộ làm nông nghiệp Năm 2009diện tích, sản lượng, số lượng gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm so vớinăm 2008 Bình quân lương thực đạt 200kg/người Năm 2008 đạt 220kg/người, giảm 20kg/người Tuy nhiên tổng thu nhập trong xã đạt

Trang 33

24.003.700.000 đồng, so với năm 2008 đạt 22.698.000.000 đồng, tăng1.305.700.000đồng Bình quân thu nhập đạt 5.300.000 đồng/ người, so vớinăm 2008 đạt 5.200.000 đồng/ người, tăng 100.000 đồng/ người Các sơ sởdịch vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng ngày càng được chú trọng phát triển.Diện tích và sản lượng nông nghiệp giảm tuy nhiên tổng thu nhập trong xãlại tăng cao hơn năm trước Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế của xã có sựchuyển dịch từ nông nghiệp sang các hình thức sản xuất khác như dịch vụ,thủ công nghiệp… Xã đã tăng cường chỉ đạo tập trung phát triển dịch vụphục vụ lễ hội, làm tăng thu nhập, do đó đời sống của nhân dân phát triển ổnđịnh, phát triển khá.

Xã Hy Cương có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế toàndiện, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ Bởi trên địa bàn của xã có nhiều ditích về văn hóa thu hút đông đảo số lượng khách mỗi năm: khu di tích lịch

sử Đền Hùng, chùa Am Đường… Đó sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế cho

xã, nâng cao đời sống cho người dân Các ngành dịch vụ phát triển, với sựquy hoạch hợp lí sẽ mang đến một hình ảnh mới cho khu di tích lịch sử ĐềnHùng Thu hút được đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc về thămĐền Hùng Để Đền Hùng cũng như Hy Cương xứng đáng là vùng đất Tổ,nơi đã ghi dấu về một thời đại hào hùng của dân tộc với những công lao màcác Vua Hùng đã gây dựng lên

2.2 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng

Đền Hùng có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, vì vậy mà hàng năm đã thuhút đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc và cả khách nước ngoài vềthăm Từ đó nảy sinh ra một bộ phận người dân trong xã làm nghề buôn bántrên Đền Hùng Những người này buôn bán đa dạng các mặt hàng như đồlưu niệm cho khách khi về thăm đất tổ, bán các đặc sản địa phương, hay bán

đồ ăn phục vụ khách tới tham quan…

Trang 34

2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng

Trước kia đời sống của người dân Hy Cương khi Đền Hùng còn chưaphát triển nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn Bởi Hy cương là mộtvùng đất đồi gò (chiếm 80% diện tích đất tự nhiên của xã) Đất đai chủ yếu

là đồi gò nên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Hệ thống nướctưới tiêu cho cây trồng không được đảm bảo Trong xã cũng có hợp một sốnghề truyền thống như năm 1979 có hợp tác xã sơn mài Nhưng sau hợp tác

xã này cũng giải tán Sau này còn một số nghề như làm mây tre đan Nhưngnói chung những nghề này thu nhập cũng không cao vì sản xuất còn mangtính nhỏ lẻ Vì vậy tình hình kinh tế của xã còn nghèo, kém phát triển Đờisống nhân dân còn mang tính khép kín và ít biến động

Người dân xã Hy Cương trước đây thường làm nhà 5 gian cấp bốn Vậtliệu để làm nhà thường là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre,lợp bằng lá cọ hoặc bằng ngói Hầu hết người dân trong Hy Cương đềuthuần nông Thu nhập từ nông nghiệp còn thấp

Sau này, khi khu di tích lịch sử Đền Hùng được đầu tư phát triển thì đờisống của người dân cũng dần được cải thiện Nhiều hàng quán mọc lên,nhiều dịch vụ quanh Đền Hùng được thiết lập Người dân đã phát triển nhiềungành nghề, nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách khi về thăm ĐềnHùng như các dịch vụ bán hàng, chụp ảnh, dịch vụ xe điện…

