Một số loại sơn thường dùng ở nhà máy sửa chữa tàu biển HVS

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 34 - 43)

P. Kế toán

3.2.4Một số loại sơn thường dùng ở nhà máy sửa chữa tàu biển HVS

Có rất nhiều hãng sơn mời chào được sử dụng tại nhà máy. Tuy nhiên chỉ có một vài hãng chính thức được sử dụng. Đó là các hãng sơn Sigma, Jotun, Internation, Hempel, Chogoku, KCC.

Tất cả các hãng sơn đều có những loại sơn đặc trưng như nhau. Tuy nhiên, cũng có một vài hãng có những loại sơn đặc biệt với công thức và thành phần hóa học hơn hẳn những loại sơn của hãng khác.

Việc sử dụng và chon lựa sơn của hãng nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, khi một con tàu có yêu cầu được sơn thì loại sơn được sử dụng sẽ có sự đồng thuận giữa hai bên là nhà máy và chủ tàu. Hoặc nhà máy sẽ cung cấp sơn hoặc là sơn do chủ tàu đề xuất.

Việc lựa chọn loại sơn sử dụng cũng phụ thuộc vào các yếu tố, sau đó là đến chất lượng sơn và giá thành sơn. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là giá thành của sơn vì giá thành phản ánh đến chất lượng của sơn.

* Đặc tính kỹ thuật – sử dụng của một số loại sơn

Hiện nay có rất nhiều loại sơn được dùng để sơn các loại tàu, tuy nhiên ở đề tài này chỉ nêu ra một số loại sơn hay dùng và một số đặc tính kỹ thuật của chúng.

Sơn 830 (sơn chống rỉ)

+ Có màu bạc, thành phần có bột nhôm. + Có tính chống rỉ lâu dài.

+ Màng sơn có khả năng cách ly hoàn toàn với môi trường ngoài: không khí, nước mặn…

+ Được dùng làm sơn lót.

+ Có khả năng chống đỡ với bất kỳ thời tiết nào.

+ Sức bền tốt và dai, có khả năng bám lâu trên mặt tôn.

+ Sơn chóng khô, khi sơn phủ lên bề mặt tôn không còn lỗ trống nào thì nước không ngấm qua được.

Sơn 831 (sơn chống rỉ)

+ Có khả năng đặc biệt là không thấm nước, Có sức đề kháng axit và muối. + Trong sơn có thành phần bột phòng rỉ.

+ Khi sơn khô màng sơn không bị ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết thay đổi.

+ Chịu đựng được sức đập của nước lúc tàu chạy.

+ Không bị bong nứt, nếu như các yêu cầu kỹ thuật tiến hành đảm bảo.

Sơn 826 (sơn chống hà)

+ Là loại sơn hai thành phần.

+Thích hợp với thời tiết và điều kiện bên ngoài, gặp nắng sẽ co lại, gặp mưa sẽ giản ra, nó chịu đựng được thời tiết ẩm ướt và khô ráo.

+ Chịu đựng được sự va đập của sóng gió, cọ sát của vỏ tàu, sơn không bị bong ra, bóng đẹp và bền.

+ Rất chóng khô, rất thích hợp cho việc quét lớn khi tàu nằm đợi thành phần chủ yếu của sơn 826 là Phenonanđehit hỗn hợp với bột sơn.

Sơn Acrylic

Là loại sơn hiên đại

+ Sơn một thành phần, khô vật lý + Không phụ thuộc vào nhiệt độ.

+ Bám dính tốt vào những loại sơn thông thường ( cao su clo hóa, vinyl ) + Tính chất khô tốt

+ Bền với nước, độ ẩm và cơ học tốt.

Sơn Alkyd

Alkyd có thể được coi là những loại dầu được biến tính hóa học + Chúng khô do ôxy hóa

+ Chúng khô nhanh hơn là những loại sơn dầu cổ điển và bền với nước, mài mòn tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mức độ khô và đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. + Có thể pha loãng bởi xăng pha sơn.

+ Có thể bị bong ra khi sơn phủ lên màng sơn Alkyd đã đóng rắn hoàn toàn và bóng

+ Độ bền với hóa chất và dung môi mạnh không cao.

+ Sơn Alkyd thấm ướt tốt lên bề mặt cần sơn và không xử lý bề mặt một cách đặc biệt( dùng bàn chải sắt là đủ )

+ Sơn Alkyd có thể dùng cho những vùng đặc biệt như boong, mớn nước thay đổi và kết cấu thượng tầng cũng như sơn cho động cơ.

+ Dễ sử dụng- không được sơn quá dày.

