1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt

55 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 6,34 MB

Nội dung

BÁO CÁO TỐT NGHIỆPĐề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ”... Trong chuyên đề này tôi đã trình bày khá rõ quá tr

Trang 1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài

“ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu

tại nhà máy tàu biển HVS ”

Trang 2

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

Chương 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN 4

2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy 4

2.2 Năng lực sản xuất chung của nhà máy HVS 5

Chương 3: QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH BỀ MẶT VÀ SƠN VỎ TÀU TRONG QUÁ TRÌNH SỬA CHỮA TẠI NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN 8

3.1 Quá trình làm sạch bề mặt vỏ tàu trước khi thay thế vỏ tàu 8

3.1.1 Mục đích 8

3.1.2 Chuẩn bị bề mặt 8

3.1.3 Các tiêu chuẩn làm sạch bề mặt 9

3.1.4 Các phương pháp làm sạch bề mặt vỏ tàu 11

3.2 Quá trình sơn tàu sau khi thay thế bề mặt vỏ tàu 23

3.2.1 Định nghĩa sơn 23

3.2.2 Phân loại sơn 25

3.2.3 Vai trò và tác dụng của sơn 29

3.2.4 Một số loại sơn thường dùng ở nhà máy sửa chữa tàu biển HVS 30

3.2.5 Thiết bị sơn 39

3.2.6 Quy trình sơn vỏ tàu 45

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Phần phụ lục 53

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng củabản thân mà còn có sự giúp đỡ của rất nhiều người Do đó ở trang đầu tiên tôi muốndành riêng để gửi lời cảm ơn của mình đến những người đã giúp tôi hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Trước tiên cho phép tôi gửi lời cám ơn đến các thầy, cô trong trường nóichung, khoa cơ khí và bộ môn tàu thuyền nói riêng đã tận tình dẫn dắt, hướng dẫntôi trong suốt những năm học đại cương cũng như chuyên ngành

Tôi xin cảm ơn bố mẹ tôi và những người bạn của tôi, họ luôn khuyến khíchđộng viên tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề

Và cuối cùng tôi xin cảm ơn Th.s Chu Hữu Dân đã tận tình hướng dẫn tôihoàn thành chuyên đề này

Nha Trang tháng 5 năm 2007Sinh viên thực hiệnNguyễn Duy Phong

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta đang phát triển rộng rãi, vớigần 25 vạn tàu thuyền hoạt động trên biển Hàng năm chúng ta phải bỏ ra mộtkhoảng tiền nhất định để thay thế những chi tiết, kết cấu đã bị phá hủy do môitrường Một phần không nhỏ đó là dùng để thay thế và sửa chữa những vỏ tàu đã bị

hư hỏng do tác động của việc ăn mòn Do đó công tác chuẩn bị bề mặt và sơn làmột phần rất quan trọng trong việc sửa chữa cũng như bảo quản bề mặt vỏ tàu

Nhằm mục đích tổng hợp những kiến thức cơ bản về quá trình làm sạch bềmặt và sơn vỏ tàu, tập làm quen với thực tế và nắm rõ hơn về quá trình làm sạch bềmặt và sơn một con tàu cụ thể, tôi được Trường, Khoa, Bộ môn giao cho chuyên đề:

“ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tạinhà máy tàu biển HVS ” Nội dung chuyên đề gồm 4 chương

Chương 1 : Đặt vấn đề

Chương 2 : Giới thiệu sơ lược về nhà máy tàu biển Hyundai VinashinChương 3: Quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trìnhsửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS

Chương 4 : Nhận xét và đề xuất ý kiến

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đềcủa em còn nhiều thiếu sót Rất mong sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô

để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em Xin chân thành cảm ơn Th.s Chu Hữu Dân, các thầy cô, các bạn và cácanh ở nhà máy tàu biển HVS đã giúp em hoàn thành chuyên đề này

Nha trang tháng 05 năm 2007Sinh viên thực hiệnNguyễn Duy Phong

Trang 5

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, có bờ biển dài, có khai thácdầu khí ở biển… với gần 20 vạn tàu thuyền hoạt động trên biển Do tác động củamôi trường làm cho bề mặt vỏ tàu bị ăn mòn với tốc độ lớn Thực tế cho thấy, vấn

