0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 68 -77 )

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân nơi đây. Sống trên vùng đất in đậm những giá trị đó khiến người dân luôn ý thức về một thời đại hào hùng của dân tộc. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để người dân bày tỏ tầm lòng thành kính của mình trước tổ tiên.

Việc tham gia lễ hội của người dân cũng được tiến hành theo những cách khác nhau. Trong phần lễ có những người tham gia một cách có tổ chức như trong các đoàn rước kiệu. Tại làng Cổ Tích (xã Hy Cương) có rước bát bửu, rước thần… Còn lại người dân đi nhỏ lẻ, có thể tự sắm lễ để dâng lên các đền để bày tỏ tấm lòng thành kính của có mình. Từ sáng sớm, những đám rước kiệu rực rỡ sắc màu đã khuấy động không khí thành phố Việt Trì, khu di tích đền Hùng và các vùng lân cận. Đám rước kiệu trang trọng của nhân dân xã Hy Cương theo phong tục “con trưởng tạo lệ” hằng năm cùng các đám rước từ các xã lân cận đã thu hút khoảng trên 1.000 người. Xuất phát từ đình thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, kiệu bát cống và kiệu văn rước hạt lúa thần - vật tượng trưng cho sự ấm no và công đức các vua Hùng - được 20 thanh niên ghé vai khiêng lên đến đền Thượng, nơi sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.

Trong phần hội có những người tham gia vào các trò chơi: chơi cờ, nấu cơm thi, bơi thuyền, ném còn… Những người không tham gia thì đi đến hội để xem và cổ vũ. Tất cả đã tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt của ngày hội. Không khí đó làm nức lòng người dân nơi đây. Họ chờ đón ngày hội để được hòa mình vào những cuộc vui đó.

Khi được hỏi về những điệu hát hay những trò chơi về thời Hùng Vương và dịp lễ hội Đền Hùng thì mọi người đều có những hiểu biết cụ thể. Hầu hết các đối tượng đều biết được hát Xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương (trên 60%). Trong dịp lễ hội Đền Hùng, hát Xoan là phần không thể thiếu nên người dân thấy được vị trí quan trọng của nó. Lễ hội Đền Hùng là nơi tái hiện lại nhiều những sinh hoạt văn hóa từ thời Hùng Vương. Chính vì vậy người dân hiểu được phần nào những trò diễn hay trò chơi ở đó.

Đối tượng người già thì biết nhiều hơn về các trò chơi trong dịp lễ hội Đền Hùng: đu tiên, ném còn, chơi cờ, nấu cơm thi (90%). Các đối tượng khác thì chủ yếu chọn múa rối, nấu cơm thi, chơi cờ. Người già biết nhiều các trò chơi hơn bởi có những trò chơi từ xa xưa trong lễ hội Đền Hùng nhưng ngày nay thì không còn tổ chức nữa như trò đu tiên. Vì vậy mà có nhiêu người không biết hoặc ít biết đến trò chơi đó.

Như vậy qua khảo sát cho thấy mức độ hiểu biết về các truyền thuyết và các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng cuả người dân Hy Cương là tương đối cao. Đền Hùng nằm trên địa bàn xã Hy Cương nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hy Cương. Đặc biệt là đối tượng học sinh có mức độ am hiểu về truyền thuyết và các di tích chiếm tỉ lệ rất cao so với hai đối tượng trên. Nguyên nhân là do các em được giáo dục trong nhà trường. Có rất nhiều những sự tích hay truyền thuyết được đưa vào chương

trình dạy học. Từ nhỏ các em đã được đọc những truyện đó nên có những nhân vật đã in đậm trong trí nhớ các em.

Do sống trong một môi trường đậm đặc các truyền thuyết , sự tích. Hàng ngày lại được nhìn thấy những di tích nên các em dễ cảm nhận và tiếp thu những giá trị đó.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các em được người lớn truyền dạy. Mỗi người khi sinh ra đều ít nhiều được nghe ông bà hay cha mẹ kể những câu chuyện về thời xa xưa. Hơn nữa sống trong vùng đất Tổ, nơi ghi dấu rất nhiều những câu chuyện về nhiều các nhân vật khác nhau nên người dân có vốn chuyện rất nhiều. Đó là cơ sở để họ kể, truyền lại cho con cháu niềm tự hào về thời đại hào hùng của tổ tiên.

Tiểu kết chương 3

Đền Hùng là khu di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Hy Cương. Nơi đây còn ghi dấu về một thời đại đầu tiên của dân tộc. Người dân Hy Cương luôn có ý thức để gìn giữ những giá trị thiêng liêng đó. Biết bao truyền thuyết tuyệt vời trong sáng đầy chất hào hùng về thời các Vua Hùng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, khắc sâu trong tâm khảm những con người nơi đây.

