0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Những người bán hàng quanh Đền Hùng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 34 -38 )

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng

Trước kia đời sống của người dân Hy Cương khi Đền Hùng còn chưa phát triển nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi Hy cương là một vùng đất đồi gò (chiếm 80% diện tích đất tự nhiên của xã). Đất đai chủ yếu là đồi gò nên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống nước tưới tiêu cho cây trồng không được đảm bảo. Trong xã cũng có hợp một số nghề truyền thống như năm 1979 có hợp tác xã sơn mài. Nhưng sau hợp tác xã này cũng giải tán. Sau này còn một số nghề như làm mây tre đan. Nhưng nói chung những nghề này thu nhập cũng không cao vì sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ. Vì vậy tình hình kinh tế của xã còn nghèo, kém phát triển. Đời sống nhân dân còn mang tính khép kín và ít biến động.

Người dân xã Hy Cương trước đây thường làm nhà 5 gian cấp bốn. Vật liệu để làm nhà thường là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, lợp bằng lá cọ hoặc bằng ngói. Hầu hết người dân trong Hy Cương đều thuần nông. Thu nhập từ nông nghiệp còn thấp.

Sau này, khi khu di tích lịch sử Đền Hùng được đầu tư phát triển thì đời sống của người dân cũng dần được cải thiện. Nhiều hàng quán mọc lên, nhiều dịch vụ quanh Đền Hùng được thiết lập. Người dân đã phát triển nhiều ngành nghề, nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách khi về thăm Đền Hùng như các dịch vụ bán hàng, chụp ảnh, dịch vụ xe điện…

Theo số liệu thống kê của Xã Hy Cương năm 2009 thì có khoảng 33 hàng quán cố định tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đây là những hàng quán sẽ bán quanh năm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Có khoảng 50 hàng quán tạm thời, tức là chỉ bán vào dịp lễ hội và những dịp tết bắt đầu từ khoảng những ngày 23/ 12 âm lịch cho đến hết lễ hội Đền Hùng. Những người bán hàng ở đây đều là người dân trong xã Hy Cương.

Qua khảo sát thực tế thì những người dân làm dịch vụ nhưng đa số họ vẫn làm nông nghiệp. Nhưng làm nông nghiệp chỉ đơn giản là cấy lúa để lấy lương thực chứ không trồng thêm các loại rau củ khác. Làm dịch vụ quanh Đền Hùng là thu nhập chính của họ. Điều đó cho thấy nếp sống nông nghiệp vẫn ăn sâu trong suy nghĩ của họ. Những người này, họ vừa là tiểu nông vừa là tiểu thương. Tư tưởng của cư dân nông nghiệp ảnh hưởng đến cách làm ăn của họ rất nhiều. Đó là cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Họ vẫn chưa thoát ly hẳn đời sống làm nông nghiệp nên bán hàng còn chưa có quy củ. Họ bán hàng theo kiểu không cần giữ uy tín. Vì vậy nên có tình trạng chặt chém khách du lịch rất nhiều. Ví dụ khi khách mua một chai nước trà xanh không độ giá bán bình thường là 7000 đồng nhưng ở các quầy hàng này bán 10000 đồng. Một hộp sữa tươi cô gái Hà Lan bình thường có giá 5000 đồng thì ở đây bán với giá 6000 đồng. Các mặt hàng đồ lưu niệm thì người bán hàng thường nói giá rất cao để khách trả giá. Nên rất nhiều người phải mua đắt. Ví dụ một chiếc vòng tay bằng nhựa có người mua 7000 đồng nhưng có người lại phải mua với giá 10000 đồng và còn nhiều mặt hàng khác cũng bị nâng giá. Nhiều đồ ăn hay thức uống còn không hợp vệ sinh như nước mía... Đó là cách làm ăn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Điều đó có thể lý giải là do người dân không được học, đào tạo qua trường lớp. Họ vốn chỉ là những người nông dân quen với việc làm nông nghiệp. Công việc buôn bán của họ mang tính tự phát. Khu di tích Đền Hùng phát triển, họ nhận thấy nhu cầu của khách du lịch cần những gì nên họ đăng kí làm dịch vụ. Ban quản lý chỉ quản lý họ về địa điểm, còn những vấn đề khác thì không thể quản lý được. Ví dụ như vấn đề về vệ sinh hay vấn đề về tình trạng chặt chém khách…

Quy mô hàng quán của người dân còn nhỏ. Bên cạnh đó thì có những cửa hàng to của các đại lý. Những cửa hàng này có tính chuyên nghiệp hơn rất

mặc đồng phục, Có thể phục vụ hàng với số lượng lớn, giao hàng tận nơi. Có điện thoại, địa chỉ rõ ràng. Điều đó thể tính chuyên nghiệp trong công tác làm dịch vụ. Cách làm ăn như vậy, họ phải chú trọng đến chất lượng phục vụ nên thường phải giữ uy tín. Ngoài chất lượng sản phẩm thì các hình thức tiếp thị cũng được nâng cao. Không có tình trạng khách hàng bị chặt chém. Đây là một cách làm ăn thể hiện tính lâu dài, không vị lợi nhuận trước mắt mà làm mất đi hình ảnh của công ty. Sự trung thực trong bán hàng sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch khi có dịp lên Đền Hùng. Tạo nét đẹp trong văn hóa bán hàng nơi vùng đất Tổ.