đề bảo vệ bề mặt vỏ tàu ở nước ta hiện nay chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhiềubiện pháp hiệu quả để bảo vệ bề mặt vỏ tàu thì chưa được áp dụng rộng rãi Chuyên

đề : “Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàutại nhà máy tàu biển HVS” là một trong những chuyên đề nhằm giải quyết vấn đềnày Ở đây, việc xử lý quá trình làm sạch chủ yếu ở hai khâu chính đó là quá trìnhphun nước áp lực cao và phun cát, kết hợp với một số phương pháp khác Về vấn đềsơn thì do bề mặt vỏ tàu chiếm diện tích khá lớn nên ở đây chủ yếu là dùng phươngpháp sơn áp lực cao

Trong chuyên đề này tôi đã trình bày khá rõ quá trình làm sạch bề mặt vàquy trình sơn vỏ tàu ở nhà máy sửa chữa tàu biển HVS

Trang 6

Chương 2

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN

2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy

HVS là một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất nước ta và trong khuvực Đông Nam Á Chức năng chính của nhà máy là hoán cải, sửa chữa các loại tàubiển và chế tạo các kết cấu thép xa bờ

Nhà máy là sự liên doanh giữa hai đối tác, một bên là Tổng công ty CôngNghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) và một bên là tập đoàn Hyundai Hàn Quốc.Trong đó tỉ lệ góp vốn của Việt Nam là 30% và của Hàn Quốc là 70%

Nhà máy được xây dựng vào ngày 25/06/1997 và bắt đầu đi vào hoạt độngvào ngày 22/03/1999 Tính đến nay nhà máy hoạt động được 10 năm Trong 10 nămhoạt động nhà máy đã gặt hái được những thành công tương đối lớn, đã sửa chữathành công được nhiều tàu có trọng tải lớn, gây được tiếng vang cho nhà máy

Nhà máy có tổng diện tích là 1.000.000m2 với 500.000m2 mặt đất và500.000m2 mặt biển

Nhà máy được trang bị với các thiết bị hiện đại, ngang tầm với các nhà máyđóng tàu lớn trong khu vực Nhà máy có một đội ngũ nhân viên, kỹ sư, quản lý giỏi

và lành nghề Để đảm bảo sức sản xuất và phát triển, nhà máy đã luôn không ngừngthu nhận, đào tạo, hướng dẫn công nhân, kỹ sư và đồng thời quan tâm đến việc bồidưỡng, tổ chức thi lên bậc mỗi năm

Sơ đồ bố trí nhà máy

Trang 7

Khối hành

chính

Khối sản xuất

Khối kinh doanh

Trang 8

2.2 Năng lực sản xuất chung của nhà máy HVS

* Nhà máy gồm có hai ụ tàu

Trang 9

Tuy việc xây dựng hệ thống cầu cảng và các ụ khô tận dụng được phần lớndiện tích mặt nước, đó là điều kiện tốt cho công tác sửa chữa tàu thuyền nhưng vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu, đôi lúc có sự quá tải khi cầu vào cảng nhiều hoặc tàuchờ bên ngoài quá lâu Để khắc phục tình trạng này và nhằm phục vụ cho công tácđóng mới, nhà máy đã đề ra dự án tương lai đó là xây dựng ụ số 3 phía hướng Bắccủa nhà máy.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của nhà máy rất tốt, số lượng tàu đưa đếnsửa chữa hàng tháng thông thường duy trì từ 5 đến 8 chiếc

Để công việc quản lý được dễ dàng nhà máy có nhiều phòng ban như phòngđiện, phòng vỏ, phòng sơn, phòng kiểm tra chất lượng, phòng hỗ trợ sản xuất…Mỗiphòng đều có chức năng và công việc khác nhau và đều có các xưởng riêng để làmviệc

Ngoài ra HVS cũng đã lắp ráp, sửa chữa, thay thế kết cấu của một số giànkhoan trong và ngoài nước, điển hình là đã sửa chữa thành công giàn khoan CửuLong và đã đóng mới, hạ thủy thành công phần thân của giàn khoan Talisman vớitải trọng 9.000 tấn

Với những thành công liên tiếp như vậy nhà máy đã tạo được nhiều tiếngvang không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới và ngày càng có nhiều tàu đượcđưa đến sửa chữa Chính vì vậy mà doanh thu nhà máy không ngừng tăng lên mỗinăm

Trang 10

Nhà máy đã có dự định nâng cấp trong tương lai, dự tính sẽ xây dựng thêmkhu vực đóng mới tàu và khu vực đóng giàn khoan Đồng thời xây dựng thêm nhiềubến bãi, ụ và nâng cấp thay thế các trang thiết bị hiện có nhằm mở rộng sản xuấttăng doanh thu góp phần phát triển công nghiệp đóng tàu của Việt Nam.