Người dân Hy Cương thường xuyên đi Đền Hùng, hiểu biết khá sâu sắc về Đền Hùng. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của họ: Đền Hùng là trốn thiêng liêng, nơi thờ tự các Vua Hùng- tổ tiên của dân tộc. Đền Hùng là nơi có không gian yên tĩnh, có nhiều cảnh đẹp với núi non hùng vĩ. Có rất nhiều loại cây quý hiếm có lịch sử nghìn năm tuổi. Nơi đây là địa điểm thích hợp cho người dân đi vãn cảnh, nghỉ ngơi, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Hy Cương có ít các khu vui chơi nên Đền Hùng lại càng được người dân quan tâm nhiều hơn. Từ những đặc điểm đó cho thấy với người dân Hy Cương Đền Hùng là tất cả đời sống tín ngưỡng đối với họ. Đời sống của họ từ bao đời nay đã quen với những sinh hoạt văn hóa trên Đền Hùng. Họ đi Đền Hùng từ khi còn nhỏ, điều đó càng cho thấy Đền Hùng thực sự đã ăn sâu trong tâm thức của họ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ là một đề tài mang tính khoa học và có tính thực tiễn. Đề tài đã chỉ ra cho người đọc thấy được mức độ ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của người dân Hy Cương về lĩnh vực kinh tế và đời sống tín ngưỡng.

Do tính chất đề tài, chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: đi điền dã (trong những ngày bình thường và trong ngày hội); điều tra xã hội học; thu thập thống kê tài liệu;…. Trong các phương pháp đó chúng tôi triệt để sử dụng điền dã và điều tra thống kê xã hội học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Đền Hùng có vai trò quan trọng trong đời sống người dân xã Hy Cương. Sự tồn tại và phát triển của Đền Hùng đã kéo theo sự thay đổi trong đời sống kinh tế của người dân. Nếu như trước đây kinh tế của Xã Hy Cương còn nghèo, chậm phát triển thì, kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp mà kết quả đem lại không cao thì nay kinh tế của người dân đã có nhiều đổi khác. Đền Hùng phát triển đã thu hút đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc về thăm. Sự phát triển đó kéo theo nhiều loại hình dịch vụ như hàng quán, xe ôm, chụp ảnh, trông xe… tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi kinh tế từ thuần nông sang làm dịch vụ. Hiệu quả từ việc làm dịch vụ cao hơn hẳn làm nông nghiệp. Xã Hy Cương đang từng ngày thay da đổi thịt, nhiều nhà cao tầng được xây dựng. Đời sống người dân ngày càng văn minh hơn, con cái được đầu tư học hành… Với xu hướng phát triển Đền Hùng- trung tâm du lịch tâm linh thì đời sống người dân sẽ ngày càng được nâng cao hơn. Hiện nay trên địa bàn xã có 147 hộ làm dịch vụ chiếm 64 % trong thành phần kinh tế phi nông nghiệp. Trong tương lai con số này sẽ ngày càng tăng, bởi đây là sự phát triển tất yếu để

Sự phát triển của Đền Hùng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân mà còn làm cho đời sống tín ngưỡng của người dân ngày càng phong phú hơn. Với người dân xã Hy Cương Đền Hùng từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của họ. Qua khảo sát cho thấy người dân rất am hiểu về những di tích và lễ hội Đền Hùng. Có 100% số người được khảo sát là đi Đền Hùng trên 5 lần. Họ đi đền Hùng không chỉ trong dịp lễ hội mà còn vào nhiều dịp khác. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Hy Cương Đặc biệt sự hiểu biết của giới trẻ chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng, những giá trị văn hóa của vùng đất Tổ luôn được các thế hệ bảo tồn và lưu truyền. Sức sống của Đền Hùng và những truyền thuyết thời Hùng Vương luôn sống trong lòng những người dân nơi đây. Đền Hùng không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự các Vua Hùng nữa, mà còn là nơi người dân thường xuyên tới để thỏa mãn nhu cầu của đời sống tâm linh.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, người dân Hy Cương luôn có ý thức về một thời đại hào hùng mà tổ tiên đã gây dựng lên. Các Vua Hùng đã có công gây dựng lên một nền văn hóa phong phú và rực rỡ về vật chất và tinh thần. Các nghi thức, các loại hình trò diễn trong lễ hội Đền Hùng cũng là để tái hiện lại một nền văn hóa rực rỡ đó. Lễ hội Đền Hùng hàng năm là cơ hội để người dân nơi đây nhớ về nguồn cội. Tự hào là vùng đất tổ, người dân nơi đây đã được bồi đắp thêm những kiến thức quý báu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Sự hiểu biết đó là nền tảng để gìn giữ những giá trị lịch sử về thời đại xa xưa nhưng vô cùng thiêng liêng của dân tộc.