+ Dùng để sơn lên những vùng trên mặt nước ( phụ thuộc vào loại Alkyd sử dụng).

Sơn Bitum (sơn chống rỉ)

Là loại sơn thông thường. + Khô vật lý.

+ Mức độ khô phụ thuộc nhiều vào thông gió hơn là nhiệt độ. + Hàm lượng chất rắn tương đối cao.

+ Dễ dàng sơn phủ lên lớp sơn này.

+ Không có nguy cơ bị bong giữa các lớp khi sơn lên bề mặt sạch và khô. + Bền với nước và độ ẩm.

+ Thường không dùng hệ sơn khác ( ngoài sơn chống hà ) phủ lên lớp sơn này vì có nguy cơ là nhựa đường thẩm thấu vào lớp sơn mới.

+ Có tính chất thấm ướt bề mặt cần sơn.

+ Không đòi hỏi xử lý bề mặt một cách đặc biệt.

+ Áp dụng như sau: Là sơn chống rỉ dưới nước ( có chứa bột nhôm ) là sơn chống rỉ cho hầm ballast và hầm xích neo…

Sơn cao su clo hóa

+ Sơn một thành phần, khô vật lý. + Khô nhanh.

+ Mức độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là nhiệt độ.

+ Cần có chất pha loãng đặc biệt. Đặc biệt chú ý khi sơn phủ lên hệ sơn khác vì có chứa dung môi nên khả năng bóc lớp sơn cũ ra.

+ Hàm lượng chất rắn tương đối thấp. + Dễ sơn phủ lại.

+ không bị bong giữa các lớp kế tiếp nhau. + Cần có xử lý bề mặt tốt.

+ Rất bền với nước và chịu đựng được nhiều loại hóa chất. + Ít bền với dầu và dung môi bị hòa tan.

Sơn Vinyl

+ Sơn một thành phần, khô vật lý. + Khô nhanh.

+ Độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là vào nhiệt độ. + Cần có dung môi đặc biệt.

+ Đặc biệt chú ý tới khi sơn phủ lên các hệ khác vì có nguy cơ lớp cũ bị bóc ra. + Hàm lượng chất rắn thấp.

+ Rất dễ sơn phủ lại.

+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau. + Cần có xử lý bề mặt tốt, nên thổi sạch. + Độ bền có giới hạn với dầu và dung môi.

+ Nếu trong quá trình sơn bề mặt cần sơn bị ẩm thì màng sơn sẽ bị bong ra (làm giảm độ bám dính ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơn Vinyl – Nhựa đường than đá

+ Dung môi là sự kết hợp giữa dung môi của nhựa và nhựa than đá. + Sơn một thành phần, khô vật lý.

+ Khô nhanh.

+ Mức độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là nhiệt độ. + Đòi hỏi dung môi đặc biệt.

+ Đặc biệt chú ý khi sơn phủ đè lên hệ sơn khác vì có nguy cơ bị bóc ra. + Hàm lượng chất rắn thấp.

+ Dễ sơn phủ lại.

+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau.

+ Cần chuẩn bị bề mặt tốt nhưng không tới mức quá tốt như đối với sơn chỉ có nhựa vinyl nguyên chất. Nên thổi sạch.

+ Bền với nước.

+ Bền với va chạm cơ học. + Bền với dầu thô tốt.

Sơn Polyurethane 2 thành phần

Là sơn hai thành phần gồm sơn gốc và chất rắn ( phần A và B ). + Đóng rắn hóa học.

+ Mức độ đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. + Đòi hỏi dung môi đặc biệt.

+ Đặc biệt chú ý khi sơn phủ đè lên hệ sơn khác vì có nguy cơ lớp cũ bị bóc ra. + Hàm lượng chất rắn thấp.

+ Dễ sơn phủ lại.

+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau. + Đòi hỏi chuẩn bị bề mặt thật tốt ( thổi sạch ). + Bền với thời tiết. Giữ được độ bóng.

+ Bền với va chạm cơ học cực kỳ tốt. + Bền với hóa chất và dung môi. + Không bị ngã màu vàng.

+ Dùng cho những công trình đặc biệt ở những nơi đòi hỏi độ bền màu tốt.

Sơn Epoxy 2 thành phần ( Epoxy nguyên chất )

+Là loại sơn hai thành phần: Phần sơn gốc và chất đóng rắn ( phần A và B ). + Đóng rắn hóa học.

+ Mức độ đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. + Đòi hỏi dung môi đặc biệt.

+ Khi phủ đè lên lớp sơn khác có nguy cơ bóc lớp sơn cũ ra. + Khó được sơn phủ lại vì bám dính giữa các lớp kém.