Trang 11

Chương 3

QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH BỀ MẶT VÀ SƠN VỎ TÀU TRONG QUÁ TRÌNH

SỬA CHỮA TẠI NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN

3.1 Quá trình làm sạch bề mặt vỏ tàu trước khi thay thế vỏ tàu

3.1.1 Mục đích

Kim loại như sắt thép là những kim loại dễ bị oxy hóa ăn mòn gây thành han gỉ.Một tấm thép không được bảo quản tốt sau một thời gian để ngoài trời mưa nắng, tấmthép sẽ bị thủng, gãy, đó là hiện tượng oxy hóa ăn mòn kim loại Rõ ràng sản phẩmchóng hư hỏng nguyên nhân chính là do bảo vệ bề mặt sản phẩm kém Để khắc phụcnhững thiếu sót trên chúng ta cần nắm vững những yêu cầu về xử lý bề mặt sản phẩm

Có như vậy chúng ta mới nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm

Làm sạch bề mặt vỏ tàu trước khi sơn là nền tảng cấu tạo vững chắc của lớpsơn, giống như người thợ xây nhà, móng có chắc thì tường nhà mới bền vững, tuổithọ của màng sơn mới được kéo dài, kim loại mới lâu hư hỏng, đảm bảo độ bền lâudài cho vỏ tàu

Trang 12

+ Sinh vật gây nhớt- Tảo cát, vi khuẩn.

Trang 13

Việc chuẩn bị bề mặt bằng phương pháp thổi sạch bằng hạt được ký hiệu là

‘Sa” Trước khi thổi bằng hạt phải loại bỏ những lớp gỉ dày bằng cách gõ, phải làmsạch dầu mỡ, chất bẩn có thể nhìn thấy được

* Làm sạch sơ qua bằng phun (Sa1)

Bề mặt được xem là đạt tới tiêu chuẩn Sa1 là khi nhìn mà không cần phóng to,

bề mặt phải không có dầu mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất

Ở tiêu chuẩn này người ta dùng loại hạt có kích thước khoảng từ 0,5mm –1mm

* Làm sạch thật kỹ bằng phun (Sa2.5)

Bề mặt được xem là đạt tới tiêu chuẩn Sa2.5 là khi nhìn mà không cần phóng

to, bề mặt phải không có dầu mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạpchất lạ bám trên bề mặt Mọi dấu hiệu bẩn còn lại chỉ là những vết nhẹ dưới dạngnhững đốm hay vệt nhỏ

Ở tiêu chuẩn này người ta dùng loại hạt có kích thước khoảng từ 1mm –1,5mm

* Làm sạch bằng phun- Bề mặt được nhìn là sạch (Sa3)

Bề mặt được xem là đạt tới tiêu chuẩn Sa3 là khi nhìn mà không cần phóng to,

bề mặt phải không có dầu mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất

lạ bám trên bề mặt Bề mặt phải có được màu kim loại đồng đều

Ở tiêu chuẩn này người ta dùng loại hạt có kích thước khoảng từ 1,5mm –2,0mm

b Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí

Mức độ chính xác mô tả tiêu chuẩn khi cạo hay chà

Trang 14

* Làm sạch kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St2)

Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn, vàcác vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt

* Làm sạch rất kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St3)

Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu, mỡ, chất bẩn, vàcác vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt Nhưng bề mặt phảiđược xử lý kỹ hơn để tạo ra được độ sáng của kim loại từ bề mặt của kim loại

 Các bước xử lý bề mặt

Bước 1: Làm sạch các dầu mỡ, chất bẩn…

Bước 2: Cạo bỏ các rỉ sét và lớp sơn bị bong, các vị trí rộp ( bằng sủi và gỏ rỉ ) Bước 3: Loại bỏ phần rỉ sét còn lại bằng phương pháp thổi, đĩa nhám quay, bàn

chải sắt quay hay cạo vảy

Bước 4: Đánh nhám vùng chuyển tiếp giữa phần lớp sơn dày và kim loại.