Như vậy có thể thấy rằng Đền Hùng Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân Hy Cương. Đền Hùng là niềm tự hào của những thế hệ đang sinh sống và làm việc trên mảnh đất nhiều trầm tích văn hóa này.

Mặc dù không thuộc phạm vi của đề tài nhưng chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp để bảo lưu và nâng cao những giá trị văn hóa trong khu di tích Đền Hùng, cũng như giải pháp để người dân Hy Cương có thể phát huy được những thế mạnh của mình trên mảnh đất này.

Các công trình kiến trúc phải luôn được quan tâm để trùng tu, bảo tồn trên cơ sở giữ lại những cái cốt lõi lịch sử.

Quy hoạch các hàng quán một cách quy củ. Hệ thống giao thông, khu vực gửi xe cần được thiết kế để tránh việc ùn tắc trong những ngày hội.

Phải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi làm mất đi mỹ quan và sự tôn nghiêm nơi Đền Hùng.

Người dân cần phải chú trọng đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ. Các hàng quán phải được xây dựng có quy mô khang trang. Thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tạo ấn tượng tốt đối với khách.

Đối với một hội lớn như Đền Hùng, chương trình ngày hội cần được nhiều cơ quan phối hợp xây dựng chẳng hạn như Sở văn hóa, Tỉnh ủy- Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ văn hóa, viện nghiên cứu văn hóa… Bằng cách này, chúng ta sẽ khai thác triệt để những ý nghĩa to lớn của ngày hội. Có như vậy, cuộc hành hương về đất Tổ của đồng bào cả nước mới thật sự có ý nghĩa. Được về đất Tổ, dâng tấm lòng thành lên mộ Tổ, mỗi người Việt Nam ta càng cảm thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp của ông cha mà nghĩ đến trách nhiệm đối với hiện tại. Với những giá trị sâu sắc đó Đền Hùng luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã phát biểu nhân dịp lên thăm Đền Hùng năm 1974:

Trên cái nền của thời Hùng Vương dựng nước, chúng ta sẽ xây dựng lên một cuộc đời hoàn toàn mới, một xã hội phồn vinh, văn minh, hiện đại, trong đó có những di sản quý báu nhất từ ngàn xưa được giũ gìn và phát huy”

Như vậy có thể thấy rằng, lễ hội Đền Hùng đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xã Hy Cương mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Hướng về cội nguồn đất tổ đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng mang giá trị văn hóa vô cùng độc đáo của dân tộc từ nghìn đời nay và mãi mãi về sau. Về với vùng đất tổ chúng ta biết ơn sâu sắc tổ tiên đã tốn nhiều công sức để mở mang đất nuớc trong buổi đầu dựng nước, thêm tự hào dân tộc là những “con Lạc, cháu Hồng”. Vì thế trong mỗi người dân Việt Nam dù ở đâu chăng nữa họ cũng có một “Hùng Vương” ngự trị trong trái tim họ.

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo đó là vấn đề về bảo tồn và khai thác Đền Hùng trong quy hoạch phát triển của xã Hy Cươngvà của thành phố Việt Trì. Hướng nghiên cứu này sẽ là sự thực hiện hóa chiến lược biến di sản thành tài sản, biến tiềm năng thành khả năng, và để để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.

1. Vũ Kim Biên, Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản, 2008.

2. Vũ Kim Biên, Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản, 2010.

3. Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 1999 4. Lê Tượng, Vũ Kim Biên, Những vấn đề lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hóa

và thông tin Vĩnh Phú xuất bản, 1980.

5. Lê Hựu, Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005.

6. Lê Văn Hảo, Hành trình về thời đại Hùng Vương, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1982.

7. Lê Trung Vũ, Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. 8. Nguyễn Tiến khôi, Thời đại Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử, khu

di tích lịch sử Đền Hùng xuất bản, 2008

9. Lưu Thị Phát, Nguyễn Anh Tuấn, Lý lịch di tích đình Cổ Tích, Sở văn hóa thông tin và thể thao Bảo tàng Vĩnh Phú, 1994

10.Ngô văn Phú sưu tầm và biên soạn, Hùng vương và lễ hội Đền Hùng,

Nxb Hội nhà văn, 1996

11.Đặng Hoài Thu, Một số trò diễn về thời đại Hùng Vương, luận văn Thạc sĩ văn hóa dân gian

12.Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

13.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970.

15.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.

16.Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

17.Nhiều tác giả, Thời đại Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

18.Nhiều tác giả, Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, sở văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ, 2005.

19. www.Baophutho.org.vn 20.http://vi.wikipedia.org 21.http://www.vietshare.com 22.http://vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 68 -77 )

×