0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Về việc đi lễ Đền Hùng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 60 -62 )

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng

Kết quả khảo sát ở cả 3 đối tượng (học sinh, người già, người trung tuổi ) cho thấy 100% các đối tượng đã đi Đền Hùng hơn 5 lần. Điều đó nói lên rằng người dân Hy Cương thường xuyên đi Đền Hùng. Đền Hùng có vai trò vô cùng quan trọng với họ bởi đó là nơi thờ các Vua Hùng- tổ tông, cội nguồn của dân tộc. Ngoài việc coi Vua Hùng là người dựng nước, người dân còn coi Ngài như cha đẻ của làng xã của thôn xóm mình. Sự sùng bái các Vua Hùng khiến cho Đền Hùng trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa thiêng liêng nhưng rất thân thuộc với người dân nơi đây. Các Vua Hùng không phải là những vị thánh xa vời mà người dân tin vào sự hiện diện của các ngài. Tin vào sự linh thiêng của các ngài như tin vào sự “sống khôn chết thiêng ” của Tổ tông. Vì thế mà các Vua Hùng trở nên gần gũi. Vua Hùng như người cha sẵn sàng nâng đỡ, che chở khi họ gặp những gian truân. Chính niềm tin đó khiến họ thường xuyên đi Đền Hùng để được thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình.

Mỗi đối tượng người dân Hy Cương đi Đền Hùng vào những dịp khác nhau.

Đối tượng học sinh thường đi Đền Hùng vào lễ hội (45%), vào những dịp khác thì chiếm tỉ lệ ít hơn (10-25%). Đối với người già thì họ thường đi Đền Hùng vào dịp tết Nguyên đán và vào dịp lễ hội (75%). Người trung tuổi thì thường đi Đền Hùng vào ngày tết Nguyên đán (60%). Như vậy mỗi đối tượng thường đi Đền Hùng vào những dịp khác nhau.

Học sinh thích đi Đền Hùng nhất là vào những ngày hội. Nguyên nhân là do trong những ngày lễ hội thường có nhiều các trò chơi, trò diễn độc đáo. Ngoài phần lễ thì phần hội cũng là điểm để thu hút đối tượng này.

tổ Hùng Vương là quốc giỗ, vì vậy luôn được sự quan tâm của toàn Đảng toàn dân. Chính vì vậy mà giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất hoành tráng. Trong ngày hội đó có nhiều những lễ vật được cung tiến từ khắp mọi miền tổ quốc rất độc đáo (chai rượu cao 5,2m, dường kính 1,2m với dung tích hơn 4000 lít…). Đó cũng là lí do thu hút đông đảo đối tượng học sinh đi nhiều trong dịp lễ hội. Ngoài dịp lễ hội đối tượng này cũng đi nhiều vào những dịp khác như ngày tết, đi vào những dịp đi chơi hay những dịp quan trọng (ngày rằm, mồng một…). Điều đó chứng tỏ rằng đối tượng này cũng rất quan tâm đến Đền Hùng. Họ coi Đền Hùng là nơi linh thiêng, là điểm tựa tâm linh.

Đối tượng người già thường đi Đền Hùng vào dịp tết và lễ hội. Đây cũng là dịp mà có nhiều người đi Đền Hùng. Đối với người già, những nghi lễ là rất quan trọng. Hùng Vương chính là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, vào những dịp quan trọng này trong tâm thức họ luôn có có ý thức về lòng biết ơn những người đã dựng nên non sông đất nước. Họ thường sắm lễ dâng lên các Vua Hùng để tỏ lòng biết ơn. Người dân Việt Nam nói chung và người dân Hy Cương nói riêng có phong tục thờ cúng tổ tiên và rất coi trọng ngày giỗ Tổ. Những người già đi lễ là để cầu mong cho tổ tiên về phù hộ cho con cháu mình luôn được mạnh khỏe, bình an….

Người già là thế hệ đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử. Họ hiểu được những gian truân và công lao của những người đã gây dựng lên đất nước. Thấu hiểu sự gian lao vất vả đó nên họ càng tin tưởng vào tổ tiên, coi đó là chỗ dựa về mặt tâm linh mỗi khi có những biến cố xảy ra.

Đối tượng người trung tuổi thì thường đi Đền Hùng vào dịp tết là chủ yếu (60%) , vào những dịp lễ hội và những dịp khác thường đi ít hơn. Lí do vì Hy Cương là xã sở tại nơi có di tích lịch sử Đền Hùng nên đây chính là dịp để người dân buôn bán và làm các dịch vụ. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để họ

dưới mọi hình thức để kiếm tiền trong mấy ngày hội. Đó là lí do khiến đối tượng này đi Đền Hùng nhiều ( theo nghĩa về tâm linh) vào dịp tết và những dịp khác chứ không phải đi vào dịp lễ hội như những đối tượng khác. Tuy nhiên, trong tâm thức của họ Đền Hùng vẫn là một nơi vô cùng thiêng liêng. Vào những dịp quan trọng họ vẫn đi Đền Hùng, thể hiện đạo lí biết ơn những người đã gây dựng lên cơ đồ của dân tộc. Đền Hùng luôn hiện hữu trong đời sống của họ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 60 -62 )

×