Bước 5: Sơn dặm (lót) cho phần kim loại hoặc vùng thép chỉ có sơn chống rỉ

tạm thời

Bước 6: Đánh nhám cho các vùng sơn cũ.

Bước 7: Rửa sạch bằng nước ngọt một cách kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất và bụi

sau quá trình xử lý bề mặt

3.1.4 Các phương pháp làm sạch bề mặt vỏ tàu

a Làm sạch bằng dung môi hay tẩy dầu

Dùng hóa chất để tẩy sạch màng sơn cũ, có thể dùng sút NaOH khá đậm ( 20 –30%), quét một lớp dung dịch sút lên màng sơn cũ Quá trình phản ứng màng sơn sẽmềm nhũn, lúc đó ta dùng cạo sắt, hoặc dũa bằng dây thép, cạo dũa sạch sơn cũ.Sau đó phun nước rửa sạch, dùng hơi nén thổi khô, hoặc dùng giẻ lau khô

- Tẩy sạch dầu, mỡ khỏi bề mặt

- Tẩy bằng dung môi hay dầu pha chỉ nên sử dụng trên những diện tích nhỏ Ởnhững vị trí mà dùng các phương pháp khác khó có thể làm sạch được, hay nhữnggóc mà các dụng cụ khác không thể làm tốt hơn phương pháp này

Trang 15

- Dùng nước là hiệu quả nhất cho những diện tích lớn chẳng hạn như bề mặt

vỏ tàu

Làm sạch bằng dung môi được sử dụng trong những trường hợp cần thiết đểtẩy dầu mỡ trên bề mặt các kết cấu thép trước khi thực hiện công tác phun cát hoặclàm sạch bằng dụng cụ cơ khí cầm tay hoặc trước khi phun sơn

Đối với màng sơn dầu hoặc sơn tổng hợp thường dùng dung dịch kiềm nhưsau:

cũ, sau đó phun nước rửa sạch sản phẩm, dùng khí nén hoặc giẻ lau khô, dùng đámài hoặc vải ráp xoa đánh trên bề mặt sản phẩm sạch các lớp han gỉ, dùng giẻ lausạch, lúc đó mới sơn lót chống gỉ

b Rửa bằng nước áp suất cao

Rửa nước ở đây là nước sạch, được bơm qua một hệ thống bơm sử dụng khínén áp lực cao, với áp suất lên đến 680 – 1700 bar

Các dụng cụ và trang thiết bị dùng để rửa sạch bề mặt bằng phun nước áp lựccao chủ yếu là máy rửa bề mặt và súng bắn nước

* Máy rửa bề mặt: Đây là thiết bị dùng để rửa sạch bề mặt, dùng cho nhữngdiện tích rộng, phẳng, thường là bề mặt vỏ tàu Thiết bị này được sử dụng sau khi

Trang 16

bề mặt vỏ tàu đã được rửa sạch bằng súng bắn nước Thiết bị này dùng bằng khí nén

áp lực cao, có sự hỗ trợ của xe nâng khi sử dụng Không được dùng trong hầm, két

Trang 17

Một số hình ảnh minh họa về dụng cụ rửa nước

Hình 3.2 Đồng hồ nước áp lực

Hình 3.3 Máy rửa nước áp lực

Trang 18

Một số hình ảnh minh họa quá trình rửa nước

Hình 3.4 Rửa nước bề mặt tàu

Hình 3.5 Rửa nước ở mũi tàu

Trang 19

Hình 3.6 Rửa nước ở đáy tàu

c Làm sạch bằng phương pháp thủ công

* Dùng bàn chải sắt

Phương pháp này đơn giản nhưng tốn nhiều công sức, năng suất lao động thấp

vì ta chỉ dùng những dụng cụ thô sơ như búa, đục….Phương pháp này chỉ dùng để

xử lý những chi tiết nhỏ, sản phẩm tôn mỏng dưới 4mm Đầu tiên ta dùng búa gõbong hết lớp gỉ, sau đó ta mới dùng cạo thép, giũa thép, cạo giũa hết các lớp bong

gỉ, để làm sạch bề mặt thép Chỉ khi nào mặt tôn thép không còn lớp gỉ vàng lúc đómới được sơn lót chống gỉ Phương pháp này tốn nhiều công sức nhưng năng suấtlao động thấp Nếu sản phẩm có bề dày trên 4mm và sản phẩm lớn thì ta dùng máyphun bi, phun cát để làm sạch bề mặt sản phẩm Đây là phương pháp ít hiệu quảnhất so với các phương pháp làm sạch khác