Theo số liệu thống kê của Xã Hy Cương năm 2009 thì có khoảng 33 hàngquán cố định tại khu di tích lịch sử Đền Hùng Đây là những hàng quán sẽbán quanh năm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng Có khoảng 50 hàng quántạm thời, tức là chỉ bán vào dịp lễ hội và những dịp tết bắt đầu từ khoảngnhững ngày 23/ 12 âm lịch cho đến hết lễ hội Đền Hùng Những người bánhàng ở đây đều là người dân trong xã Hy Cương

(xem ảnh từ số 13 đến số 18)

Trang 35

Qua khảo sát thực tế thì những người dân làm dịch vụ nhưng đa số họvẫn làm nông nghiệp Nhưng làm nông nghiệp chỉ đơn giản là cấy lúa để lấylương thực chứ không trồng thêm các loại rau củ khác Làm dịch vụ quanhĐền Hùng là thu nhập chính của họ Điều đó cho thấy nếp sống nông nghiệpvẫn ăn sâu trong suy nghĩ của họ Những người này, họ vừa là tiểu nôngvừa là tiểu thương Tư tưởng của cư dân nông nghiệp ảnh hưởng đến cáchlàm ăn của họ rất nhiều Đó là cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ Họ vẫn chưathoát ly hẳn đời sống làm nông nghiệp nên bán hàng còn chưa có quy củ Họbán hàng theo kiểu không cần giữ uy tín Vì vậy nên có tình trạng chặt chémkhách du lịch rất nhiều Ví dụ khi khách mua một chai nước trà xanh không

độ giá bán bình thường là 7000 đồng nhưng ở các quầy hàng này bán 10000đồng Một hộp sữa tươi cô gái Hà Lan bình thường có giá 5000 đồng thì ởđây bán với giá 6000 đồng Các mặt hàng đồ lưu niệm thì người bán hàngthường nói giá rất cao để khách trả giá Nên rất nhiều người phải mua đắt

Ví dụ một chiếc vòng tay bằng nhựa có người mua 7000 đồng nhưng cóngười lại phải mua với giá 10000 đồng và còn nhiều mặt hàng khác cũng bịnâng giá Nhiều đồ ăn hay thức uống còn không hợp vệ sinh như nước mía

Đó là cách làm ăn còn thiếu tính chuyên nghiệp Điều đó có thể lý giải là dongười dân không được học, đào tạo qua trường lớp Họ vốn chỉ là nhữngngười nông dân quen với việc làm nông nghiệp Công việc buôn bán của họmang tính tự phát Khu di tích Đền Hùng phát triển, họ nhận thấy nhu cầucủa khách du lịch cần những gì nên họ đăng kí làm dịch vụ Ban quản lý chỉquản lý họ về địa điểm, còn những vấn đề khác thì không thể quản lý được

Ví dụ như vấn đề về vệ sinh hay vấn đề về tình trạng chặt chém khách… Quy mô hàng quán của người dân còn nhỏ Bên cạnh đó thì có những cửahàng to của các đại lý Những cửa hàng này có tính chuyên nghiệp hơn rấtnhiều Ví dụ công ty chè Hà Trang có quầy hàng bán sản phẩm Nhân viên

Trang 36

mặc đồng phục, Có thể phục vụ hàng với số lượng lớn, giao hàng tận nơi Cóđiện thoại, địa chỉ rõ ràng Điều đó thể tính chuyên nghiệp trong công táclàm dịch vụ Cách làm ăn như vậy, họ phải chú trọng đến chất lượng phục

vụ nên thường phải giữ uy tín Ngoài chất lượng sản phẩm thì các hình thứctiếp thị cũng được nâng cao Không có tình trạng khách hàng bị chặt chém.Đây là một cách làm ăn thể hiện tính lâu dài, không vị lợi nhuận trước mắt

mà làm mất đi hình ảnh của công ty Sự trung thực trong bán hàng sẽ tạo ấntượng tốt cho khách du lịch khi có dịp lên Đền Hùng Tạo nét đẹp trong vănhóa bán hàng nơi vùng đất Tổ