Con số thống kê những người làm dịch vụ dưới sự quản lý của Ban quản lý khu di tích Đền Hùng là những con số cụ thể. Bên cạnh đó còn phát sinh thêm một số lượng lớn những người bán hàng ở Đền Hùng trong mùa lễ hội mà Ban quản lý không quản lý được. Trong những ngày lễ hội, lượng khách là quá đông nên người dân tranh thủ bán hàng để tăng thêm thu nhập. chúng ta thường thấy những có hiện tượng những người cầm khoảng chục nén hương, những túi đồ lưu niệm hay những bó tiền lẻ đi mời chào khách. Đối tượng gồm đủ các lứa tuổi: người già, người trung tuổi, trẻ em. Điều đó chứng tỏ sự huy động mọi thành viên trong mỗi gia đình để đi làm kinh tế. Đền Hùng đã mang lại những nguồn thu nhập mới cho người dân Hy Cương. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cách làm ăn của người dân còn manh mún và không mang tính chuyên nghiệp.

(xem ảnh 20)

Những người bán hàng ở đây bày bán dọc hai bên phía dưới cổng Đền Hùng, phía sân đền Mẫu Âu Cơ, sân đền Giếng và khu vực xung quanh, trên đường hành hương lên các đền Trung, đền Thượng, đền Hạ, đền Giếng. Các mặt hàng được bày bán rất đa dạng bao gồm các mặt hàng như các loại bánh

Tổ, bánh nhãn, chè lam, bánh sữa… Khách du lịch về với Đền Hùng sẽ được thưởng thức những đặc sản đặc trưng của vùng đất Tổ (bánh củ mài Cổ Tích, chuối khô, bánh củ mài mật ong, thịt chua Thanh Sơn, nhiều loại củ như củ mài, củ từ, củ sắn dây, các loại măng ớt). Ngoài ra còn có các mặt hàng phục vụ cho việc lễ bái như tiền vàng, hương,… Các đồ lưu niệm cũng không thể thiếu ở nơi đây. Đó là các loại vòng đeo cổ, đeo tay, mũ, hay quần áo có in những dòng chữ kỷ niệm Đền Hùng... Mỗi sản phẩm đều mang nét đặc trưng của vùng đất Tổ. Du khách khi về thăm đất tổ đều ít nhiều mua những đồ lưu niệm về làm quà đơn giản như những chiếc vòng tay, sáo, … Ngoài ra còn bán các đồ uống: Cocacola, trà bí đao, nước me, nước cam, …

Sự đa dạng của các mặt hàng làm phong phú cho các hàng quán. Đáp ứng được nhu cầu khách khi đến Đền Hùng.

Như vậy , có thể thấy rằng nhờ có Đền Hùng mà đời sống người dân ở Hy Cương có sự thay đổi đáng kể. Thu nhập kinh tế cũng được tăng lên nhờ có các dịch vụ. Bình quân thu nhập của những người bán hàng là 1.700.000 đồng/người/năm. Với những người bán hàng này thì đây là thu nhập chính của họ. Với số thu nhập này ở quê có thể coi là tương đối cao. Người dân có thể chăm lo cho cuộc sống của mình tốt hơn. Trong khi đó người dân vẫn cấy lúa để đảm bảo lương thực quanh năm. Tuy nhiên, bộ phận những người có thu nhập ổn định như vậy chiếm tỉ lệ không nhiều. Sự chuyển biến trong kinh tế đó đã làm thay đổi diện mạo của người dân Hy Cương. Nhiều ngôi nhà cao tầng được mọc lên. Xóm làng trước kia thưa thớt thì nay trở nên đông đúc hơn. Mọi sinh hoạt của người dân đều được nâng lên. Ví dụ trong gia đình Ông Triệu văn Liên, trước đây trong gia đình ông là làm nông nghiệp. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào 5 sào ruộng mà không có thu nhập nào thêm. Vì vậy cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhà ông vẫn là nhà cấp 4

đến nay cuộc sống gia đình ông được cải thiện đáng kể. Từ khi khu di tích Đền Hùng được phát triển vợ ông đăng kí bán hàng ở trên Đền Hùng. Thu nhập từ việc bán hàng của vợ ông hàng ngày cùng với những sản phẩm nông nghiệp mà nhà ông vẫn duy trì thì cuộc sống trong gia đình có phần ổn định hơn. Hiện nay một đứa con gái của ông đã lấy chồng, còn một cậu con trai thì đang đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan. Gia đình ông đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang rộng rãi. Đó cũng là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi cuộc sống từ khi di tích Đền Hùng được đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ” PPTX (Trang 34 -38 )

×