* Dùng búa hay đục gõ

Phương pháp này cũng ít được áp dụng vì khi dùng phương pháp này nóthường làm lõm bề mặt, không khí và hơi sẽ tồn đọng trong các lổ và vết lõm làmhình thành rỉ sét, chỉ có phần đỉnh nhô là bám dính sơn Sau vài lần sơn chỉ có mộtlớp sơn cực mỏng trên phần đỉnh nhô lên không có tính chất bảo vệ tốt Bước tiếp

Trang 20

theo sẽ là gỉ và tác dụng bảo vệ giảm đi Nhưng việc dùng phương pháp này sẽ cólợi cho việc xử lý sau này, nếu ta không dùng phương pháp này để loại bỏ gỉ đóngthành tảng và đặc biệt là loại chất bẩn thô thì khi tiến hành làm sạch bằng phươngpháp thổi sẽ làm giảm tốc độ của công việc thổi sạch, nên chúng ta phải loại bỏchúng bằng phương pháp này để thuận lợi cho việc xử lý các bước tiếp theo

* Dùng bàn chải sắt để chà

+ Tẩy các cặn gỉ bề ngoài ở những diện tích nhỏ

+ Phải đạt được tiêu chuẩn St2 và St3

Phương pháp này chỉ thích hợp khi không thể áp dụng thổi sạch bằng hạt được.Nhưng nó có một nhược điểm là đem lại kết quả kém so với phương pháp dùng hạthay bằng dụng cụ cơ khí khác…

Trang 21

* Máy chà quay

Phương pháp này làm việc tương đối hiệu quả nhưng khi sử dụng nên cẩnthận vì nó dễ làm bề mặt bị bóng

* Máy đập

+ Sử dụng cho những diện tích tương đối nhỏ và khó

+ Hiệu quả hơn nhiều so với làm sạch bằng dụng cụ cầm tay

+ Phải đạt được tiêu chuẩn St2 và St3

Hình 3.8 dụng cụ làm sạch cơ khí

e Phun bằng hạt mài khô

Quy trình xử lý bề mặt bằng phương pháp thổi sạch bằng hạt mài

* Loại hạt dùng để bắn – yêu cầu hạt

Yêu cầu hạt bắn phải 0.2 – 1.1mm nói chung và sẽ khác nhau khi sử dụngtrong hầm hay ở ngoài vỏ Trong hầm yêu cầu hạt phải to lớn Tuy nhiên, ta nên biếtrằng độ nhám bề mặt phụ thuộc vào kích cỡ của hạt

Có 3 loại hạt được dùng để thổi (bắn):

 Hạt cát: thường là hạt Silicat, kết quả sẽ tạo được độ nhám bề mặt chỗmịn, chỗ gồ ghề, góc cạnh

Trang 22

 Hạt bi: hạt bi bằng thép hay sắt nghiền, kết quả sẽ tạo được độ nhám

Tại nhà máy HVS chỉ dùng hạt mài kim loại để thổi

Việc sử dụng hạt để bắn cũng cần có các yêu cầu sau :

 Hạt phải khô, không lẫn tạp chất, có độ muối thấp <= 300 μ/cm

Độ ẩm < 80% hầm

< 85% vỏ

 Hạt phải cứng, độ PH < 6,2 Độ ẩm <= 0.5% khối lượng

Việc chọn hạt như vậy chủ yếu để xử lý được bề mặt có độ nhám tốt nhằm đạtđược hiệu quả tốt nhất cho lớp sơn