+ Phải tuân theo thời gian đóng rắn tối thiểu và tối đa đã chỉ ra. + có xu hướng bị phân hóa khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. + Đòi hỏi chuẩn bị bề mặt tốt ( thổi sạch ).

+ Cực kỳ bền với nước, hóa chất, dung môi và dầu.

+ Hàm lượng chất rắn trung bình hoặc cao. Có cả hai loại dung môi. + Dùng như là sơn bảo vệ cho các loại bồn. Có nhiều loại sơn đặc biệt.

Sơn nhựa đường than đá Epoxy hai thành phần

Là một kết hợp giữa nhựa Epoxy, chất đóng rắn và nhựa than đá. + Là loại sơn hai thành phần: Sơn gốc và chất đóng rắn ( A và B). + Đóng rắn hóa học.

+ Mức độ đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. + Cần có dung môi đặc biệt.

+ Về cơ bản không nên dùng loại này sơn phủ lên các loại sơn khác: Sẽ có nguy cơ lớp sơn cũ bóc ra.

+ Thường có hàm lượng chất rắn cao. + Có cả loại không dung môi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Rất khó sơn phủ lại vì có vấn đề về bám dính giữa các lớp. + Phải tuân theo thời gian đóng rắn tối thiểu và tối đa đã quy định.

+ Có độ thấm ướt lên bề mặt thép, tốt hơn là sơn Epoxy nguyên chất, nhưng cần chuẩn bị bề mặt tốt, nên dùng phương pháp thổi hạt.

+ Dùng làm sơn chống rỉ dưới nước, sơn bảo vệ cho bồn ( dầu thô và hầm nước dằn ).

+ Có thể chế tạo loại sơn Epoxy hai thành phần biến tính bằng nhựa hyđro cacbon thay cho nhựa than đá để sơn có nhiều màu sắc, kể cả các màu sáng.

Sơn Epoxy kẽm

+ Sơn hai thành phần: Chất tạo màng và bột kẽm ( phần A và B ).

+ Đóng rắn hóa học bằng cách hút nước từ khí quyển (đóng rắn ẩm). Phải đóng rắn hoàn toàn trước khi sơn phủ.

+ Chỉ có thể áp dụng trên bề mặt thép đã được thổi sạch tới tiêu chuẩn tối thiểu Sa 2.5.

+ Dùng để bảo vệ các bồn chứa dung môi, trên các công trình ngoài khơi và các công trình sắt thép khác. Một loại đặc biệt của sản phẩm này được dùng làm sơn chống rỉ tạm thời(shopprimer).

Sơn Wash primer

+ Là loại sơn đặc biệt cho nhôm và tôn tráng kẽm

+ Sơn hai thành phần: Sơn gốc và chất đóng rắn (phần A và B ) + Mức độ đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.

+ Đòi hỏi dung môi đặc biệt.

+ Phải được sơn ở một chiều dày rất mỏng ( tối đa là 10 micron) trực tiếp lên nhôm, thép mạ hoặc sắt thép đã sơn lót bằng sơn giàu kẽm.

+ Không bao giờ được phủ lên sơn cũ hoặc trên những bề mặt có dầu, mỡ. + Dùng để nâng cao độ bám dính của hệ thống sơn với bề mặt kim loại.

Sơn Mastic

+ Là loại sơn Epoxy biến tính.

+ Chịu đựng được bề mặt chuẩn bị kém: Có thể từ St2 – 3 tới Sa2.5. + Có khả năng thấm sâu.

+ Không có nhựa than đá. + Hàm lượng chất rắn cao. + Sơn dày tới 400 micron/lớp.

Việc chẩn đoán chất lượng sơn như thế nào là công việc rất khó, kể cả những chuyên gia về sơn cũng khó nhận biết được. Bởi vì, khi một loại sơn của hãng được xuất ra ngoài thị trường, thì nó đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm tra khắt khe của chính hãng. Trong thực tế chất lượng của màng sơn tốt hay xấu còn phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật làm sạch, xử lý bề mặt cũng như kỹ thuật sơn…Do đó có thể nói sơn phụ thuộc vào khâu chế tạo và công nghệ sơn.

