0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 40 -44 )

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng

mọi miền của tổ quốc sẽ được biết đến và thưởng thức những hương vị mà chỉ có vùng đất Tổ mới có. Tạo thêm nét độc đáo và hấp dẫn cho vùng đất Tổ.

2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý ĐềnHùng Hùng

Hiện nay tại khu di tích lịch sử Đền Hùng có đội ngũ cán bộ đông đảo nhằm phục vụ nhân dân cả nước mỗi khi về thăm Đền Hùng. Khu di tích lịch sử Đền Hùng có 7 phòng ban: Trung tâm du lịch dịch vụ Phòng quản lý du lịch dịch vụ Phòng quản lý rừng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tài vụ Phòng bảo vệ an ninh trật tự Phòng bảo tàng di tích

Tất cả những phòng ban đó gồm khoảng gần 300 người làm công tác phục vụ lễ hội. Mỗi phòng đều có chức năng riêng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách khi về thăm Đền Hùng. Ví dụ phòng bảo vệ an ninh trật tự sẽ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho Đền Hùng. Mỗi dịp lễ hội đến thì nhiệm vụ đó lại càng được tăng cường. Bởi với số lượng khách quá đông gây ra tình trạng nhốn nháo, nhiều tệ nạn. Nếu không được quản lý sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, bừa bãi mất đi nét văn hóa của lễ hội cổ truyền. Trung tâm du lịch dịch vụ, trong đó sẽ có những người làm công tác hướng dẫn du lịch. Trung tâm có đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Những người này sẽ hướng dẫn cho khách biết những thông tin về

sử thời đại các Vua Hùng, về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Phòng quản lý dịch vụ sẽ làm công tác quản lý những loại hình dịch vụ, kinh doanh buôn bán ở khu vực Đền Hùng như quản lý những người bán hàng, thợ ảnh, xe điện… Với số lượng phòng ban như vậy đủ cho thấy quy mô của khu di tích là tương đối lớn. Tất cả các phòng ban này sẽ duy trì hoạt động cho khu di tích Đền Hùng. Trong tương lai Đền Hùng sẽ ngày càng được quan tâm hơn nữa thì số lượng người làm công tác phục vụ cũng sẽ tăng theo. Hy Cương là xã có khu di tích Đền Hùng, hàng năm lại được giao cho nhiệm vụ trông nom khu di tích. Như vậy Đền Hùng phát triển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Hy Cương.

Ở 4 đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng sẽ có 4 ông Từ trông nom đền. Bốn ông Từ này được các làng mà xưa xây dựng lên các đền cử ra rồi thi. Ai được điểm cao sẽ được làm ông Từ. Năm nào cũng tổ chức thi một lần.

Còn hai đền Âu Cơ và Lạc Long Quân do nhà nước xây dựng nên ông từ sẽ được cử ra từ những cán bộ đã nghỉ hưu ở cơ quan

Khu di tích Đền Hùng còn có dịch vụ xe điện để trở khách đi tham quan các di tích. Hiện nay có 8 xe điện, mỗi xe có thể trở được 12 khách để phục vụ khách đi tham quan. Xe điện xẽ xuất phát từ bến xe trở khách đi vòng tròn các di tích từ đền Giếng đến cổng đền chính, đến đền Mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân, và quay lại bến xe trả khách. Loại hình dịch vụ này sẽ giúp khách du lịch đỡ vất vả trong việc đi lại. Vì khoảng cách giữa các đền khá xa. Loại hình này xuất hiện sẽ tạo ra tính chuyên nghiệp, văn minh trong công tác dịch vụ phục vụ khách du lịch.

(xem ảnh 19)

hàng bán các đồ như: Đồ lưu niệm, các loại sách viết về Đền Hùng, Các loại bánh kẹo đặc sản của vùng đất Tổ như bánh của mài Cổ Tích, chuối khô đất Tổ, bánh cốm… Những quầy hàng này có rất nhiều sản phẩm cho khách lựa chọn, bán đúng giá quy định của Ban quản lý. Do vậy ở các trung tâm này khách sẽ không sợ tình trạng bị chặt chém . Ở mỗi di tích đều có quầy hàng bán, ví dụ như ở đền Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ, đền Thượng… Các quầy hàng này nhằm cung cấp cho khách những sản phẩm đặc trưng của đất Tổ một cách phổ biến.

Bên cạnh đó còn có hệ thống các dịch vụ ăn uống. Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng đã xây dựng một số nhà hàng ăn uống, giải khát có thể phục vụ tới 1000 khách vào cùng một thời điểm. Các nhà hàng đều khang trang, sạch đẹp, các món ăn hấp dẫn đảm bảo vệ sinh. Đây là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách khi tới Đền Hùng.

Như vậy khu di tích lịch sử Đền Hùng có khoảng trên 500 người trực tiếp phục vụ, từ những người bán hàng, thợ ảnh đến những cán bộ làm công tác quản lý. Với sự đa dạng các hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra cho Hy Cương phát triển nhiều lĩnh vực trong dịch vụ, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của một trung tâm du lịch.Trong số này thì có khoảng 70 % cán bộ là người xã Hy Cương. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng đã có ảnh hưởng nhất định đến người dân Hy Cương. Nhờ có Khu di tích này mà một bộ phận dân cư trong xã Hy Cương đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang làm dịch vụ. Loại hình dịch vụ này góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã từ một xã thuần nông sang phát triển kinh tế toàn diện.

Trong tương lai Đền Hùng sẽ ngày càng được đầu tư hơn nữa để phát triển. Bởi đây là vùng đất Tổ- nơi thờ tổ tiên của dân tộc. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng bào khắp mọi miền tổ quốc luôn hướng về

càng có cơ hội để phát triển. Là một vùng đất chứa đựng những yếu tố văn hóa đó nên tất yếu Hy Cương sẽ có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế đi lên. Chú trọng phát triển loại hình dịch vụ sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã đi lên về mọi mặt, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân.

Tiểu kết chương 2

Lễ hội Đền Hùng ngày càng thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Sự phát triển của khu di tích Đền Hùng đã làm thay đổi diện mạo kinh tế của người dân trong xã Hy Cương. Có nhiều hộ gia đình đã chuyển ra làm dịch vụ buôn bán quanh Đền Hùng và thu nhập của bộ phận dân cư này chủ yếu phụ thuộc vào đó. Sự phát triển của Đền Hùng còn là điều kiện để tạo ra nhiều việc làm cho người dân Hy Cương với nhiều loại hình dịch vụ. Đồng thời phát triển đa dạng các ngành nghề khác như làm các loại bánh, kẹo đặc sản vùng đất Tổ… Đây là sự chuyển biến tất yếu, khi trên địa bàn xã có những di tích lịch sử văn hóa lớn thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người.

CHƯƠNG 3: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG – VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 40 -44 )

×