* Quy trình xử lý bề mặt bằng phương pháp thổi sạch

- Ta nên lập một kế hoạch làm việc chi tiết và chỉ nên bắt đầu thổi khi có mộtkhối lượng công việc tương đối lớn mà khi mà việc không bị đứt quãng Điều này làrất quan trọng trong việc lập kế hoạch làm việc Vì nếu công việc thổi cát làm sạch

bề mặt không được liên tục thì bề mặt sau khi xử lý có nguy cơ bị oxy hóa, hoen gỉtrở lại và phải rất mất thời gian cho công việc thổi sạch lại Nếu thổi sạch đúng kỹthuật, đúng tiêu chuẩn thì tuổi thọ của hệ thống sơn sẽ dài hơn nhiều và chúng ta sẽ

có nhiều thời gian để bảo trì bề mặt kết cấu

- Vì nếu loại bỏ những tảng gỉ lớn và đặc biệt là đối với loại chất bẩn thô nếulàm sạch bằng phương pháp thổi sẽ làm giảm tốc độ của công việc thổi sạch, chonên ta phải loại bỏ chúng trước khi tiến hành thổi sạch bằng các dụng cụ như búamáy, búa kim hoặc với bàn sủi bằng kim loại cứng

- Khi bắt đầu tiến hành thổi phải đảm bảo rằng đường ống dẫn khí có kích cỡphù hợp và cung cấp đầy đủ khí nén cần thiết Nên thổi một khoảng nhỏ trước khi

Trang 23

sơn lót chống gỉ, tiếp tục quá trình thổi và lặp lại từng bước cho đến khi toàn bộ bềmặt đã được thổi sạch và sơn lót chống gỉ toàn bộ.

- Sơn các hệ thống sơn theo yêu cầu

Tuy vậy, công việc thổi sạch bằng hạt thường có những vấn đề như tạo ra bụi,các hạt bụi rơi vào máy móc thiết bị, ngoài ra nó còn có những khó khăn khác nữa

Đó chính là nhược điểm của phương pháp này

- Công tác chuẩn bị:

Phun cát làm sạch bề mặt nên được tiến hành khi nhiệt độ bề mặt thép lớn hơnnhiệt độ điểm sương 30C và độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá 85%.Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ như máy bắn cát, hạt mài, đường ống…

- Tiến hành phun:

Đầu tiên thổi một vùng nhỏ Bảo vệ ngay bằng sơn chống rỉ tạm thời hay bằngmột loại sơn chống rỉ khác Cách làm hiệu quả nhất là sơn chống rỉ tạm thời sau khikhô khoảng từ 3-4 phút và quá trình thổi lại tiếp tục cho vùng lân cận xung quanh

mà không bị dính các hạt thổi vào lớp sơn Nên thổi theo hướng mà các hạt thổivăng ra sẽ che phủ lên bề mặt đã được thổi cát, vì vậy sẽ bảo vệ bề mặt khỏi bị ônhiễm bởi hơi muối

Khi tiến hành phun cát cần tuân theo những nguyên tắc sau:

+ Dùng áp lực khí thích hợp tại miệng vòi phun: từ 7- 7,5kg/cm2 Nếu áp lựcgiảm xuống 4- 4,5kg/cm2 mức độ tiêu hao hạt thổi thường tăng lên gấp đôi

+ Loại bỏ sơn và rỉ bong trước khi thổi bằng búa hoặc các dụng cụ cơ khíkhác (Trong một số trường hợp nhất định việc loại bỏ các tạp chất thô trước khithổi sẽ giảm lượng tiêu hao hạt xuống còn 3/4)

Trang 24

- Bi thép và hạt mài kim loại, đá mài, cát và xỉ kim loại được sử dụng như lànhững hạt mài.

* Nhược điểm

- Không tẩy sạch hoàn toàn muối hòa tan

- Phải đạt được tiêu chuẩn Sa1, Sa2, Sa2.5 và Sa3

- Bề mặt được thổi sạch : khoảng 20m2/giờ, tức khoảng 100m2 trong một ngàylàm việc 8 giờ

- Mức tiêu thụ hạt thổi: Khoảng 10kg hạt thổi cho 1m2, tức khoảng 250kghạt trong một giờ Khoảng 2,5kg hạt thổi/m3 khí

- Mức tiêu thụ không khí nén: Khoảng 2 – 3m3 trên phút Ở đây sử dụngmiệng vòi phun 6mm Nếu sử dụng miệng vòi phun 8mm lượng tiêu hao hạt thổi

và khí nén sẽ tăng gấp đôi

Một số hình ảnh minh họa thiết bị và quá trình bắn cát

hình 3.9 máy bắn cát.