* Một số yếu tố cơ bản khi đánh giá giá thành

Về giá thành tính kinh tế của hệ thống sơn ta có thể hiểu như sau:

Các chuyên gia về ăn mòn kim loại cũng như các nhà ứng dụng sơn hay người mua hàng đều nhận biết rằng phương pháp tốt nhất để xác định giá thành của sơn là tính toán giá thành trên mỗi mét vuông một năm. Về lý thuyết điều đó có thể dễ dàng tính toán được nhưng trong thực tiễn dần dần người ta ít tính toán theo kiểu đó

Để có cách đánh giá tốt nhất về giá thành thì có nhiều vấn đề cần phải tính toán tới chứ không phải chỉ là giá thành trên một lít của các loại sơn khác nhau là có tính quyết định.

Những điều quan trọng cần phải lưu ý để có được cách đánh giá giá thành tốt nhất có thể làm được là đánh giá những yếu tố sau:

Giá thành vật tư

Điều quan trọng là luôn tính toán giá thành trên mét vuông cho mỗi lớp sơn hay cho cả hệ thống một số lớp của một loại hay một vài loại sơn. Ngoài việc lưu ý tới giá thành một lớp sơn, điều lưu ý trong cách đánh giá này là hàm lượng chất rắn của sơn (yếu tố sẽ quyết định hàm lượng trong một lít sơn bao nhiêu phần sẽ thực sự còn lại trên bề mặt kim loại sau khi sơn đã đóng rắn).

Một loại sơn có hàm lượng chất rắn theo tỉ lệ 50% có nghĩa là khi sử dụng một lít sơn thì sau quá trình đóng rắn sẽ có một nữa lít thực sự còn lại dưới hình thức màng sơn đã đóng rắn nếu chúng ta không tính toán tới sự thất thoát

Sự thất thoát là một yếu tố quan trọng khó có thể tính toán trước được. Lượng thất thoát là lượng sơn không bám vào bề mặt sau khi rời khỏi miệng phun, số lượng này chiếm 20 – 50% của sơn thậm chí lớn hơn. Một yếu tố có tính quyết định khác liên quan đến tỉ lệ thất thoát là kết cấu của bề mặt. Ví dụ đối với kết cấu hàng rào, lang cang thì có thể thất thoát đến 80%, trong khi đối với bề mặt kim loại tấm thì tỉ lệ thất thoát giảm xuống còn 30%

Công thức dùng để tính giá thành trên 1m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý bề mặt sơn

Giá thành trên một lít sơn * chiều dày màng sơn khô (micron) * 10 (100% thất thoát ) * thể tích chất rắn của sơn

Giá thành xử lý bề mặt sơn cũng thường được xem xét tới như là một phần đáng kể của giá thành chi phí. Xử lý bề mặt thường ngang với giá trị của sơn. Chúng ta có thể nói rằng xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả càng cao. Vì thế có thể nhận thấy rằng ngay cả khi giá thành xử lý bề mặt tốn một số tiền lớn thì sẽ mang lại lợi ích trong tương lai và giá thành một mét vuông trên một năm sẽ giảm xuống.

Tiến hành sơn

Giá thành của việc sơn đối với bất kì loại sơn nào đều dựa trên năng suất. Cùng với việc phụ thuộc vào khả năng người thợ thì số mét vuông sơn được một giờ sẽ thay đổi tùy theo các hệ thống sơn khác nhau và các chiều dày khác nhau.

Nói cách khác giá thành sơn phụ thuộc quan trọng vào việc sử dụng phương pháp thi công. Những yếu tố quyết định đến giá thành thi công sơn là khả năng của thiết bị phun cũng như kinh nghiệm người thợ và môi trường, vị trí mà người thợ làm việc.

Các loại sơn khác nhau sẽ có giá thành thi công khác nhau. Sẽ rất dễ dàng thi công sơn có nồng độ đậm đặc cao và sơn ít dung môi ở chiều dày sơn, vì vậy số lớp sơn sẽ giảm đi. Điều này có nghĩa sẽ tiết kiệm được cả tiền và thời gian, mà thời gian cũng là yếu tố quyết định.

Tuổi thọ của hệ thống sơn

Tất cả những gì ta biết được về tuổi thọ của các hệ thống sơn khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào việc sơn đã được chế tạo dựa trên cơ sở công nghệ nào. Nếu hệ sơn là Alkyd thì nói chung nó sẽ không có cùng mức bảo vệ và tuổi thọ dài như một loại sơn Epoxy hai thành phần. Một loại sơn Alkyd có thể mua được với giá trên lít rẻ bằng một nửa loại Epoxy thường là do loại Epoxy có hàm lượng chất rắn thấp hơn vì vậy đã làm giá thành tăng lên.

Hơn nữa điều này đòi hỏi phải sơn thêm nhiều lớp nữa để đạt được chiều dày lớp sơn đã đưa ra tức là lại có nghĩa tăng giá thành một lần nữa.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 34 - 43)