Con số thống kê những người làm dịch vụ dưới sự quản lý của Ban quản

lý khu di tích Đền Hùng là những con số cụ thể Bên cạnh đó còn phát sinhthêm một số lượng lớn những người bán hàng ở Đền Hùng trong mùa lễ hội

mà Ban quản lý không quản lý được Trong những ngày lễ hội, lượng khách

là quá đông nên người dân tranh thủ bán hàng để tăng thêm thu nhập chúng

ta thường thấy những có hiện tượng những người cầm khoảng chục nénhương, những túi đồ lưu niệm hay những bó tiền lẻ đi mời chào khách Đốitượng gồm đủ các lứa tuổi: người già, người trung tuổi, trẻ em Điều đóchứng tỏ sự huy động mọi thành viên trong mỗi gia đình để đi làm kinh tế.Đền Hùng đã mang lại những nguồn thu nhập mới cho người dân Hy Cương.Tuy nhiên, có thể thấy rằng cách làm ăn của người dân còn manh mún vàkhông mang tính chuyên nghiệp

(xem ảnh 20)

Những người bán hàng ở đây bày bán dọc hai bên phía dưới cổng ĐềnHùng, phía sân đền Mẫu Âu Cơ, sân đền Giếng và khu vực xung quanh, trênđường hành hương lên các đền Trung, đền Thượng, đền Hạ, đền Giếng Cácmặt hàng được bày bán rất đa dạng bao gồm các mặt hàng như các loại bánhkẹo đặc sản: bánh củ mài, bánh cốm, bánh Cổ Tích, thịt chua, chuối đồi đất

Trang 37

Tổ, bánh nhãn, chè lam, bánh sữa… Khách du lịch về với Đền Hùng sẽ đượcthưởng thức những đặc sản đặc trưng của vùng đất Tổ (bánh củ mài CổTích, chuối khô, bánh củ mài mật ong, thịt chua Thanh Sơn, nhiều loại củnhư củ mài, củ từ, củ sắn dây, các loại măng ớt) Ngoài ra còn có các mặthàng phục vụ cho việc lễ bái như tiền vàng, hương,… Các đồ lưu niệm cũngkhông thể thiếu ở nơi đây Đó là các loại vòng đeo cổ, đeo tay, mũ, hay quần

áo có in những dòng chữ kỷ niệm Đền Hùng Mỗi sản phẩm đều mang nétđặc trưng của vùng đất Tổ Du khách khi về thăm đất tổ đều ít nhiều muanhững đồ lưu niệm về làm quà đơn giản như những chiếc vòng tay, sáo, …Ngoài ra còn bán các đồ uống: Cocacola, trà bí đao, nước me, nước cam, …

Sự đa dạng của các mặt hàng làm phong phú cho các hàng quán Đáp ứngđược nhu cầu khách khi đến Đền Hùng

Như vậy , có thể thấy rằng nhờ có Đền Hùng mà đời sống người dân ở

Hy Cương có sự thay đổi đáng kể Thu nhập kinh tế cũng được tăng lên nhờ

có các dịch vụ Bình quân thu nhập của những người bán hàng là 1.700.000đồng/người/năm Với những người bán hàng này thì đây là thu nhập chínhcủa họ Với số thu nhập này ở quê có thể coi là tương đối cao Người dân cóthể chăm lo cho cuộc sống của mình tốt hơn Trong khi đó người dân vẫncấy lúa để đảm bảo lương thực quanh năm Tuy nhiên, bộ phận những người

có thu nhập ổn định như vậy chiếm tỉ lệ không nhiều Sự chuyển biến trongkinh tế đó đã làm thay đổi diện mạo của người dân Hy Cương Nhiều ngôinhà cao tầng được mọc lên Xóm làng trước kia thưa thớt thì nay trở nênđông đúc hơn Mọi sinh hoạt của người dân đều được nâng lên Ví dụ tronggia đình Ông Triệu văn Liên, trước đây trong gia đình ông là làm nôngnghiệp Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào 5 sào ruộng mà không có thu nhập nàothêm Vì vậy cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhà ông vẫn là nhà cấp 4