Trang 25

hình 3.10 máy tạo chân không

hình 3.11 ống dẫn và dụng cụ chứa hạt Nix

Trang 26

hình 3.12 bắn cát ở mũi tàu

hình 3.13 bắn cát ở mạn tàu

Trang 27

3.2 Quá trình sơn tàu sau khi thay thế bề mặt vỏ tàu

- Chất tạo màng

- Bột màu

- Chất độn

- Dung môi hữu cơ hoặc nước

Nhiều loại chất phụ gia như chất làm khô, chất phụ gia chống tạo màng, chấtlưu biến, chất tạo bọt, chất làm chảy đều…

Công thức của các sơn hiện đại là một kỹ thuật đặc biệt và một sự thay đổi nhỏcủa các cấu trúc trong sơn có thể đem lại một thay đổi to lớn trong sản phẩm sơn vìvậy các nhà sản xuất khuyên không nên dùng dầu vì loại sơn này cho chất lượngkém

* Các thành phần chủ yếu của sơn :

a Bột màu

Bột màu là những hạt nhỏ của vật thể rắn được sử dụng trong sơn Chức năngchủ yếu của bột màu là cho sơn màu sắc và độ che phủ, bảo vệ chất tạo màng khỏi

sự phá hủy của tia cực tím của mặt trời

Một vài bột màu như phốt phát kẽm có tính chất chống rỉ, các loại khác nhưôxit kẽm, ôxit đồng là độc tố có tác dụng bảo vệ chống lại rong rêu và hà

b Các chất độn

Chất độn là các khoáng chất tự nhiên hoặc nhân tạo như bột tal, cao lanh,dolomit… được phân tán nhỏ trong sơn Các hạt này có kích thước và hình dángkhác nhau như hình cầu, hình tấm, dạng sợi… và có bề mặt nhám hay phẳng

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1  dụng cụ rửa nước bề mặt - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.1 dụng cụ rửa nước bề mặt (Trang 16)
Hình 3.2  Đồng hồ nước áp lực - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.2 Đồng hồ nước áp lực (Trang 17)
Hình 3.3  Máy rửa nước áp lực - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.3 Máy rửa nước áp lực (Trang 17)
Hình 3.4  Rửa nước bề mặt tàu - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.4 Rửa nước bề mặt tàu (Trang 18)
Hình 3.5  Rửa nước ở mũi tàu - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.5 Rửa nước ở mũi tàu (Trang 18)
Hình 3.6  Rửa nước ở đáy tàu - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.6 Rửa nước ở đáy tàu (Trang 19)
Hình 3.7  Dụng cụ làm sạch thủ công - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.7 Dụng cụ làm sạch thủ công (Trang 20)
Hình 3.8   dụng cụ làm sạch cơ khí e.  Phun bằng hạt mài khô - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.8 dụng cụ làm sạch cơ khí e. Phun bằng hạt mài khô (Trang 21)
Hình 3.9   máy bắn cát. - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.9 máy bắn cát (Trang 24)
Hình 3.10   máy tạo chân không - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.10 máy tạo chân không (Trang 25)
Hình 3.11    ống dẫn và dụng cụ chứa hạt Nix - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.11 ống dẫn và dụng cụ chứa hạt Nix (Trang 25)
Hình  3.12     bắn cát ở mũi tàu - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
nh 3.12 bắn cát ở mũi tàu (Trang 26)
Hình 3.14  Chổi sơn và con lăn - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.14 Chổi sơn và con lăn (Trang 43)
Hình 3.16  các loại súng thường được sử dụng - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.16 các loại súng thường được sử dụng (Trang 45)
Hình   3.15   máy bơm sơn áp lực cao. - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
nh 3.15 máy bơm sơn áp lực cao (Trang 45)
Hình 3.17  Các loại súng dài. - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.17 Các loại súng dài (Trang 46)
Hình 3.18 cây quậy sơn - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.18 cây quậy sơn (Trang 47)
Hình 3.19  thiết bị đo và kiểm tra Đo độ dày sơn ướt - Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt
Hình 3.19 thiết bị đo và kiểm tra Đo độ dày sơn ướt (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w