đã xuống cấp Hai vợ chồng ông làm ruộng nuôi hai đứa con đi học Nhưng

Trang 38

đến nay cuộc sống gia đình ông được cải thiện đáng kể Từ khi khu di tíchĐền Hùng được phát triển vợ ông đăng kí bán hàng ở trên Đền Hùng Thunhập từ việc bán hàng của vợ ông hàng ngày cùng với những sản phẩm nôngnghiệp mà nhà ông vẫn duy trì thì cuộc sống trong gia đình có phần ổn địnhhơn Hiện nay một đứa con gái của ông đã lấy chồng, còn một cậu con traithì đang đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan Gia đình ông đã xây đượcngôi nhà 2 tầng khang trang rộng rãi Đó cũng là một ví dụ điển hình cho sựthay đổi cuộc sống từ khi di tích Đền Hùng được đầu tư phát triển.

2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng

Bên cạnh đội ngũ những người bán hàng quanh khu di tích lịch sử ĐềnHùng thì còn đội ngũ những thợ ảnh Hiện có khoảng 124 thợ ảnh làm việctại đây dưới sự quản lí của Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng(năm2009) Con số này là tương đối nhiều Đội ngũ này góp phần đáp ứngnhu cầu của người dân khi về Đền Hùng muốn ghi lại những kỷ niệm tạichốn linh thiêng này Đội ngũ thợ ảnh vào mùa lễ hội cũng tăng lên rấtnhiều Không chỉ người dân ở xã mà còn những người ở những nơi khác về.Thu nhập bình quân của những người thợ ảnh này là 1600.000 đồng/người/năm Đây cũng là thu nhập chính trong gia đình họ Cũng giống nhưnhững người bán hàng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể Trong giađình của họ, có gia đình thì chồng làm nghề chụp ảnh trên Đền Hùng, vợlàm nông nghiệp Có gia đình chồng làm nghề chụp ảnh, vợ bán hoa quả ởchợ Cuộc sống của họ cũng khá giả Trong dịp lễ hội là lúc cao điểm của

họ, bởi lượng khách về Đền Hùng là rất đông Tuy nhiên, Đền Hùng khôngchỉ thu hút khách vào dịp lễ hội mà hiện nay vào những dịp cuối tuần haynhững dịp quan trọng cũng thu hút khách đến Điều đó tạo ra việc làmthường xuyên và thu nhập ổn định cho những người làm dịch vụ quanh ĐềnHùng

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Kim Biên, Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng
2. Vũ Kim Biên, Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ
5. Lê Hựu, Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thôngtin
6. Lê Văn Hảo, Hành trình về thời đại Hùng Vương, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình về thời đại Hùng Vương
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
7. Lê Trung Vũ, Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
8. Nguyễn Tiến khôi, Thời đại Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử, khu di tích lịch sử Đền Hùng xuất bản, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử
9. Lưu Thị Phát, Nguyễn Anh Tuấn, Lý lịch di tích đình Cổ Tích, Sở văn hóa thông tin và thể thao Bảo tàng Vĩnh Phú, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lịch di tích đình Cổ Tích
10.Ngô văn Phú sưu tầm và biên soạn, Hùng vương và lễ hội Đền Hùng, Nxb Hội nhà văn, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng vương và lễ hội Đền Hùng
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
11.Đặng Hoài Thu, Một số trò diễn về thời đại Hùng Vương, luận văn Thạc sĩ văn hóa dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số trò diễn về thời đại Hùng Vương
12.Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
13.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng Vương dựng nước, tập 1
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
14.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng Vương dựng nước, tập 2
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
15.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng Vương dựng nước, tập 3
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
16.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hùng Vương dựng nước, tập 4
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
17.Nhiều tác giả, Thời đại Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại Hùng Vương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
18.Nhiều tác giả, Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, sở văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ
19. www.Baophutho.org.vn 20.http://vi.wikipedia.org 21.http://www.vietshare.com 22.http://vietnamnet.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w